360 câu trắc nghiệm Luật lao động
Với hơn 360 câu trắc nghiệm môn Luật lao động (có đáp án) được chia sẻ dành cho các bạn sinh viên chuyên ngành Luật tham khảo ôn tập chuẩn bị cho kì thi sắp diễn ra. Để việc ôn tập trở nên hiệu quả hơn, các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời lần lượt các câu hỏi cũng như so sánh đáp và lời giải chi tiết được đưa ra. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức mình đã ôn tập được nhé!
Chọn hình thức trắc nghiệm (25 câu/25 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Tai nạn lao động làm chết người mà không do lỗi của người lao động thì người sử dụng lao động phải bồi thường thế nào?
A. Bồi thường 30 tháng lương
B. Bồi thường không quá 30 tháng lương
C. Bồi thường ít nhất 30 tháng lương
D. Bồi thường ít nhất 30 tháng lương và phụ cấp nâng lương (nếu có)
-
Câu 2:
Người lao động bị tàn tật do tai nạn lao động được hưởng quyền lợi gì?
A. Được người sử dụng lao động chi phí toàn bộ chi phí y tế và được phục hồi chức năng lao động
B. Được người sử dụng lao động chịu toàn bộ chi phí y tế
C. Được giám định y khoa để xếp hạng thương tật, được phục hồi chức năng lao động, sắp xếp công việc thích hợp, hưởng bảo hiểm xã hội về tai nạn lao động do người sử dụng lao động phải chịu trách nhiệm
D. Được bồi thường mọi chi phí về tai nạn lao động và được sắp xếp công việc phù hợp
-
Câu 3:
Người nước ngoài lao động tại Việt Nam cho doanh nghiệp nước ngoài ký hợp đồng theo luật lao động nước nào?
A. Luật Lao động của doanh nghiệp nước ngoài
B. Luật Lao động Việt Nam
C. Luật Lao động của nước mà hai bên lựa chọn
D. Theo Luật Lao động của người lao động nước ngoài và Luật Lao động của doanh nghiệp nước ngoài
-
Câu 4:
Người Việt Nam làm việc cho các tổ chức nước ngoài hoạt động tại Việt Nam ký hợp đồng lao động theo luật Việt Nam hay theo luật của nước ngoài sử dụng lao động?
A. Theo pháp luật Việt Nam
B. Theo pháp luật nước ngoài đang sử dụng lao động
C. Theo pháp luật nước mà hai bên lựa chọn
D. Theo pháp luật Việt Nam và pháp luật nước ngoài sử dụng lao động
-
Câu 5:
Doanh nghiệp nhận người tàn tật vào học nghề được hưởng ưu đãi gì của Nhà nước?
A. Được xét giảm thuế, vay vốn với lãi suất thấp, các ưu đãi khác để tạo điều kiện cho người tàn tật học nghề
B. Được xét miễn, giảm thuế, vay vốn với lãi suất thấp, các ưu đãi khác
C. Được xét giảm thuế, vay vốn với lãi suất thấp, các ưu đãi khác
D. Được xét giảm thuế, vay vốn với lãi suất thấp, được trợ cấp khi mua thiết bị học nghề
-
Câu 6:
Những cá nhân, tổ chức nào được ký bản thoả ước lao động tập thể?
A. Người sử dụng lao động, người lao động
B. Người sử dụng lao động, công đoàn
C. Người sử dụng lao động, đại diện tập thể người lao động
D. Người sử dụng lao động, tất cả người lao động
-
Câu 7:
Trường hợp nào người sử dụng lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động?
A. Người lao động vi phạm nội quy lao động, bị sa thải, gây thiệt hại cho người sử dụng lao động
B. Người lao động thường xuyên không hoàn thành công việc theo hợp đồng, bị sa thải
C. Vi phạm nội quy lao động, bị sa thải, gây thiệt hại vật chất cho người sử dụng lao động
D. Gây thiệt hại cho người sử dụng lao động, người lao động không hoàn thành nhiệm vụ
-
Câu 8:
Người lao động muốn đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động không xác định thời hạn phải:
A. Báo trước cho người sử dụng lao động trước ít nhất 30 ngày
B. Báo trước cho người sử dụng lao động trước 35 ngày
C. Báo trước cho người sử dụng lao động trước 40 ngày
D. Báo trước cho người sử dụng lao động trước ít nhất 45 ngày
-
Câu 9:
Nội dung chủ yếu của một bản hợp đồng lao động:
A. Công việc phải làm, thời gian làm việc, nghỉ ngơi, tiền lương, thời hạn hợp đồng, điều kiện làm việc, bảo hiểm xã hội
B. Công việc phải làm, thời gian làm việc, nghỉ ngơi, tiền lương, nơi làm việc, thời hạn hợp đồng, bảo hiểm, điều kiện làm việc
C. Công việc phải làm, tiền lương, thời gian làm việc, nghỉ ngơi, bảo hiểm xã hội, thời hạn hợp đồng, điều kiện làm việc
D. Công việc phải làm, tiền lương, bảo hiểm xã hội, thời hạn hợp đồng, thời gian làm việc, thời gian nghỉ ngơi, nơi làm việc
-
Câu 10:
Theo Luật Lao động, quan điểm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng lao động thể hiện ở những điểm chủ yếu nào?
A. Ký kết hợp đồng về kỷ luật lao động, trách nhiệm của người lao động, giải quyết tranh chấp bằng thương lượng, hoà giải
B. Ký kết hợp đồng về kỷ luật lao động, đặt nội quy lao động, quy định trách nhiệm của người lao động
C. Ký kết hợp đồng về kỷ luật lao động, đặt nội quy lao động, giải quyết tranh chấp bằng thương lượng
D. Ký kết hợp đồng về kỷ luật lao động, đặt nội quy lao động, quy định trách nhiệm của người lao động, giải quyết tranh chấp bằng thương lượng, hoà giải
-
Câu 11:
Theo Luật Lao động, quan điểm bảo vệ người lao động thể hiện ở những điểm chủ yếu nào?
A. Tiền lương, bảo đảm việc làm, học nghề, thời gian làm việc, nghỉ ngơi, bảo hiểm, trợ cấp thôi việc, các quy định về các dạng lao động đặc thù (lao động nữ, vị thành niên, người tàn tật.)
B. Tiền lương, bảo đảm việc làm, thời gian nghỉ ngơi, làm việc, bảo hiểm, điều kiện làm việc, trợ cấp thôi việc, giải quyết tranh chấp lao động
C. Tiền lương, bảo đảm việc làm, thời gian nghỉ ngơi, làm việc, bảo hiểm, học nghề, trợ cấp thôi việc, quy định với các dạng lao động đặc thù, điều kiện làm việc, giải quyết tranh chấp
D. Tiền lương, bảo đảm việc làm, thời gian nghỉ ngơi, thời gian làm việc, bảo hiểm xã hội, điều kiện làm việc và an toàn lao động giải quyết tranh chấp
-
Câu 12:
Trình bày các nguyên tắc của Bộ Luật Lao động nước ta:
A. Bảo vệ người lao động, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người sử dụng lao động, kết hợp chính sách kinh tế với chính sách xã hội, xây dựng quan hệ lao động mới, hiện đại, phù hợp với tình hình nước ta
B. Bảo vệ người lao động, người sử dụng lao động, công đoàn, kết hợp chính sách kinh tế với chính sách xã hội, xây dựng quan hệ lao động mới, hiện đại phù hợp với tình hình nước ta
C. Bảo vệ người lao động, người sử dụng lao động, công đoàn, đại diện tập thể người lao động, kết hợp chính sách kinh tế với chính sách xã hội, xây dựng quan hệ lao động mới, hiện đại phù hợp với tình hình nước ta
D. Bảo vệ người lao động, người sử dụng lao động, kết hợp chính sách kinh tế với chính sách xã hội, xây dựng quan hệ lao động mới hiện đại, phù hợp với tình hình nước ta
-
Câu 13:
Quan hệ lao động gồm những nhóm quan hệ nào?
A. Làm công ăn lương, bảo hiểm xã hội, tranh chấp lao động, thanh tra lao động, bồi thường thiệt hại, tìm kiếm việc làm, học nghề
B. Làm công ăn lương, bảo hiểm xã hội, bồi thường thiệt hại giữa chủ và thợ, tìm kiếm việc làm, học nghề, tranh chấp lao động, thanh tra lao động
C. Hợp đồng lao động, tiền lương, học nghề, bảo hiểm xã hội, tranh chấp lao động, thanh tra lao động
D. Hợp đồng lao động, bảo hiểm xã hội, tranh chấp lao động, thanh tra lao động, bồi thường thiệt hại giữa chủ và thợ
-
Câu 14:
Luật Lao động điều chỉnh quan hệ lao động giữa các chủ thể nào?
A. Người sử dụng lao động với người lao động, người sử dụng lao động với người học nghề, công nhân Việt Nam làm việc cho người nước ngoài, công nhân nước ngoài làm việc cho người Việt Nam
B. Người sử dụng lao động với người lao động, với người học nghề, người giúp việc trong gia đình, công nhân Việt Nam làm việc cho người nước ngoài, công nhân nước ngoài làm việc cho người Việt Nam
C. Người sử dụng lao động với người lao động, với người học nghề, công nhân Việt Nam làm việc cho người nước ngoài, công nhân nước ngoài làm việc cho người Việt Nam, công đoàn
D. Người sử dụng lao động với người lao động, với đại diện người lao động, công nhân Việt Nam làm việc ở nước ngoài, công nhân nước ngoài làm việc ở Việt Nam, công đoàn
-
Câu 15:
Người sử dụng lao động có nghĩa vụ gì đối với người lao động có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao?
A. Bảo hộ các quyền tác giả, phát sinh, sáng chế của người lao động
B. Phải giữ gìn và bảo vệ các quyền phát minh, sáng chế, giải pháp hữu ích của người lao động
C. Bảo hộ quyền tác giả, phát minh sáng chế, bảo đảm cho hưởng một phần lương để nghiên cứu khoa học
D. Phải bảo hộ các quyền phát minh sáng chế, quyền tác giả, quyền về nhãn hiệu hàng hoá của người lao động
-
Câu 16:
Người sử dụng lao động có nghĩa vụ gì đối với lao động nữ làm việc tại cơ sở của mình?
A. Đối xử bình đẳng, không giao việc độc hại, nặng nhọc, bảo đảm quyền nghỉ ngơi khi có thai và sinh con, bảo đảm các điều kiện vệ sinh
B. Không giao việc độc hại, nặng nhọc, nguy hiểm, bảo đảm quyền lợi khi có thai, sinh con, bảo đảm các điều kiện vệ sinh tối thiểu
C. Đối xử bình đẳng giữa nam và nữ, không giao viêc độc hại, nặng nhọc, bảo đảm quyền nghỉ ngơi và các quyền lợi khác khi có thai, sinh con và các điều kiện vệ sinh
D. Không giao việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc các điêu kiện lao động khắc nghiệt, bảo đảm chế độ thai sản và các quyền lợi khác
-
Câu 17:
Mục đích của đối thoại tại nơi làm việc là gì?
A. Đối thoại tại nơi làm việc nhằm chia sẻ thông tin, tăng cường sự hiểu biết giữa người sử dụng lao động và người lao động để xây dựng quan hệ lao động tại nơi làm việc
B. Đối thoại tại nơi làm việc nhằm bảo đảm việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở
C. Đối thoại tại nơi làm việc nhằm thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở và xây dựng quan hệ lao động tại nơi làm việc
D. Đối thoại tại nơi làm việc nhằm bảo đảm việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở, tăng cường sự hiểu biết giữa người sử dụng lao động và người lao động để xây dựng quan hệ lao động tại nơi làm việc
-
Câu 18:
Quyền làm việc của người lao động được quy định như thế nào trong Bộ luật Lao động 2012?
A. Người lao động được làm việc cho bất kỳ người sử dụng lao động nào và ở bất kỳ nơi nào mà pháp luật không cấm
B. Người lao động được quyền làm việc cho bất kỳ người sử dụng lao động nào và ở bất kỳ nơi nào theo hợp đồng lao động
C. Người lao động chỉ được làm việc theo hợp đồng lao động ở bất kỳ nơi nào mà pháp luật không cấm
D. Người lao động được làm việc cho bất kỳ người sử dụng lao động nào và ở bất kỳ nơi nào
-
Câu 19:
Việc nhận lại người lao động hết thời hạn tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động được quy định trong Bộ luật Lao động 2012 như thế nào?
A. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày hết thời hạn tạm hoãn hợp đồng lao động đối với các trường hợp tạm hoãn theo quy định, người lao động phải có mặt tại nơi làm việc và người sử dụng lao động phải nhận người lao động trở lại làm việc
B. Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày hết thời hạn tạm hoãn hợp đồng lao động đối với các trường hợp tạm hoãn theo quy định, người lao động phải có mặt tại nơi làm việc và người sử dụng lao động phải nhận người lao động trở lại làm việc, trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận khác
C. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày hết thời hạn tạm hoãn hợp đồng lao động đối với các trường hợp tạm hoãn theo quy định, người lao động phải có mặt tại nơi làm việc và người sử dụng lao động phải nhận người lao động trở lại làm việc, trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận khác
D. Trong thời hạn 25 ngày, kể từ ngày hết thời hạn tạm hoãn hợp đồng lao động đối với các trường hợp tạm hoãn theo quy định, người lao động phải có mặt tại nơi làm việc và người sử dụng lao động phải nhận người lao động trở lại làm việc, trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận khác
-
Câu 20:
Thời gian nghỉ thai sản của lao động nữ được quy định ra sao?
A. Lao động nữ được nghỉ trước và sau khi sinh con là 06 tháng. Trường hợp lao động nữ sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ 02 trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 01 tháng. Thời gian nghỉ trước khi sinh tối đa không quá 02 tháng
B. Lao động nữ được nghỉ trước và sau khi sinh con là 05 tháng. Trường hợp lao động nữ sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ 02 trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 01 tháng. Thời gian nghỉ trước khi sinh tối đa không quá 03 tháng
C. Lao động nữ được nghỉ trước và sau khi sinh con là 04 tháng. Trường hợp lao động nữ sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ 02 trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 01 tháng. Thời gian nghỉ trước khi sinh tối đa không quá 01 tháng
D. Lao động nữ được nghỉ trước và sau khi sinh con là 06 tháng. Trường hợp lao động nữ sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ 02 trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 02 tháng. Thời gian nghỉ trước khi sinh tối đa không quá 03 tháng
-
Câu 21:
Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn thì luôn phải bồi thường chi phí đào tạo
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 22:
Quan hệ lao động của công chức, viên chức không áp dụng các quy định của Luật lao động
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 23:
Người học nghề đơn phương chấm dứt hợp đồng học nghề trước thời hạn thì không được hoàn trả phần học phí còn lại
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 24:
Thời gian có hiệu lực của hợp đồng lao động đuợc tính từ thời điểm người lao động làm việc thực tế tại doanh nghiệp
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 25:
Doanh nghiệp VN phải giao kết hợp đồng lao động khi tuyển dụng lao động là người nước ngoài làm việc ở VN
A. Đúng
B. Sai