500+ câu trắc nghiệm Luật kinh doanh
Với 500+ câu trắc nghiệm Luật Kinh doanh (có đáp án) được chia sẻ dành cho các bạn sinh viên chuyên ngành Luật tham khảo ôn tập chuẩn bị cho kì thi sắp diễn ra. Bộ đề có nội dung xoay quanh kiến thức về điều chỉnh các quan hệ kinh tế phát sinh trong quá trình tổ chức và quản lý kinh tế của Nhà nước và trong quá trình kinh doanh của các chủ thể kinh doanh... Để việc ôn tập trở nên hiệu quả hơn, các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời lần lượt các câu hỏi cũng như so sánh đáp và lời giải chi tiết được đưa ra. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức mình đã ôn tập được nhé!
Chọn hình thức trắc nghiệm (25 câu/45 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Đối tượng nào có thể nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản doanh nghiêp:
A. Chủ nợ có đảm bảo
B. Thành viên góp vốn trong công ty hợp danh
C. Đại diện người lao động hoặc đại diện công đoàn và thành viên góp vốn trong công ty hợp danh
D. Đại diện người lao động hoặc đại diện công đoàn
-
Câu 2:
Đối với nhà đầu tư, thời gian chuyển lỗ không được quá:
A. 2 năm
B. 5 năm
C. 3 năm
D. 4 năm
-
Câu 3:
Loại cổ phần bắt buộc phải có của công ty cổ phần là:
A. Cổ phần phổ thông
B. Cổ phần ưu đãi biểu quyết
C. Cổ phần ưu đãi cổ tức
D. Cổ phần ưu đãi hoàn lại
-
Câu 4:
Luật Hợp tác xã 2012 đã mở rộng thêm đối tượng chủ thể thành viên là:
A. Công dân Việt Nam từ đủ 16 tuổi trở lên
B. Người nước ngoài cư trú hợp pháp tại Việt Nam, từ đủ 18 tuổi trở lên
C. Công dân Việt Nam từ đủ 18 tuổi trở lên
D. Người nước ngoài cư trú hợp pháp tại Việt Nam, từ đủ 16 tuổi trở lên
-
Câu 5:
Một trong những điều kiện để xác định một hành vi là hành vi kinh doanh:
A. Là hành vi mang tính nghề nghiệp
B. Là hành vi cung ứng dịch vụ thương mại
C. Là hành vi mua bán hàng hóa
D. Là hoạt động xúc tiến thương mại
-
Câu 6:
Nguyên nhân chính dẫn đến độc quyền là:
A. Đặc thù của công nghệ sản xuất sản phẩm
B. Sự thông đồng ngầm giữa các doanh nghiệp ở trong ngành
C. Những cản trở đối với việc nhập cuộc của doanh nghiệp tiềm năng
D. Tất cả các phương án đều đúng
-
Câu 7:
Nhóm quy phạm pháp luật nào KHÔNG thuộc nội dung của pháp luật kinh tế?
A. Quy phạm pháp luật về sử dụng lao động trong doanh nghiệp
B. Quy phạm pháp luật về giải quyết tranh chấp trong kinh doanh
C. Quy phạm pháp luật về hợp đồng trong kinh doanh
D. Quy phạm pháp luật về phá sản và giải thể doanh nghiệp
-
Câu 8:
Nội dung không thuộc điều kiện để một tổ chức có tư cách pháp nhân:
A. Tài sản của người đứng đầu chính là tài sản của tổ chức
B. Có cơ cấu tổ chức theo quy định
C. Có tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân khác
D. Được thành lập theo quy định của pháp luật
-
Câu 9:
Phá sản và giải thể có đặc điểm giống nhau như thế nào?
A. Đều có quy định về đình chỉ hoạt động của Giám đốc doanh nghiệp trong một thời gian nhất định
B. Đều do cơ quan quản lý kinh doanh của nhà nước tiến hành
C. Đều do cơ quan tòa án tiến hành
D. Đều dẫn đến hệ quả là làm chấm dứt hoạt động của một doanh nghiệp
-
Câu 10:
Sau khi doanh nghiệp bị tuyên bố phá sản, chủ thể nào dưới đây KHÔNG được miễn trách nhiệm đối với khoản nợ còn thiếu của doanh nghiệp?
A. Chủ sở hữu công ty TNHH 1 thành viên và thành viên hợp danh của công ty hợp danh
B. Chủ sở hữu doanh nghiệp tư nhân và thành viên hợp danh của công ty hợp danh
C. Chủ sở hữu doanh nghiệp 1 chủ và thành viên hợp danh của công ty hợp danh
D. Chủ sở hữu doanh nghiệp 1 chủ
-
Câu 11:
Sự khác biệt giữa "Trách nhiệm vô hạn" và "trách nhiệm hữu hạn" là:
A. Mức độ chịu trách nhiệm của chủ thể kinh doanh đối với các khoản nợ
B. Cách thức huy động vốn của chủ thể kinh doanh
C. Cách thức tổ chức doanh nghiệp
D. Số lượng thành viên tham gia thành lập doanh nghiệp
-
Câu 12:
Tài sản nào KHÔNG thuộc tài sản của công ty hợp danh?
A. Tài sản góp vốn của các thành viên cho công ty
B. Tài sản thu được từ mọi hoạt động kinh doanh của các thành viên hợp danh và thành viên góp vốn
C. Tài sản tạo lập được mang tên công ty
D. Tài sản thu được từ hoạt động kinh doanh do các thành viên hợp danh thực hiện nhân danh công ty và từ các hoạt động kinh doanh các ngành, nghề kinh doanh đã đăng ký của công ty do các thành viên hợp danh nhân danh cá nhân thực hiện
-
Câu 13:
Tên gọi "xã viên" trong Luật Hợp tác xã 2003 đã được Luật Hợp tác xã 2012 chuyển thành:
A. Ứng viên
B. Thành viên
C. Sáng lập viên
D. Hợp tác xã thành viên
-
Câu 14:
Thành phần tham gia hội nghị thành lập hợp tác xã không bao gồm:
A. Người đại diện hợp pháp của hộ gia đình
B. Đại diện cơ quan quản lý nhà nước
C. Pháp nhân và cá nhân khác có nguyện vọng gia nhập hợp tác xã
D. Sáng lập viên
-
Câu 15:
Theo quy định của pháp luật, doanh nghiệp Y không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào. Hỏi Y thuộc loại hình doanh nghiệp nào?
A. Công ty hợp danh và doanh nghiệp tư nhân
B. Công ty hợp danh và công ty TNHH 1 thành viên
C. Công ty TNHH hai thành viên và công ty hợp danh
D. Doanh nghiệp tư nhân và công ty TNHH 1 thành viên
-
Câu 16:
Thời hiệu khiếu nại vụ việc cạnh tranh:
A. 1 năm kể từ ngày hành vi có dấu hiệu vi phạm pháp luật về cạnh tranh được thực hiện
B. 2 năm kể từ ngày hành vi có dấu hiệu vi phạm pháp luật về cạnh tranh được thực hiện
C. 18 tháng kể từ ngày hành vi có dấu hiệu vi phạm pháp luật về cạnh tranh được thực hiện
D. 3 năm kể từ ngày hành vi có dấu hiệu vi phạm pháp luật về cạnh tranh được thực hiện
-
Câu 17:
Thời hiệu yêu cầu Toà án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu do nhầm lẫn là bao lâu kể từ ngày giao dịch dân sự được xác lập:
A. 1 năm
B. 2 năm
C. 3 năm
D. Không bị hạn chế
-
Câu 18:
Thủ tục phục hồi doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản do ai chủ trì?
A. Các chủ nợ
B. Cơ quan có thẩm quyền
C. Doanh nghiệp
D. Tất cả phương án đều đúng
-
Câu 19:
Thương nhân nước ngoài là thương nhân:
A. Được thành lập, đăng ký theo quy định của pháp luật nước ngoài
B. Đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nước thứ ba
C. Đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật Việt Nam
D. Được cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài công nhận
-
Câu 20:
Tranh chấp giữa các nhà đầu tư nước ngoài với nhau được giảiquyết thông qua cơ quan, tổ chức nào?
A. Chỉ thông qua Trọng tài nước ngoài
B. Chỉ thông qua Trọng tài quốc tế
C. Chỉ thông qua Trọng tài Việt Nam
D. Trọng tài do các bên tranh chấp thoả thuận thành lập
-
Câu 21:
Xét từ dấu hiệu sở hữu (vốn, tài sản) người ta chia các doanh nghiệp thành:
A. Doanh nghiệp tư nhân, công ty cổ phần, công ty hợp danh, công ty TNHH
B. Doanh nghiệp có tư cách pháp nhân và doanh nghiệp không có tư cách pháp nhân
C. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và doanh nghiệp trong nước
D. Doanh nghiệp một chủ và doanh nghiệp nhiều chủ
-
Câu 22:
Việc giải thể doanh nghiệp được thực hiện khi:
A. Công ty bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
B. Công ty thông qua quyết định giải thể doanh nghiệp
C. Công ty không còn đủ số lượng thành viên tối thiểu theo quy định của pháp luật trong thời hạn sáu tháng liên tục
D. Hết thời hạn hoạt động ghi trong điều lệ doanh nghiệp nhưng không có quyết định gia hạn
-
Câu 23:
Văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài không được thực hiện hành vi nào?
A. Thuê trụ sở
B. Có con dấu mang tên Văn phòng đại diện
C. Thực hiện hoạt động sinh lợi trực tiếp tại Việt Nam
D. Tuyển dụng lao động là người Việt Nam
-
Câu 24:
Trường hợp nào dưới đây KHÔNG phải là hậu quả của việc tòa án ra quyết định mở thủ tục phá sản doanh nghiệp?
A. Doanh nghiệp bị chấm dứt hoạt động
B. Doanh nghiệp vẫn hoạt động bình thường nhưng dưới sự giám sát của tòa án
C. Giám đốc doanh nghiệp bị hạn chế quyền điều hành
D. Uy tín của doanh nghiệp bị ảnh hưởng
-
Câu 25:
Trường hợp Điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định áp dụng pháp luật nước ngoài, tập quán thương mại quốc tế hoặc có quy định khác với quy định của pháp luật Việt Nam, thì:
A. Phải áp dụng theo quy định của Điều ước quốc tế
B. Áp dụng theo pháp luật Việt Nam hoặc theo Điều ước quốc tế
C. Áp dụng theo sự lựa chọn của nguyên đơn
D. Phải áp dụng theo pháp luật Việt Nam