350 câu trắc nghiệm Miễn dịch học
Với hơn 350 câu trắc nghiệm ôn thi Miễn dịch học (có đáp án) được chia sẻ dành cho các bạn sinh viên chuyên ngành Y học tham khảo ôn tập chuẩn bị cho kì thi sắp tới. Bộ đề xoay quanh những kiến thức về sự bảo vệ của cơ thể chống lại các đại phân tử ngoại lai hoặc vi sinh vật xâm nhập và những đáp ứng của cơ thể với chúng; Các tác nhân xâm nhập bao gồm virut, vi khuẩn, đơn bào hoặc các ký sinh trùng lớn hơn.... Ngoài ra, cơ thể có thể sinh ra các đáp ứng miễn dịch chống lại những protein của bản thân Để việc ôn tập trở nên hiệu quả hơn, các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời lần lượt các câu hỏi cũng như so sánh đáp và lời giải chi tiết được đưa ra. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức mình đã ôn tập được nhé!
Chọn hình thức trắc nghiệm (25 câu/20 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Bản chất của phản ứng kháng nguyên kết hợp với kháng thể (KN-KT):
A. Là sự kết hợp giữa KN và KT
B. Là sự kết hợp giũa epitop KN và paratop tương ứng của KT
C. Là sự kết hợp giữa nhóm quyết định của KN và nhóm quyết định của KT
D. Là một phản ứng thuận nghịch: KN+KT -> KN-KT
-
Câu 2:
Kỹ thuật có độ nhạy và độ chính xác nhất in vitro hiên nay là:
A. Kỹ thuật tủa MD:Ouchterlony,Manciny, điện di MD
B. Phản ứng ngưng kết MD: ngưng kết trực tiếp (chủ động), ngưng kết gián tiếp (thụ động)
C. Đo độ đục
D. Miễn dịch đánh dấu: Đánh dấu bằng huỳnh quang, đánh dấu phóng xạ, đánh dấu bằng enzyme
-
Câu 3:
Phương thức MD bẩm sinh chính chống lại vi sinh vật ngoại bào:
A. Da, niêm mạc
B. Thực bào: tiểu thực bào, đại thực bào
C. Bổ thể,.cytokine. (interferon)
D. Cả A, B, C
-
Câu 4:
Phương thức đáp ứng có hiệu quả hơn cả chống vi sinh vật nội bào:
A. MD qua trung gian tế bào
B. MD bẩm sinh
C. MD thể dịch
D. MD chủ động do tiêm chủng
-
Câu 5:
Tế bào hoặc phân tử có vai trò chính chống virus:
A. Da, niêm mạc ngăn virus xâm nhập vào cơ thể
B. Tế bào diệt tự nhiên NK
C. C.Interferon
D. Tế bào lympho gây độc: TCL
-
Câu 6:
Kháng thể chính tham gia trong quá mẫn typ I:
A. IgG
B. IgM
C. IgE
D. IgA
-
Câu 7:
Tế bào đóng vai trò chính trong quá mẫn typ I:
A. Bạch cầu ái kiềm
B. Bạch cầu ái toan
C. Dưỡng bào (mastocyte)
D. Bạch cầu ái kiềm và dưỡng bào
-
Câu 8:
Hoạt chất sinh học đóng vai trò chính trong quá mẫn typ I:
A. Histamin, serotonin
B. ECF (hóa hướng động BCái toan), PAF (yếu tố hoạt hóa tiểu cầu)
C. Prostaglandin, leucotrien, thrombosan
D. Phối hợp tất cả các chất trên
-
Câu 9:
Đặc điểm bệnh Atopi (dị ứng):
A. Chỉ xẩy ra ở người, có tính di truyền
B. Rất đa dạng, xẩy ra ở tất cả các mô, chủ yếu ở da và niêm mạc, phù, ngứa
C. Xuất hiện bất ngờ thoái lui nhanh, từng đợt, tái đi tái lại
D. Cả 3 đặc điểm A, B, C
-
Câu 10:
Bệnh trầm trọng của quá mẫn typ II:
A. Sốc do truyền nhầm nhóm máu
B. Vàng da tan máu do bất đồng yếu tố Rh
C. Tan máu do bất đồng các nhóm máu Kell, Duffy
D. Bệnh tan máu do cơ chế tự miễn
-
Câu 11:
Cơ chế quá mẫn typ III:
A. Lắng đọng phức hợp MD (KN-KT)
B. Các mảnh C3a, C5a giải phóng ra khi bổ thể được phức hợp MD hoạt hóa
C. Phức hợp MD hoạt hóa hệ thống đông máu.hệ thống kinin
D. Hình thành phản ứng viêm do phức hợp MD lắng đọng
-
Câu 12:
Bệnh thường gặp trong quá mẫn typ III:
A. Bệnh viêm cầu thận nhiễm khuẩn
B. Bệnh viêm đa khớp dạng thấp
C. Bệnh lupus.ban đỏ hệ thống
D. Thường gặp bệnh viêm cầu thận nhiễm khuẩn và viêm đa khớp
-
Câu 13:
Vấn đề hiện đang gây khó khăn cho Y học do quá mẫn typ IV:
A. Viêm lao
B. Viêm da dotiếp xúc
C. Thải loại mảnh ghép dị gen
D. U hạt trong bệnh phong
-
Câu 14:
Bệnh lý thường gặp ở trẻ bị thiểu năng MD dòng T đơn thuần:
A. Hội chứng Di George: Giẩm sản tuyến ức trong thời kỳ phôi
B. Các bệnh xẩy ra ngay sau khi sinh, tiên lượng xấu
C. Bị các bệnh do vi sinh vật gây bệnh hoạt động nội bào : lao. Phong, virus
D. Thường bị các bệnh A,C
-
Câu 15:
Bệnh có tính gây lo ngại cho cộng đồng do thiểu năng MD thứ phát:
A. Nhiễm HIV/AIDS
B. Nhiễm lao, virus
C. Suy đinh dưỡng protein-năng lượng sau các bệnh truyền nhiễm
D. Bệnh sau khi nhiễm hóa chát, phóng xạ
-
Câu 16:
Giai đoạn chính đẻ lây nhiễm của HIV khi xâm nhập cơ thể bị nhiễm:
A. RNA của HIV sao chép ngược
B. Ken vào DNA của tế bào chủ, nhân lên, tổng hợp protein HIV
C. Ly giải tế bào chủ ra ngoài gây nhiễm các tế bào lành khác
D. Các giai đoạn A, B, C đều quan trọng
-
Câu 17:
Cơ chế gây suy giảm MD khi bị nhiễm HIV:
A. Nhiều tế bào TCD4 (Th) bị diệt hoặc bị ức chế
B. Tế bào TCD4 mất chức năng
C. Tế bào TCD4 giảm chức năng hỗ trợ các tế bào MD khác: B, đại thực bào, Tc, NK…
D. Do phản ứng chéo giữa KT chống gp120 và IL-2, giữa KT chống gp 41 và MHC lớp II.
-
Câu 18:
Đặc điểm dòng lympho T trong hội chứng Di George:
A. Số lượng lympho T ở máu giảm
B. Số lượng lympho T ở hạch lympho giảm
C. Số lượng lympho T ở lách giảm
D. GIảm cả số lượng và chức năng lympho T
-
Câu 19:
Cơ chế giảm số lượng TCD4 trong bệnh HIV/AIDS:
A. TCD4 bị ly giải do HIV sinh sôi trong tế bào
B. TCD4 bị ly giải do màng tế bào tăng thấm
C. Hính thành các hợp bào giũa tế bào bị nhiễm và tế bào lành
D. TCD4 bị ly giải do cơ chế tự miễn
-
Câu 20:
Điểm giống nhau chính giữa bệnh tự miễn cơ quan và bệnh tự miễn hệ thống;
A. Đa số KT là Ig, thường là IgM,IgG
B. Tỷ lệ nữ bị bệnh nhiều hơn nam
C. Có liên quan đén MHC
D. Tất cả đều đúng
-
Câu 21:
Điểm khác nhau chính giữa bệnh tự miễn cơ quan và bệnh tự miễn hệ thống:
A. Nồng độ kháng nguyên
B. Mô tổn thương khác nhau
C. Bị ung thư ở các cơ quan khác nhau
D. Ở cả các điểm A,B,C
-
Câu 22:
Bệnh tự miễn cơ quan được phát hiện sơm nhất:
A. Bệnh tan máu tự miễn
B. Bệnh đái tháo đường tự miễn
C. Bệnh viêm tuyến giáp Hashimoto
D. Ba bệnh phát hiện cùng thời gian
-
Câu 23:
Cách phòng bệnh tốt nhất của bệnh tan máu do bất đồng Rh giữa mẹ và con:
A. Tiêm KT chống Rh cho mẹ sau khi đẻ con lần thứ nhất
B. Thay máu cho trẻ sơ sinh
C. Tiêm nhiều lần hồng cầu Rh(+) cho mẹ
D. Dùng thuốc ức chế MD
-
Câu 24:
Bệnh tự miễn hệ thống thường gặp trong lâm sàng:
A. Bệnh lupus ban đỏ hệ thống
B. Bệnh xơ cứng bì hệ thống
C. Bệnh viêm đa khớp
D. Chỉ thường gặp bệnh viêm đa khớp
-
Câu 25:
Sốc phản vệ có đặc điểm gì?
A. Xảy ra bất cứ lúc nào, hoàn cảnh nào
B. Cần phải được can thiệp cấp cứu ngay
C. Thường xẩy ra ở người có tiền sử dị ứng
D. Tất cả đều đúng