350 câu trắc nghiệm Miễn dịch học
Với hơn 350 câu trắc nghiệm ôn thi Miễn dịch học (có đáp án) được chia sẻ dành cho các bạn sinh viên chuyên ngành Y học tham khảo ôn tập chuẩn bị cho kì thi sắp tới. Bộ đề xoay quanh những kiến thức về sự bảo vệ của cơ thể chống lại các đại phân tử ngoại lai hoặc vi sinh vật xâm nhập và những đáp ứng của cơ thể với chúng; Các tác nhân xâm nhập bao gồm virut, vi khuẩn, đơn bào hoặc các ký sinh trùng lớn hơn.... Ngoài ra, cơ thể có thể sinh ra các đáp ứng miễn dịch chống lại những protein của bản thân Để việc ôn tập trở nên hiệu quả hơn, các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời lần lượt các câu hỏi cũng như so sánh đáp và lời giải chi tiết được đưa ra. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức mình đã ôn tập được nhé!
Chọn hình thức trắc nghiệm (25 câu/20 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Biểu hiện “quá mẫn” trong một đáp ứng miễn dịch qua trung gian tế bào kiểu quá mẫn muộn:
A. là kết quả của phản ứng giữa kháng thể với kháng nguyên
B. là kết quả của một phản ứng viêm do lymphokin kích thích gây ra
C. là kết quả của tương tác trực tiếp giữa lymphokin với kháng nguyên
D. là do kháng thể IgE gây ra
-
Câu 2:
Những tế bào nào trong các tế bào dưới đây tham gia trực tiếp trong các cơ chế đáp ứng miễn dịch không đặc hiệu:
A. lympho bào T
B. lympho bào B
C. bạch cầu đa nhân trung tính
D. tế bào plasma
-
Câu 3:
Tế bào quan trọng nhất tiết các hoá chất trung gian gây ra phản ứng quá mẫn typ I là:
A. Đại thực bào
B. Bạch cầu hạt trung tính
C. Dưỡng bào
D. Lymphô B
-
Câu 4:
Tế bào quan trọng nhất tiết các enzym gây ra phản ứng quá mẫn typ III là:
A. Đại thực bào
B. Bạch cầu hạt trung tính
C. Dưỡng bào
D. Lymphô B
-
Câu 5:
Bổ thể có khả năng:
A. kết hợp đặc hiệu với kháng nguyên
B. gắn với kháng thể ngay cả khi kháng thể ở dạng tự do lưu hành trong huyết thanh
C. gắn với kháng thể khi kháng thể đã kết hợp với kháng nguyên
D. gắn với kháng thể và làm tăng khả năng kết hợp kháng nguyên của kháng thể đo
-
Câu 6:
Những tế bào nào sau đây sản xuất bổ thể:
A. đại thực bào
B. tế bào mast
C. tế bào plasma
D. tế bào gan
-
Câu 7:
Tế bào quan trọng nhất gây ra phản ứng quá mẫn typ IV là:
A. Đại thực bào
B. Bạch cầu hạt trung tính
C. Dưỡng bào
D. Lymphô T
-
Câu 8:
Bổ thể có khả năng làm tan tế bào đích (là tế bào mà bổ thể gắn lên):
A. song nhất thiết phải có sự tham gia của kháng thể chống tế bào đích
B. ngay cả khi không có sự tham gia của kháng thể chống tế bào đích
C. song nhất thiết phải có sự hỗ trợ của tế bào làm nhiệm vụ thực bào
D. song nhất thiết phải có sự hợp tác của các lympho bào T
-
Câu 9:
Những tế bào nào trong các tế bào sau đây có khả năng thực bào:
A. lympho bào T
B. bạch cầu đa nhân trung tính
C. tế bào mast
D. tế bào plasma
-
Câu 10:
Hoạt tính của bổ thể có đặc điểm:
A. không có tính đặc hiệu loài nhưng có tính đặc hiệu với kháng nguyên
B. không có tính đặc hiệu với kháng nguyên nhưng có tính đặc hiệu loài
C. không có tính đặc hiệu với kháng nguyên cũng như không có tính đặc hiệu loài
D. mang tính đặc hiệu với kháng nguyên và đặc hiệu loài
-
Câu 11:
Thuốc chọn lựa đầu tiên trong xử trí sốc phản vệ là:
A. Corticoid
B. Kháng histamin
C. Adrenalin
D. Thuốc giãn phế quản
-
Câu 12:
Sự opsonin hoá trong hiện tượng thực bào:
A. làm tăng khả năng giết của tế bào thực bào
B. làm tăng khả năng thâu tóm vật lạ của tế bào thực bào
C. làm tăng khả năng tiêu vật lạ của tế bào thực bào
D. lựa chọn A và B
-
Câu 13:
Trong các ống nghiệm sau đây, ống nghiệm nào có thể xảy ra hiện tượng tan tế bào hồng cầu:
A. ống nghiệm có hồng cầu cừu, huyết thanh người bình thường và huyết thanh thỏ bình thường
B. ống nghiệm có hồng cầu cừu, huyết thanh thỏ mẫn cảm với hồng cầu cừu
C. ống nghiệm có hồng cầu cừu, huyết thanh người bình thường và huyết thanh thỏ mẫn cảm với hồng cầu cừu
D. ống nghiệm có hồng cầu cừu, huyết thanh người bình thường và huyết thanh chuột lang
-
Câu 14:
Tiêm hoặc cho uống vacxin nhắc lại là nhằm mục đích:
A. dự phòng trường hợp lần tiêm hoặc cho uống vacxin trước đó thất bại
B. gây miễn dịch lại, vì việc gây miễn dịch trong lần tiêm hoặc cho uống vacxin trước đó không còn hiệu lực
C. tạo ra đáp ứng miễn dịch lần 2
D. lựa chọn A và C
-
Câu 15:
Các tế bào làm nhiệm vụ thực bào:
A. không tham gia trực tiếp vào đáp ứng miễn dịch đặc hiệu, vì hiện tượng thực bào là một cơ chế miễn dịch không đặc hiệu
B. có thể tham gia trực tiếp vào đáp ứng miễn dịch tế bào đặc hiệu kiểu quá mẫn muộn
C. có thể tham gia trực tiếp vào đáp ứng miễn dịch tế bào đặc hiệu kiểu gây độc tế bào
D. lựa chọn B và C
-
Câu 16:
Trong quá trình hoạt hoá bổ thể:
A. nhất thiết phải có sự kết hợp của kháng nguyên với kháng thể đặc hiệu
B. có thể không cần đến sự kết hợp của kháng nguyên với kháng thể đặc hiệu
C. nhất thiết phải có sự tham gia của kháng thể
D. tất cả các thành phần bổ thể đều được hoạt hoa
-
Câu 17:
Các cơ chế đáp ứng miễn dịch không đặc hiệu và đặc hiệu:
A. hoạt động hoàn toàn độc lập với nhau
B. hoạt động mang tính cạnh tranh với nhau, trong đó các cơ chế đáp ứng miễn dịch đặc hiệu khi đã hình thành sẽ ức chế các cơ chế không đặc hiệu
C. hoạt động mang tính hợp tác với nhau
D. hoạt động theo trật tự nhất định, trong đó các cơ chế không đặc hiệu phát huy tác dụng trước, sau đó mất hoàn toàn hiệu lực, nhường chỗ cho các cơ chế đặc hiệu
-
Câu 18:
Vai trò của bổ thể trong đáp ứng miễn dịch thể hiện ở chỗ:
A. bổ thể có khả năng gây tan tế bào đích (là tế bào mà bổ thể gắn lên)
B. bổ thể có thể làm tăng khả năng thâu tóm vật lạ của các tế bào đại thực bào, vì bổ thể có thể gắn lên bề mặt tế bào đại thực bào
C. một số thành phần bổ thể có tác dụng phản vệ
D. Tất cả đều đúng
-
Câu 19:
Đáp ứng tạo kháng thể và hiện tượng thực bào:
A. hoạt động cạnh tranh với nhau trên cùng một đối tượng, trong đó hiện tượng nào xuất hiện trước có tác dụng ngăn cản hiện tượng kia
B. hoạt động một cách hợp tác với nhau
C. hoạt động một cách độc lập với nhau
D. chỉ hoạt động một cách hợp tác với nhau khi có sự hỗ trợ của lympho bào T
-
Câu 20:
Sự hợp tác giữa lympho bào B và lympho bào T trong đáp ứng miễn dịch:
A. thể hiện ở chỗ các kháng thể sau khi sản xuất ra có khả năng hoạt hoá một số lympho bào T để các tế bào này tham gia vào đáp ứng miễn dịch B. thể hiện ở chỗ một số lympho bào T có khả năng hỗ trợ lympho bào
B. biệt hoá thành tế bào sản xuất kháng thể
C. nhất thiết phải có sự tham gia của các tế bào đại thực bào
D. nhất thiết phải thông qua tác động trung gian của bổ thê
-
Câu 21:
Sự hợp tác giữa tế bào đại thực bào và lympho bào T:
A. chỉ diễn ra trong trường hợp tế bào đại thực bào là tế bào trình diện kháng nguyên
B. diễn ra theo một chiều, trong đó đại thực bào có khả năng thúc đẩy hoạt động chức năng của lympho bào T
C. diễn ra theo một chiều, trong đó lympho bào T có khả năng thúc đẩy hoạt động chức năng của đại thực bào
D. có thể diễn ra theo hai chiều, trong đó hoạt động chức năng của loại tế bào này có khả năng thúc đẩy hoạt động chức năng của loại tế bào kia và ngược lại
-
Câu 22:
Lympho bào T hỗ trợ có các dấu ấn bề mặt nào:
A. CD3
B. CD4
C. CD2
D. Tất cả đều đúng
-
Câu 23:
Dấu ấn CD4 trên bề mặt lympho bào T người có chức năng:
A. là thụ thể giành cho Fc của phân tử kháng thể
B. là thụ thể giành cho hồng cầu cừu
C. tương tác với kháng nguyên hoà hợp tổ chức lớp I trong quá trình nhận diện kháng nguyên
D. tương tác với kháng nguyên hoà hợp tổ chức lớp II trong quá trình nhận diện kháng nguyên
-
Câu 24:
Dấu ấn CD8 trên bề mặt lympho bào T người có chức năng:
A. là thụ thể giành cho kháng nguyên
B. thụ thể giành cho Fc của phân tử kháng thể
C. là thụ thể giành cho hồng cầu cừu
D. tương tác với kháng nguyên hoà hợp tổ chức lớp I trong quá trình nhận diện kháng nguyên
-
Câu 25:
Kháng nguyên có thể kích thích lympho bào B biệt hoá thành tế bào plasma:
A. chỉ khi có sự hỗ trợ của lympho bào TH
B. chỉ khi kháng nguyên đã được xử lý bởi một tế bào trình diện kháng nguyên khác
C. ngay cả khi kháng nguyên chưa được xử lý bởi tế bào trình diện kháng nguyên
D. Tất cả đều đúng