350 câu trắc nghiệm Miễn dịch học
Với hơn 350 câu trắc nghiệm ôn thi Miễn dịch học (có đáp án) được chia sẻ dành cho các bạn sinh viên chuyên ngành Y học tham khảo ôn tập chuẩn bị cho kì thi sắp tới. Bộ đề xoay quanh những kiến thức về sự bảo vệ của cơ thể chống lại các đại phân tử ngoại lai hoặc vi sinh vật xâm nhập và những đáp ứng của cơ thể với chúng; Các tác nhân xâm nhập bao gồm virut, vi khuẩn, đơn bào hoặc các ký sinh trùng lớn hơn.... Ngoài ra, cơ thể có thể sinh ra các đáp ứng miễn dịch chống lại những protein của bản thân Để việc ôn tập trở nên hiệu quả hơn, các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời lần lượt các câu hỏi cũng như so sánh đáp và lời giải chi tiết được đưa ra. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức mình đã ôn tập được nhé!
Chọn hình thức trắc nghiệm (25 câu/20 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Cơ chế bệnh sinh của mày đay chủ yếu là:
A. Dị ứng type I
B. Dị ứng type II
C. Dị ứng type III
D. Dị ứng type IV
-
Câu 2:
Biểu hiện thường thấy của dị ứng thuốc:
A. Loét miệng họng
B. Mày đay – phù Quinke
C. Biều hiện ở da, niêm mạc, ngứa
D. Khó thở
-
Câu 3:
Đặc điểm lâm sàng nào sau đây là điển hình của Mày đay:
A. Có thể ngứa
B. Rất ngứa
C. Phẳng với bề mặt da
D. Bề mặt phù nề
-
Câu 4:
Dị nguyên hàng đầu gặp trong bệnh lý Mày đay là:
A. Các thuốc kháng sinh họ Beta – lactam
B. Các loại ngũ cốc
C. Các loại vitamin
D. Có thể gặp ở bất cứ loại thuốc nào
-
Câu 5:
Cơ chế dị ứng type II:
A. Có sự tham gia của IgE
B. Có sự tham gia của IgM và bổ thể
C. Có sự tham gia của bổ thể
D. Có sự tham gia của TB lympho T
-
Câu 6:
Việc đầu tiên cần phải làm trong xử trí sốc phản vệ:
A. Tiêm TM Solu – Medrol
B. Tiêm TM Dimedrol
C. Ngừng ngay việc đưa dị nguyên vào cơ thể bệnh nhân
D. Cho bệnh nhân nằm tư thế đầu thấp
-
Câu 7:
Đặc điểm của miễn dịch bẩm sinh (MD tự nhiên hay là MD không đặc hiệu):
A. Là MD sẵn có từ khi mới sinh ra, có tính chất di truyền (khác nhau giữa loài này và loài khác, khác nhau giữa các cá thể trong cùng loài)
B. Có khả năng phân biệt cái gì là của mình, cái gì không phải của mình
C. Không để lại trí nhớ nhưng khá ổn định, ít sai sót
D. Tất cả đều đúng
-
Câu 8:
Đặc điểm nào của da đóng vai trò quan trọng hơn cả trong MD bẩm sinh:
A. Da có lớp tế bào sừng (kerarocyte) ngoài cùng luôn đôi mới
B. Da có nhiều lớp té bào, có nhiều loại tế bào có chức năng miễn dịch (đại thực bào, tế bào lympho…..)
C. Da là hàng rào cơ học đầu tiên ngăn cản vi sinh gây bệnh xâm nhập cơ thể
D. Da chứa nhiều acid lactic nên pH toan, vi khuẩn khó tồn tại phát triển
-
Câu 9:
Đặc điểm nào của niêm mạc đóng vai trò chính nhất trong MD bẩm sinh:
A. Niêm mạc có diện tích lớn gấp 200 làn da bao phủ hệ thống hô hấp, tiêu hóa, tiết niệu…
B. Có lớp nhầy (niêm dịch) che phủ ngăn không cho vi sinh vật gây bệnh bám xâm nhập sâu vào cơ thể
C. Niêm mạc có các tuyến tiết dịch để rửa sạch niêm mạc
D. Tất cả đều đúng
-
Câu 10:
Loại tế bào nào đóng vai trò quan trọng nhất trong MD bẩm sinh:
A. Các thực bào
B. Đại thực bào: monocyte, đại thực bào ở hệ thống võng mô.
C. Tiểu thực bào (bạch cầu hạt trung tính)
D. Bạch cầu ái kiềm, tế bào dưỡng bào (Mastocyte)
-
Câu 11:
Chức năng chủ yếu của tế bào diệt tự nhiên (NK):
A. Có thụ thể với Fc của IgG nên tham gia gây độc tế bào phụ thuộc kháng thể ADCC
B. Khi được IL-2 hoat hóa thì NK có khả năng tiêu diệt một số té bào u
C. NK có các hạt chưa perforin, granzym có khả năng diệt tự nhiên các tế bào mang kháng nguyên (tế bào nhiễm virus, tế bào ung thư)
D. Tế bào NK là tế bào lympho dạng to LGL có khả năng diệt tự nhiên tế bào mang kháng nguyên lạ
-
Câu 12:
Hiện tượng thực bào là:
A. Đối tượng bị thực bào sẽ bị phá hủy
B. Được tăng cường khi được opsonin hóa
C. Các sản phẩm tạo ra trong quá trình thực bào nhanh chóng bị loại trừ
D. Được thực hiện bởi các tế bào bắt nguồn từ tủy xương
-
Câu 13:
Số phận của đói tượng bị thực bào:
A. Theo tế bào thực bào di chuyển gây bệnh cho nhiều cơ quan khác
B. Phá hủy tế bào thực bào gây nhiễm cho các tế bào xung quanh
C. Tồn tại lâu dài trong tế bào thực bào
D. Bị tế bào thực bào xử lý và loại trừ ra khỏi cơ thể
-
Câu 14:
Vai trò của phân tử nào đóng vai trò quan trọng nhất trong MD bẩm sinh:
A. Các phân tử liên kết, kết dính: LPS, lectin. manose
B. Protein phản ứng C: CRP
C. Các cytokine
D. Hệ thống bổ thể
-
Câu 15:
Đặc điểm chính nhất của MD thu được:
A. Là miễn dịch thứ phát xẩy ra sau khi cơ thể tiếp xúc với kháng nguyên
B. Do kháng thể đặc hiệu tương ứng với từng kháng nguyên đảm nhiệm
C. Do dòng lympho bào T và B đảm nhiệm
D. Tất cả đều đúng
-
Câu 16:
Kháng nguyên thường gặp trong miễn dịch thu được:
A. Kháng nguyên thực vật
B. Kháng nguyên vi khuẩn,.virus, ký sinh trùng
C. Các thuốc dùng trong phòng vầ chữa bệnh
D. Các hóa chất, độc chất
-
Câu 17:
Kháng thể đặc hiệu nào có giá trị thực tiễn trong phòng bẹnh cho cộng đồng:
A. Kháng thể từ mẹ chuyền sang cho con
B. Chuyền thụ động bằng huyết thanh (Ig) của người khỏi bệnh cho người đang bị bệnh.
C. Chuyền thụ động bằng lympho của người khỏi bệnh cho người đang bị bệnh
D. Kháng thể tạo ra do tiêm chủng vacxin phòng bệnh cho cộng đồng
-
Câu 18:
Bước nào có vai trò quyết định hình thành MD thu được:
A. Kháng nguyên phải được xử lý thành các mảnh peptid nhỏ thẳng
B. Kháng nguyên phải được lympho bà T và B nhận diện
C. Lympho bào T và B phải được hoạt hóa, trở thành các té bào hiệu lực sản xuất kháng thể đặc hiệu
D. Cần có đủ ba bước A,B.C
-
Câu 19:
Miễn dịch thu được do loại tế bào có thẩm quyền MD nào quyết định:
A. Tế bào trình diện kháng nguyên
B. Tế bào thực bào
C. Tế bào lympho T và B được hoạt hóa bới các kháng nguyên trình cho
D. Tế bào Th, Tc, TDTH,,tương bào (plasmacell)
-
Câu 20:
Những mô nào (cơ quan nào) không thuộc cơ quan lympho trung ương:
A. Tuyến ức
B. Túi bursa fabrisius
C. Lách
D. Lách và hạch lympho ngoại vi
-
Câu 21:
Chức năng của tuyến ức:
A. Huấn luyện dòng lympho bào T
B. Diệt chọn lọc các tế bào mang kháng nguyên quen (KN của chính cơ thể)
C. Phân chia biệt hóa dòng lympho T chưa cần có mặt kháng nguyên lạ
D. Phân chia biệt hóa dòng lympho bào T thành các tế bào dưới nhóm của T
-
Câu 22:
Cơ quan lympho ngoại vi đóng vai trò quan trọng nhất trong MD:
A. Hạch lympho (hạch bạch huyết)
B. Mô lympho không có vỏ bọc ở họng, khí phế quản: BALT (vòngWaldeyer)
C. Mô lympho không có vỏ bọc ở ruột: GALT
D. Mảng Peyer, hạch mạc treo
-
Câu 23:
Nêu các loại dị nguyên chính:
A. Nội sinh và ngoại sinh
B. Dị nguyên nội sinh, ngoại sinh và tự dị nguyên
C. Dị nguyên hoàn toàn và không hoàn toàn
D. Dị nguyên nhiễm trùng và không nhiễm trùng
-
Câu 24:
Đặc điểm chính về cấu tạo giải phẫu hạch lympho trong MD:
A. Phân chia thành vùng vỏ và vùng tủy có chức năng riêng
B. Có hệ thống bạch huyết vào ở bờ cong hạch và ra ở rốn hạch
C. Có hệ thống động, tĩnh mạch vào ra ở rốn hạch
D. Đường bạch huyết ra và tĩnh mạch ra từ rốn hạch trước lại là đường bạch huyết vào , đường tuần hoàn vào tại bờ cong của hạch sau -> Phản ứng MD lan rộng
-
Câu 25:
Đặc điểm chính của lympho bào T trong MD:
A. Có thụ thể tự nhiên với hồng cầu cừu
B. Cư trú ở vùng phụ thuộc tuyến ức của mô lympho ngoại vi.
C. Không có sTg bề mặt
D. Chuyển dạng non thành các tế bào có hiệu lực khi nuôi cấy với kháng nguyên