700 câu hỏi trắc nghiệm An toàn điện
tracnghiem.net chia sẻ 700 câu trắc nghiệm về "An toàn điện" để giúp nâng cao kiến thức chuyên môn về kiến thức trong quá trình học tập và sát hạch quy trình an toàn điện. Để ôn tập hiệu quả các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời các câu hỏi và xem lại đáp án và lời giải chi tiết. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức đã ôn. Mời các bạn tham khảo!
Chọn hình thức trắc nghiệm (25 câu/30 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Để đảm bảo an toàn điện thì những quy định chung nào sau đây là đúng:
A. Nhân viên mới phải qua thời gian kèm cặp của nhân viên có kinh nghiệm để có trình độ kỹ thuật và an toàn theo yêu cầu của công việc, sau đó phải được kiểm tra bằng bài viết và vấn đáp trực tiếp, đạt yêu cầu mới được giao nhiệm vụ
B. Khi phát hiện có người bị điện giật, nếu trong trường hợp là điện hạ áp thì người phát hiện cũng phải tìm biện pháp nhanh nhất để tách nạn nhân ra khỏi mạch điện và cứu chữa người bị nạn
C. Người trực tiếp làm công tác quản lý vận hành, kinh doanh, thí nghiệm, sửa chữa, xây lắp điện phải có giấy chứng nhận sức khỏe do cơ quan y tế có thẩm quyền cấp theo quy định hiện hành
D. Cả a, b và c đều đúng
-
Câu 2:
Để đảm bảo an toàn điện thì những quy định chung nào sau đây là đúng:
A. Mọi công việc khi tiến hành trên thiết bị và vật liệu điện, ở gần hoặc liên quan đến thiết bị điện và vật liệu điện đang mang điện đều phải thực hiện theo phiếu công tác hoặc lệnh công tác
B. Cấm ra mệnh lệnh hoặc giao công việc cho những người chưa được huấn luyện, kiểm tra đạt yêu cầu Quy trình an toàn điện, chưa biết rõ những việc sẽ phải làm
C. Những mệnh lệnh không đúng Quy trình an toàn điện, có nguy cơ mất an toàn cho người hoặc thiết bị thì người nhận lệnh có quyền không chấp hành, nếu người ra lệnh không chấp thuận thì người nhận lệnh được quyền báo cáo với cấp trên
D. Cả a, b và c đều đúng
-
Câu 3:
Để đảm bảo an toàn điện thì những quy định chung về công tác huấn luyện, kiểm tra về an toàn lao động và quy trình an toàn điện mỗi năm 01 lần cho những đối tượng nào sau đây là đúng:
A. Quản đốc, phó quản đốc phân xưởng, đội trưởng, đội phó đội sản xuất, kỹ thuật viên, kỹ sư trực tiếp sản xuất, công nhân
B. Quản đốc, phó quản đốc phân xưởng (hoặc cấp tương đương), đội trưởng, đội phó đội sản xuất, kỹ thuật viên, công nhân (nhân viên)
C. Quản đốc, phó quản đốc phân xưởng (hoặc cấp tương đương), đội trưởng, đội phó đội sản xuất, kỹ thuật viên, kỹ sư trực tiếp sản xuất, công nhân (nhân viên)
D. Cả a, b và c đều sai
-
Câu 4:
Để đảm bảo an toàn; Giám đốc, Phó Giám đốc, Thủ trưởng đơn vị trực tiếp sử dụng lao động; Người quản lý, điều hành trực tiếp các công trường, phân xưởng hoặc các bộ phận tương đương có nhiệm vụ:
A. Đề ra các biện pháp an toàn lao động
B. Kiểm tra và giám sát thực hiện các biện pháp an toàn đó trong đơn vị mình.
C. Phải chịu hoàn toàn trách nhiệm về những biện pháp an toàn mà mình đã đề ra.
D. Cả a, b và c
-
Câu 5:
Để đảm bảo an toàn nhiệm vụ của cán bộ an toàn các cấp có nhiệm vụ:
A. Kiểm tra, giám sát các biện pháp an toàn đã đề ra và ghi thông báo an toàn để nhắc nhở khi phát hiện những vi phạm có thể dẫn đến mất an toàn.
B. Trong trường hợp phát hiện vi phạm các biện pháp an toàn có thể dẫn đến tai nạn, sự cố thì được quyền lập biên bản và đình chỉ công việc để thực hiện đủ, đúng các biện pháp an toàn, đồng thời phải chịu hoàn toàn trách nhiệm về quyết định của mình.
C. Cả a, b đều sai.
D. Cả a, b đều đúng.
-
Câu 6:
Để đảm bảo an toàn; Bộ phận hoặc cá nhân trực tiếp thực hiện nhiệm vụ:
A. Chỉ được tiến hành công việc khi đã thực hiện đủ và đúng các biện pháp an toàn đã đề ra.
B. Trong trường hợp vi phạm biện pháp an toàn bị phát hiện, lập biên bản, đình chỉ công việc thì phải ngay lập tức thực hiện đủ, đúng các biện pháp an toàn đã đề ra hoặc được yêu cầu.
C. Chỉ được tiếp tục tiến hành công việc sau khi đã làm đủ, đúng các quy định về an toàn và được cán bộ an toàn chấp thuận.
D. Cả a, b và c
-
Câu 7:
Thao tác đóng, cắt điện ở thiết bị điện cao áp:
A. Phải có 2 người thực hiện, một người thao tác và một người giám sát có bậc 3 an toàn điện trở lên.
B. Phải có 2 người thực hiện, một người thao tác và một người giám sát thao tác. Người thao tác phải có bậc 3 an toàn điện trở lên, người giám sát thao tác phải có bậc 4 an toàn điện trở lên.
C. Chỉ cần một nhân viên vận hành thực hiện.
D. Cả a, b và c đều sai.
-
Câu 8:
Trong trường hợp đặc biệt, nếu thao tác ở nơi có khả năng không liên lạc được thì quy định nào sau đây đúng:
A. Cho phép thao tác theo giờ đã hẹn trước, nhưng phải so và chỉnh lại giờ cho thống nhất với đồng hồ của người ra lệnh.
B. Nếu vì lý do nào đó mà sai hẹn thì cấm thao tác.
C. Không được phép thực hiện
D. Thực hiện cả a và b
-
Câu 9:
Khi thao tác đóng, cắt điện bằng sào thao tác và dao cách ly thao tác trực tiếp tại chỗ hoặc thay dây chì đối với thiết bị ở ngoài trời thì phải tuân thủ theo quy định nào dưới đây:
A. Cấm thao tác khi có mưa to, nước chảy thành dòng trên thiết bị, dụng cụ an toàn và đang có giông sét.
B. Cấm thao tác khi có mưa to, nước chảy thành dòng trên thiết bị, dụng cụ an toàn hoặc đang có giông sét.
C. Cho phép có thể thao tác khi trời đang có giông sét
D. Cấm thao tác vào ban đêm (khi trời tối)
-
Câu 10:
Khi cần thao tác đóng cắt, thay cầu chì đối với thiết bị điện ngoài trời trong khi có mưa to, nước chảy thành dòng trên thiết bị, dụng cụ an toàn hoặc có kèm theo giông sét thì phải áp dụng các biện pháp kỹ thuật an toàn nào để đảm bảo an toàn khi thao tác?
A. Tìm cách cắt điện nguồn tổng để thao tác không điện
B. Sử dụng đầy đủ trang bị BHLĐ, găng ủng thảm ghế cách điện cao áp.
C. Tuyệt đối không thao tác. Chờ hết mưa giông sét mới thao tác, giám sát chặt, sử dụng trang bị, dụng cụ an toàn.
D. Thực hiện theo a và c
-
Câu 11:
Thao tác thiết bị điện trong trường hợp đặc biệt cho phép thực hiện những công việc nào sau đây:
A. Cắt dao cách ly khi trời mưa, giông ở những đường dây không có điện.
B. Thay dây chì của máy biến áp, máy biến điện áp vào lúc khí hậu ẩm ướt sau khi đã cắt dao cách ly cả hai phía cao áp và hạ áp của máy biến áp, máy biến điện áp.
C. Cả a và b
D. Cả a, b và c đều sai.
-
Câu 12:
Thao tác dao cách ly quy định nào sau đây được pháp thực hiện:
A. Được phép thao tác không điện hoặc thao tác có điện khi dòng điện thao tác nhỏ hơn dòng điện cho phép theo quy trình vận hành của dao cách ly đó do đơn vị quản lý vận hành ban hành.
B. Các trường hợp dùng dao cách ly để tiến hành các thao tác có điện được quy định cụ thể trong Quy trình Thao tác hệ thống điện quốc gia.
C. Được phép thao tác không điện hoặc thao tác có điện khi dòng điện thao tác nhỏ hơn dòng điện cho phép theo quy trình vận hành của dao cách ly đó. Các trường hợp dùng dao cách ly để tiến hành các thao tác có điện được quy định cụ thể trong Quy trình Thao tác hệ thống điện quốc gia.
D. Cả a và b.
-
Câu 13:
Nếu xảy ra tai nạn, sự cố hoặc có thể gây ra mất an toàn cho người và hư hỏng thiết bị thì nhân viên vận hành được phép:
A. Cắt các máy cắt, dao cách ly phải có lệnh hoặc phiếu, nhưng sau đó phải báo cáo cho nhân viên vận hành cấp trên và người phụ trách trực tiếp của mình biết nội dung những việc đã làm, sau đó phải ghi đầy đủ vào sổ nhật ký vận hành.
B. Cắt các máy cắt, dao cách ly mà không phải có lệnh hoặc phiếu, nhưng sau đó phải báo cáo cho nhân viên vận hành cấp trên và người phụ trách trực tiếp của mình biết nội dung những việc đã làm.
C. Cắt các máy cắt, dao cách ly mà không phải có lệnh hoặc phiếu, nhưng sau đó phải báo cáo cho nhân viên vận hành cấp trên và người phụ trách trực tiếp của mình biết nội dung những việc đã làm, sau đó phải ghi đầy đủ vào sổ nhật ký vận hành.
D. Cả a, b và c đều không được phép.
-
Câu 14:
Phiếu thao tác thực hiện xong phải được lưu trong thời gian bao nhiêu:
A. Ít nhất 01 tháng.
B. Ít nhất 02 tháng.
C. Ít nhất 03 tháng.
D. Không quy định.
-
Câu 15:
Yêu cầu đối với người ra lệnh thao tác như thế nào là đúng:
A. Khi truyền đạt lệnh, người ra lệnh phải nói rõ họ tên mình và xác định rõ họ tên, chức danh của người nhận lệnh. Lệnh thao tác phải được ghi chép đầy đủ.
B. Hiểu rõ trình tự tiến hành tất cả các bước thao tác đã dự kiến, điều kiện cho phép thực hiện theo tình trạng sơ đồ thực tế và chế độ vận hành thiết bị. Khi truyền đạt lệnh, người ra lệnh phải nói rõ họ tên mình. Lệnh thao tác phải được ghi âm và ghi chép đầy đủ.
C. Hiểu rõ trình tự tiến hành tất cả các bước thao tác đã dự kiến, điều kiện cho phép thực hiện theo tình trạng sơ đồ thực tế và chế độ vận hành thiết bị. Khi truyền đạt lệnh, người ra lệnh phải nói rõ họ tên mình và xác định rõ họ tên, chức danh của người nhận lệnh. Lệnh thao tác phải được ghi âm hoặc ghi chép đầy đủ.
D. Hiểu rõ trình tự tiến hành tất cả các bước thao tác đã dự kiến, điều kiện cho phép thực hiện theo tình trạng sơ đồ thực tế và chế độ vận hành thiết bị. Khi truyền đạt lệnh, người ra lệnh phải nói rõ họ tên mình và xác định rõ họ tên, chức danh của người nhận lệnh. Lệnh thao tác phải được ghi âm và ghi chép đầy đủ.
-
Câu 16:
Trong điều kiện vận hành bình thường người giám sát thao tác và người thao tác phải thực hiện những qui định nào?
A. Khi nhận phiếu thao tác phải đọc kỹ và kiểm tra lại nội dung thao tác theo sơ đồ, nếu chưa rõ thì phải hỏi lại người ra lệnh
B. Nếu nhận lệnh bằng điện thoại thì người giám sát thao tác phải ghi đầy đủ lệnh đó và nhắc lại từng động tác trong điện thoại, ghi tên người ra lệnh, nhận lệnh, ngày, giờ truyền lệnh vào phiếu thao tác, sổ nhật ký vận hành
C. Người giám sát thao tác và người thao tác, sau khi xem xét không còn thắc mắc cùng ký vào phiếu, mang phiếu đến địa điểm thao tác
D. Cả a, b và c
-
Câu 17:
Trong điều kiện vận hành bình thường người giám sát thao tác và người thao tác phải thực hiện những qui định nào?
A. Người giám sát thao tác hoặc người thao tác, sau khi xem xét không còn thắc mắc cùng ký vào phiếu, mang phiếu đến địa điểm thao tác
B. Tới vị trí thao tác phải kiểm tra lại một lần nữa theo sơ đồ (nếu có) và đối chiếu vị trí thiết bị trên thực tế đúng với nội dung ghi trong phiếu, đồng thời kiểm tra xung quanh hay trên thiết bị còn gì trở ngại không, sau đó mới được phép thao tác
C. Cả a và b
D. Cả a, b và c đều sai
-
Câu 18:
Thực hiện biện pháp kỹ thuật chuẩn bị nơi làm việc phải cắt điện, trình tự nào sau đây đúng:
1. Cắt điện và ngăn chặn có điện trở lại nơi làm việc.
2. Cắt điện
3. Kiểm tra không còn điện.
4. Đặt (làm) tiếp đất.
5. Đặt (làm) rào chắn; treo biển báo, tín hiệu.
A. 2-3-4-5
B. 2-5-3-4
C. 1-3-4-5
D. 1-5-3-4
-
Câu 19:
Khoảng cách an toàn cho phép khi công tác không có rào chắn đối với cấp điện áp 6kV là:
A. 0,35m
B. 0,6m
C. 0,7m
D. 1m
-
Câu 20:
Khoảng cách an toàn cho phép khi công tác không có rào chắn đối với cấp điện áp 15kV là:
A. 0,35m
B. 0,6m
C. 0,7m
D. 1m
-
Câu 21:
Khoảng cách an toàn cho phép khi công tác không có rào chắn đối với cấp điện áp 22kV là:
A. 0,35m
B. 0,6m
C. 0,7m
D. 1m
-
Câu 22:
Khoảng cách an toàn cho phép khi công tác không có rào chắn đối với cấp điện áp 35kV là:
A. 0,6m
B. 0,7m
C. 1m
D. 1,5m
-
Câu 23:
Khoảng cách an toàn cho phép khi công tác không có rào chắn đối với cấp điện áp 110kV là:
A. 1m
B. 1,5m
C. 2m
D. 3m
-
Câu 24:
Khoảng cách an toàn cho phép khi công tác không có rào chắn đối với cấp điện áp 220kV là:
A. 1,5m
B. 2,5m
C. 3,5m
D. 4,5m
-
Câu 25:
Khoảng cách an toàn cho phép để đặt rào chắn đến phần có điện đối với cấp điện áp 15kV là:
A. 0,35m
B. 0,6m
C. 0,7m
D. 1m