350 câu trắc nghiệm Miễn dịch học
Với hơn 350 câu trắc nghiệm ôn thi Miễn dịch học (có đáp án) được chia sẻ dành cho các bạn sinh viên chuyên ngành Y học tham khảo ôn tập chuẩn bị cho kì thi sắp tới. Bộ đề xoay quanh những kiến thức về sự bảo vệ của cơ thể chống lại các đại phân tử ngoại lai hoặc vi sinh vật xâm nhập và những đáp ứng của cơ thể với chúng; Các tác nhân xâm nhập bao gồm virut, vi khuẩn, đơn bào hoặc các ký sinh trùng lớn hơn.... Ngoài ra, cơ thể có thể sinh ra các đáp ứng miễn dịch chống lại những protein của bản thân Để việc ôn tập trở nên hiệu quả hơn, các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời lần lượt các câu hỏi cũng như so sánh đáp và lời giải chi tiết được đưa ra. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức mình đã ôn tập được nhé!
Chọn hình thức trắc nghiệm (25 câu/20 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Số lượng chuỗi nặng trong một phân tử kháng thể là:
A. 2 chuỗi
B. 3 chuỗi
C. 4 chuỗi
D. 5 chuỗi
-
Câu 2:
Số lượng chuỗi nhẹ trong một phân tử kháng thể là:
A. 2 chuỗi
B. 3 chuỗi
C. 4 chuỗi
D. 5 chuỗi
-
Câu 3:
Trong phân tử kháng thể, chuỗi nặng này nối với chuỗi nặng kia bằng:
A. cầu nỗi disulfua
B. lưc liên kết tĩnh điện Coulomb
C. lực liên kết hydro
D. lực liên phân tử van der Waals
-
Câu 4:
Trong phân tử kháng thể , chuỗi nặng nối nhẹ bằng:
A. cầu nỗi disulfua
B. lưc liên kết tĩnh điện Coulomb
C. lực liên kết hydro
D. lực liên phân tử van der Waals
-
Câu 5:
Vị trí kháng thể gắn với kháng nguyên nằm tại:
A. vùng CH1
B. vùng CH2
C. vùng CH3
D. mãnh Fab
-
Câu 6:
Trên IgG, vị trí cố định bổ thể nằm tại:
A. vùng CH1
B. vùng CH2
C. vùng CH3
D. mãnh Fc
-
Câu 7:
Kháng thể có thêm vùng CH4 thuộc lớp:
A. IgG
B. IgG và IgA
C. IgG và IgM
D. IgM và IgE
-
Câu 8:
Xử lý phân tử kháng thể bằng mercaptoethanol có thể:
A. tạo ra hai mãnh Fab và một mãnh Fc
B. tạo ra một mãnh F(ab/ )2 và một mãnh Fc
C. tách được thành bốn chuỗi polypeptid riêng
D. tách được cặp hai chuỗi nặng riêng và cặp hai chuỗi nhẹ riêng
-
Câu 9:
Xử lý phân tử kháng thể bằng enzym papain có thể:
A. tạo ra hai mãnh Fab và một mãnh Fc
B. tạo ra một mãnh F(ab/ )2 và một mãnh Fc/
C. tách được thành bốn chuỗi polypeptid riêng
D. tách được cặp hai chuỗi nặng riêng và cặp hai chuỗi nhẹ riêng
-
Câu 10:
Xử lý phân tử kháng thể băng enzym pepsin có thể:
A. tạo ra hai mãnh Fab và một mãnh Fc
B. tạo ra một mãnh F(ab/ )2 và một mãnh Fc
C. tách được thành bốn chuỗi polypeptid riêng
D. tách được cặp hai chuỗi nặng riêng và cặp hai chuỗi nhẹ riêng
-
Câu 11:
Một phân tử kháng thể nguyên vẹn có:
A. hoá trị 1
B. hoá trị 2
C. hoá trị 4
D. hoá trị 8
-
Câu 12:
Mãnh Fab có:
A. hoá trị 1
B. hoá trị 2
C. hoá trị 4
D. hoá trị 8
-
Câu 13:
Kháng thể chống hồng cầu cừu có thể gây tan hồng cầu cừu khi:
A. không cần sự tham gia của bổ thể
B. có sự tham gia của bổ thể; bổ thể trực tiếp gây tan hồng cầu cừu
C. có sự tham gia của bổ thể; kháng thể trực tiếp gây tan hồng cầu cừu
D. có sự hỗ trợ của yếu tố hỗ trợ do lympho bào T sản xuất ra
-
Câu 14:
Khi kháng nguyên hữu hình kết hợp với kháng thể đặc hiệu, có thể xảy ra hiện tượng:
A. kết tủa
B. khuếch tán
C. kết dính
D. ngưng kết
-
Câu 15:
Mãnh F(ab/ )2 có:
A. hoá trị 1
B. hoá trị 2
C. hoá trị 4
D. hoá trị 8
-
Câu 16:
IgA tiết (sIgA) có:
A. hoá trị 1
B. hoá trị 2
C. hoá trị 4
D. hoá trị 8
-
Câu 17:
Trong đáp ứng tạo kháng thể lần 1 đối với một kháng nguyên, kháng thể được hình thành chủ yếu thuộc lớp:
A. IgG
B. IgM
C. IgA
D. IgE
-
Câu 18:
Trong đáp ứng tạo kháng thể lần 2 đối với một kháng nguyên, kháng thể được hình thành chủ yếu thuộc lớp:
A. IgG
B. IgM
C. IgA
D. IgE
-
Câu 19:
Kháng thể từ cơ thể mẹ chuyển qua màng rau thai vào cơ thể thai nhi tạo ra trạng thái miễn dịch gì ở cơ thể thai nhi và trẻ sơ sinh sau đó:
A. miễn dịch vay mượn
B. miễn dịch chủ động
C. miễn dịch thụ động
D. miễn dịch thu được
-
Câu 20:
Kháng thể đơn clôn là:
A. kháng thể do một clôn tế bào sản xuất ra, có khả năng kết hợp với nhiều kháng nguyên khác nhau
B. kháng thể do nhiều clôn tế bào sản xuất ra, có khả năng kết hợp với cùng một kháng nguyên nào đó
C. kháng thể đặc hiệu với một quyết định kháng nguyên nào đó
D. Tất cả đều đúng
-
Câu 21:
IgM pentame có:
A. hoá trị 1
B. hoá trị 2
C. hoá trị 4
D. hoá trị 10
-
Câu 22:
So với đáp ứng tạo kháng thể lần 1, đáp ứng tạo kháng thể lần 2 (đối với cùng một kháng nguyên) có:
A. cường độ như nhau, thời gian tồn tại dài hơn
B. thời gian tiềm tàng như nhau, thời gian tồn tại và cường độ lớn hơn
C. kháng thể chủ yếu thuộc lớp IgG
D. kháng thể chủ yếu thuộc lớp IgM
-
Câu 23:
Hai phân tử kháng thể IgG đặc hiệu với cùng một quyết định kháng nguyên, lấy từ hai cơ thể khác gien cùng loài:
A. giống nhau hoàn toàn về cấu trúc phân tử
B. giống nhau về cấu trúc chuỗi nặng
C. giống nhau về cấu trúc chuỗi nhẹ
D. giống nhau về vị trí gắn kháng nguyên
-
Câu 24:
Kháng thể thuộc lớp nào có thể từ cơ thể mẹ đi qua được màng rau thai vào cơ thể thai nhi:
A. IgG
B. IgM
C. IgA
D. IgE
-
Câu 25:
Kháng thể thuộc lớp nào có khả năng gây phản ứng ngưng kết mạnh nhất:
A. IgG
B. IgM
C. IgA
D. IgE