360 câu trắc nghiệm Luật lao động
Với hơn 360 câu trắc nghiệm môn Luật lao động (có đáp án) được chia sẻ dành cho các bạn sinh viên chuyên ngành Luật tham khảo ôn tập chuẩn bị cho kì thi sắp diễn ra. Để việc ôn tập trở nên hiệu quả hơn, các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời lần lượt các câu hỏi cũng như so sánh đáp và lời giải chi tiết được đưa ra. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức mình đã ôn tập được nhé!
Chọn hình thức trắc nghiệm (25 câu/25 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Cơ quan, tổ chức nào có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động tập thể về quyền?
A. Hội đồng hòa giải lao động cơ sở hoặc hòa giải viên lao động
B. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện
C. Tòa án nhân dân
D. Cả A, B, C đều đúng
-
Câu 2:
Cơ quan, tổ chức nào có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động tập thể về lợi ích?
A. Tòa án nhân dân
B. Hội đồng trọng tài lao động, hội đồng hòa giải lao động cơ sở hoặc hòa giải viên lao động
C. Cả A và B đều đúng
-
Câu 3:
Thời hiệu yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động tập thể được quy định như thế nào?
A. Sáu tháng, kể từ ngày xảy ra hành vi mà mỗi bên tranh chấp cho rằng quyền và lợi ích của mình bị vi phạm
B. Một năm, kể từ ngày xảy ra hành vi mà mỗi bên tranh chấp cho rằng quyền và lợi ích của mình bị vi phạm
C. Hai năm, kể từ ngày xảy ra hành vi mà mỗi bên tranh chấp cho rằng quyền và lợi ích của mình bị vi phạm
-
Câu 4:
Đình công là gì?
A. Đình công là sự ngừng việc tạm thời, tự nguyện và có tổ chức của tập thể lao động để giải quyết tranh chấp lao động tập thể
B. Đình công là việc tập thể người lao động nghỉ làm việc để gây sức ép buộc người sử dụng lao động đáp ứng những yêu cầu mà họ đưa ra
C. Đình công là hình thức người lao động đấu tranh để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình
-
Câu 5:
Cuộc đình công như thế nào là bất hợp pháp?
A. Không phát sinh từ tranh chấp lao động tập thể
B. Không do những người lao động cùng làm việc trong một doanh nghiệp tiến hành
C. Khi vụ tranh chấp lao động tập thể chưa được hoặc đang được cơ quan, tổ chức giải quyết theo quy định của pháp luật
D. Cả A, B, C đều đúng
-
Câu 6:
Người nào sau đây có thẩm quyền quyết định hoãn đình công?
A. Thủ tướng Chính phủ
B. Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội
C. Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh
-
Câu 7:
Cơ quan nào có thẩm quyền xét tính hợp pháp của cuộc đình công?
A. Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nơi diễn ra cuộc đình công
B. Liên đoàn lao động cấp tỉnh nơi diễn ra cuộc đình công
C. Tòa án nhân dân cấp tỉnh nơi diễn ra cuộc đình công
-
Câu 8:
Theo quy định của Bộ luật lao động sửa đổi, bổ sung năm 2013 thì “người lao động” là người:
A. Người lao động là người từ đủ 15 tuổi trở lên, có khả năng lao động, làm việc theo hợp đồng lao động, được trả lương và chịu sự quản lý, điều hành của người sử dụng lao động
B. Người lao động là người từ đủ 16 tuổi trở lên, có khả năng lao động, làm việc theo hợp đồng lao động, được trả lương và chịu sự quản lý, điều hành của người sử dụng lao động
C. Người lao động là người từ đủ 18 tuổi trở lên, có khả năng lao động, làm việc theo hợp đồng lao động, được trả lương và chịu sự quản lý, điều hành của người sử dụng lao động
D. Tất cả các ý trên đều sai
-
Câu 9:
Theo quy định của Bộ luật lao động sửa đổi, bổ sung năm 2013 thì tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở là:
A. Ban chấp hành công đoàn cơ sở
B. Ban chấp hành công đoàn cấp trên
C. Ban chấp hành công đoàn cơ sở hoặc Ban chấp hành công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở ở nơi chưa thành lập công đoàn cơ sở
D. Đáp án a đúng
-
Câu 10:
Theo quy định của Bộ luật lao động sửa đổi, bổ sung năm 2013 thì người lao động có những quyền nào sau đây? (Đánh dấu những đáp án cho là đúng)
A. Làm việc, tự do lựa chọn việc làm, nghề nghiệp, học nghề, nâng cao trình độ nghề nghiệp và không bị phân biệt đối xử
B. Hưởng lương phù hợp với trình độ kỹ năng nghề trên cơ sở thoả thuận với người sử dụng lao động
C. Cả 2 đáp án trên
-
Câu 11:
Theo quy định của Bộ luật lao động sửa đổi, bổ sung năm 2013 thì người lao động có những nghĩa vụ nào sau đây?
A. Chấp hành kỷ luật lao động, nội quy lao động, tuân theo sự điều hành hợp pháp của người sử dụng lao động
B. Thực hiện các quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội và pháp luật về bảo hiểm y tế
C. Thực hiện hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể
D. Tất cả các ý trên đều đúng
-
Câu 12:
Theo quy định của Bộ luật lao động sửa đổi, bổ sung năm 2013 thì hình thức hợp đồng bao gồm:
A. Hợp đồng lao động phải được giao kết bằng văn bản trong mọi trường hợp
B. Hợp đồng lao động phải được giao kết bằng lời nói trong mọi trường hợp
C. Hợp đồng lao động phải được giao kết bằng văn bản trừ trường hợp công việc tạm thời dưới 3 tháng
D. Hợp đồng lao động phải được giao kết bằng văn bản trừ trường hợp công việc tạm thời dưới 6 tháng
-
Câu 13:
Theo quy định của Bộ luật lao động sửa đổi, bổ sung năm 2013 thì có mấy loại hợp đồng lao động?
A. Hai loại
B. Ba loại
C. Bốn loại
D. Tất cả các ý trên đều sai
-
Câu 14:
Theo quy định của Bộ luật lao động sửa đổi, bổ sung năm 2013 quy định thời gian thử việc như sau:
A. Không quá 60 ngày đối với công việc có chức danh nghề cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật từ cao đẳng trở lên; Không quá 30 ngày đối với công việc có chức danh nghề cần trình độ chuyên môn kỹ thuật trung cấp nghề, trung cấp chuyên nghiệp, công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ; Không quá 6 ngày làm việc đối với công việc khác
B. Không quá 90 ngày đối với công việc có chức danh nghề cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật từ cao đẳng trở lên; Không quá 60 ngày đối với công việc có chức danh nghề cần trình độ chuyên môn kỹ thuật trung cấp nghề, trung cấp chuyên nghiệp, công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ; Không quá 15 ngày làm việc đối với công việc khác
C. Không quá 30 ngày đối với công việc có chức danh nghề cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật từ cao đẳng trở lên; Không quá 15 ngày đối với công việc có chức danh nghề cần trình độ chuyên môn kỹ thuật trung cấp nghề, trung cấp chuyên nghiệp, công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ; Không quá 5 ngày làm việc đối với công việc khác
D. Tất cả các ý trên đều sai
-
Câu 15:
Theo quy định của Bộ luật lao động sửa đổi, bổ sung năm 2013 thì trừ trường hợp có sự đồng ý của người lao động, người sử dụng lao động chỉ được tạm chuyển người lao động làm công việc khác với hợp đồng trong thời gian:
A. Không quá 30 ngày cộng dồn trong một năm
B. Không quá 40 ngày cộng dồn trong một năm
C. Không quá 50 ngày cộng dồn trong một năm
D. Không quá 60 ngày cộng dồn trong một năm
-
Câu 16:
Theo quy định của Bộ luật lao động sửa đổi, bổ sung năm 2013, khi tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động, người sử dụng lao động phải báo cho người lao động biết trước ít nhất:
A. 5 ngày làm việc
B. 4 ngày làm việc
C. 6 ngày làm việc
D. 3 ngày làm việc
-
Câu 17:
Theo quy định của Bộ luật lao động sửa đổi, bổ sung năm 2013 quy định các trường hợp tạm hoãn hợp đồng lao động như sau:
A. Người lao động đi làm nghĩa vụ quân sự; Người lao động bị tạm giữ, tạm giam theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự; Người lao động bị đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc
B. Người lao động đi làm nghĩa vụ quân sự; Người lao động nghỉ để kết hôn
C. Người lao động bị đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc; Người lao động nghỉ do có tang
D. . Tất cả các ý trên đều đúng
-
Câu 18:
Anh, chị hãy cho biết có mấy loại hợp đồng lao động, đó là những loại nào?
A. 2 loại, gồm: hợp đồng lao động không xác định thời hạn và hợp đồng lao động xác định thời hạn
B. 3 loại, gồm: hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động 1 năm và hợp đồng lao động có thời hạn từ 1 đến 3 năm
C. 3 loại, gồm: Hợp đồng lao động không xác định thời hạn, mà trong đó hai bên không xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng; Hợp đồng lao động xác định thời hạn, mà trong đó hai bên xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng trong khoảng thời gian từ đủ 12 tháng đến 36 tháng; Hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng
D. 1 loại, gồm: Hợp đồng lao động không xác định thời hạn
-
Câu 19:
Bộ luật Lao động năm 2012 quy định thời gian nghỉ thai sản như thế nào?
A. Lao động nữ được nghỉ trước và sau khi sinh con là 06 tháng. Trường hợp lao động nữ sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ 02 trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 01 tháng. Thời gian nghỉ trước khi sinh tối đa không quá 02 tháng
B. Lao động nữ được nghỉ trước và sau khi sinh con là 05 tháng. Trường hợp lao động nữ sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ 02 trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 01 tháng. Thời gian nghỉ trước khi sinh tối đa không quá 03 tháng
C. Lao động nữ được nghỉ trước và sau khi sinh con là 04 tháng. Trường hợp lao động nữ sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ 02 trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 01 tháng. Thời gian nghỉ trước khi sinh tối đa không quá 01 tháng
D. Lao động nữ được nghỉ trước và sau khi sinh con là 03 tháng
-
Câu 20:
Anh, chị hãy cho biết, theo quy định của Bộ Luật lao động thì thời gian thử việc được quy định như thế nào?
A. Không quá 60 ngày đối với công việc có chức danh nghề cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật từ cao đẳng trở lên
B. Không quá 30 ngày đối với công việc có chức danh nghề cần trình độ chuyên môn kỹ thuật trung cấp nghề, trung cấp chuyên nghiệp, công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ
C. Không quá 6 ngày làm việc đối với công việc khác
D. Tất cả các phương án trên đều đúng
-
Câu 21:
Người sử dụng lao động không được xử lý kỷ luật lao động nữ trong những trường hợp nào?
A. Lao động nữ đang mang thai
B. Lao động nữ đang nghỉ hưởng chế độ khi sinh con theo quy định
C. Lao động nữ đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi
D. Cả 3 trường hợp trên
-
Câu 22:
Người lao động nữ được đi làm sớm trước khi hết thời gian nghỉ thai sản trong trường hợp nào?
A. Có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền
B. Được người sử dụng lao động đồng ý
C. Đã nghỉ thai sản ít nhất được 04 tháng
D. Cả 3 trường hợp trên
-
Câu 23:
Sau khi hết thời gian nghỉ thai sản theo quy định, pháp luật lao động quy định thời gian người lao động nữ nghỉ thêm được tính như thế nào?
A. Nghỉ thêm 1 tháng, được hưởng nguyên lương
B. Nghỉ thêm 1 tháng, không hưởng lương
C. Không được nghỉ thêm
D. Thỏa thuận với người sử dụng lao động về thời gian nghỉ thêm không hưởng lương
-
Câu 24:
Lao động nữ làm công việc nặng nhọc khi mang thai từ tháng thứ 07, được hưởng chế độ như thế nào?
A. Được chuyển làm công việc nhẹ hơn hoặc được giảm bớt 01 giờ làm việc hàng ngày mà vẫn hưởng đủ lương
B. Vẫn làm công việc cũ và được giảm bớt 01 giờ làm việc hàng ngày mà vẫn hưởng đủ lương
C. Được chuyển làm công việc nhẹ hơn mà vẫn hưởng đủ lương
D. Được chuyển làm công việc nhẹ hơn hoặc được giảm bớt 01 giờ làm việc hàng ngày