350 câu trắc nghiệm Miễn dịch học
Với hơn 350 câu trắc nghiệm ôn thi Miễn dịch học (có đáp án) được chia sẻ dành cho các bạn sinh viên chuyên ngành Y học tham khảo ôn tập chuẩn bị cho kì thi sắp tới. Bộ đề xoay quanh những kiến thức về sự bảo vệ của cơ thể chống lại các đại phân tử ngoại lai hoặc vi sinh vật xâm nhập và những đáp ứng của cơ thể với chúng; Các tác nhân xâm nhập bao gồm virut, vi khuẩn, đơn bào hoặc các ký sinh trùng lớn hơn.... Ngoài ra, cơ thể có thể sinh ra các đáp ứng miễn dịch chống lại những protein của bản thân Để việc ôn tập trở nên hiệu quả hơn, các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời lần lượt các câu hỏi cũng như so sánh đáp và lời giải chi tiết được đưa ra. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức mình đã ôn tập được nhé!
Chọn hình thức trắc nghiệm (25 câu/20 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Phản ứng quá mẫn gây ra bệnh thiếu máu tan huyết ở trẻ sơ sinh thuộc:
A. Typ I: Quá mẫn kiểu phản vệ
B. Typ II: Quá mẫn độc tế bào
C. Typ III: Quá mẫn do phức hợp miễn dịch
D. Typ IV: Quá mẫn trung gian tế bào
-
Câu 2:
Trong hen phế quản dị ứng, chất gây co cơ trơn phế quản mạnh nhất là:
A. Histamin
B. Serotonin
C. Leucotrien B4
D. Leucotrien C4, D4, E4
-
Câu 3:
Hình thức đáp ứng miễn dịch qua trung gian tế bào kiểu quá mẫn muộn có vai trò bảo vệ cơ thể trong trường hợp nào dưới đây:
A. nhiễm vi khuẩn ly
B. nhiễm vi khuẩn lao
C. nhiễm virut
D. Tất cả đều đúng
-
Câu 4:
Test tuberculin được tiến hành nhằm mục đích:
A. chẩn đoán xác định một bệnh nhân có nhiễm vi khuẩn lao hay không
B. xác định xem bệnh nhân có kháng thể chống vi khuẩn lao trong huyết thanh hay không
C. xác định khả năng đáp ứng miễn dịch tế bào và tình trạng mẫn cảm với vi khuẩn lao của bệnh nhân
D. chẩn đoán xác định một bệnh nhân có mắc bệnh lao hay không
-
Câu 5:
Kết quả test tuberculin dương tính chứng tỏ rằng:
A. bệnh nhân đã hoặc đang bị mắc bệnh lao
B. bệnh nhân đang mang vi khuẩn lao
C. bệnh nhân đã mẫn cảm với vi khuẩn lao
D. bệnh nhân chưa sử dụng thuốc chống lao bao giơ
-
Câu 6:
Kháng nguyên PPD được sử dụng trong test tuberculin có bản chất là:
A. vi khuẩn lao sống
B. vi khuẩn lao sống đã làm giảm độc lực
C. vi khuẩn lao chết
D. protein có nguồn gốc từ vi khuẩn lao
-
Câu 7:
Cơ chế gây độc tế bào đích trong đáp ứng miễn dịch tế bào kiểu gây độc tế bào:
A. không có sự tham gia của bổ thể, vì bổ thể là một cơ chế miễn dịch không đặc hiệu, trong khi đó đáp ứng miễn dịch tế bào kiểu gây độc tế bào là một cơ chế miễn dịch đặc hiệu
B. không có sự tham gia của bổ thể, vì không có sự tham gia của kháng thể đặc hiệu, do đó không có hiện tượng cố định bổ thể
C. có sự tham gia của bổ thể, trong đó bổ thể có tác dụng gây độc tế bào đích
D. có sự tham gia của bổ thể, trong đó bổ thể không có tác dụng gây độc tế bào đích, mà tác dụng này do lympho bào Tc thực hiện
-
Câu 8:
Khi tiến hành test tuberculin, người ta:
A. đưa kháng nguyên PPD vào cơ thể bằng đường tiêm dưới da
B. đưa kháng nguyên PPD vào cơ thể bằng đường tiêm tĩnh mạch
C. đưa kháng nguyên PPD vào cơ thể bằng đường tiêm trong da
D. đưa kháng nguyên PPD vào cơ thể bằng đường uống
-
Câu 9:
Trong một đáp ứng miễn dịch tế bào kiểu gây độc tế bào:
A. không cần có quá trình nhận diện quyết kháng nguyên trên bề mặt tế bào đích; lympho bào Tc có khả năng gây độc trực tiếp tế bào đích
B. lympho bào Tc nhận diện quyết định kháng nguyên trên bề mặt tế bào đích trong sự giới hạn của kháng nguyên hoà hợp tổ chức lớp I
C. lympho bào Tc nhận diện quyết định kháng nguyên trên bề mặt tế bào đích trong sự giới hạn của kháng nguyên hoà hợp tổ chức lớp II và với sự hỗ trợ của kháng thể đặc hiệu với quyết định kháng nguyên
D. Tất cả đều đúng
-
Câu 10:
Quá trình nhận diện quyết định kháng nguyên của lympho bào T trong đáp ứng miễn dịch tế bào kiểu quá mẫn muộn:
A. mang tính đặc hiệu kháng nguyên, nhưng không mang tính đặc hiệu loài
B. mang tính đặc hiệu loài, nhưng không mang tính đặc hiệu kháng nguyên
C. vừa có tính đặc hiệu loài, vừa có tính đặc hiệu kháng nguyên
D. cần có sự tham gia của kháng thê
-
Câu 11:
Trong thí nghiệm của Landsteiner - Chase và Lurie về đáp ứng miễn dịch trong bệnh lao:
A. kháng thể chống vi khuẩn lao không có khả năng bảo vệ cơ thể thoát khỏi bệnh lao nhưng có tác dụng ức chế vi khuẩn lao làm cho vi khuẩn lao không nhân lên được
B. kháng thể chống vi khuẩn lao chỉ có tác dụng bảo vệ cơ thể thoát khỏi bệnh lao khi có sự hợp tác của các tế bào đại thực bào
C. tất cả các tế bào lách, hạch ở chuột đã mẫn cảm với vi khuẩn lao có khả năng tiêu diệt trực tiếp vi khuẩn lao, nhờ đó có thể bảo vệ cơ thể thoát khỏi bệnh lao
D. tế bào đại thực bào tăng khả năng ức chế và diệt vi khuẩn lao khi có sự hỗ trợ của các lympho bào T
-
Câu 12:
Trong đáp ứng miễn dịch qua trung gian tế bào kiểu quá mẫn muộn:
A. hoạt động của tế bào thực bào là không đặc hiệu với kháng nguyên, vì hiện tượng thực bào là một cơ chế miễn dịch không đặc hiệu
B. hoạt động của tế bào thực bào là đặc hiệu với kháng nguyên, vì kháng nguyên này trước đó được nhận diện một cách đặc hiệu bởi lympho bào T
C. sự sản xuất lymphokin có tính đặc hiệu kháng nguyên, vì vậy hình thức đáp ứng miễn dịch này được xếp vào đáp ứng miễn dịch đặc hiệu
D. cả 3 lựa chọn trên đều sai
-
Câu 13:
Bản chất của test tuberculin là:
A. phát hiện sự sản xuất kháng thể kháng vi khuẩn lao ở cơ thể túc chủ (cơ thể được làm test) khi thử thách với kháng nguyên PPD
B. phát hiện sự sản xuất lymphokin ở cơ thể túc chủ khi thử thách với kháng nguyên PPD
C. phát hiện sự kết hợp của kháng nguyên PPD với kháng thể kháng vi khuẩn lao được hình thành từ trước trong cơ thể túc chủ
D. phát hiện khả năng sản xuất kháng thể nói chung ở cơ thể túc chu
-
Câu 14:
Nhóm thuốc nào sau đây thường gây dị ứng nhất:
A. Thuốc kháng viêm
B. Thuốc kháng sinh
C. Thuốc giảm sốt
D. Thuốc giảm đau
-
Câu 15:
Kết quả test tuberculin âm tính chứng tỏ:
A. bệnh nhân chắc chắn không bị mắc bệnh lao
B. bệnh nhân chưa bao giờ bị nhiễm lao
C. bệnh nhân chưa bao giờ được tiêm vacxin phòng lao BCG
D. Cả 3 lựa chọn trên đều sai
-
Câu 16:
Quá trình nhận diện quyết định kháng nguyên của lympho bào T trong đáp ứng miễn dịch tế bào kiểu gây độc tế bào:
A. mang tính đặc hiệu kháng nguyên, nhưng không mang tính đặc hiệu loài
B. mang tính đặc hiệu loài, nhưng không mang tính đặc hiệu kháng nguyên
C. vừa có tính đặc hiệu loài, vừa có tính đặc hiệu kháng nguyên
D. cần có sự tham gia của kháng thể
-
Câu 17:
Đường dùng thuốc dễ gây sốc phản vệ nhất là:
A. Đường uống
B. Đường tiêm
C. Đường bôi ngoài da
D. Đường nhỏ mắt
-
Câu 18:
Đáp ứng miễn dịch tế bào kiểu quá mẫn muộn thể hiện tính đặc hiệu ở chỗ:
A. quá trình nhận diện quyết định kháng nguyên mang tính đặc hiệu kháng nguyên và đặc hiệu loài
B. sự sản xuất lymphokin mang tính đặc hiệu với kháng nguyên
C. hình thức đáp ứng này phải có sự kết hợp của kháng thể đặc hiệu với kháng nguyên tương ứng
D. tác động của lymphokin lên các tế bào thực hiện mang tính đặc hiệu loài
-
Câu 19:
Penicillin có thể gây dị ứng thuốc theo phản ứng quá mẫn:
A. Typ I: Quá mẫn kiểu phản vệ
B. Typ II: Quá mẫn độc tế bào
C. Typ III: Quá mẫn do phức hợp miễn dịch
D. Tất cả các typ trên
-
Câu 20:
Đáp ứng miễn dịch tế bào kiểu gây độc tế bào thể hiện tính đặc hiệu ở chỗ:
A. quá trình nhận diện quyết định kháng nguyên mang tính đặc hiệu kháng nguyên
B. hình thức đáp ứng này phải có sự kết hợp của kháng thể đặc hiệu với kháng nguyên tương ứng
C. quá trình nhận diện quyết định kháng nguyên mang tính đặc hiệu loài
D. A, C đều đúng
-
Câu 21:
Trong thí nghiệm của Landsteiner - Chase về đáp ứng miễn dịch trong bệnh lao, việc truyền các tế bào lách, hạch lấy từ chuột đã mẫn cảm với vi khuẩn lao sang chuột chưa mẫn cảm tạo ra trạng thái miễn dịch gì ở chuột chưa mẫn cảm:
A. miễn dịch thụ động
B. miễn dịch chủ động
C. miễn dịch vay mượn
D. miễn dịch tự nhiên
-
Câu 22:
Lớp kháng thể gây ra quá mẫn typ II là:
A. IgG
B. IgM
C. IgG và IgM
D. IgA tiết (sIgA)
-
Câu 23:
Lympho bào T tham gia đáp ứng miễn dịch tế bào kiểu quá mẫn muộn có các dấu ấn bề mặt nào:
A. CD4
B. CD8
C. CD19
D. CD40
-
Câu 24:
Lympho bào T tham gia đáp ứng miễn dịch tế bào kiểu gây độc tế bào có các dấu ấn bề mặt nào:
A. CD4 13
B. CD8
C. CD19
D. CD40
-
Câu 25:
Lớp kháng thể quan trọng nhất gây ra phản ứng quá mẫn typ III là:
A. IgG
B. IgA
C. IgM
D. IgD