700 câu hỏi trắc nghiệm An toàn điện
tracnghiem.net chia sẻ 700 câu trắc nghiệm về "An toàn điện" để giúp nâng cao kiến thức chuyên môn về kiến thức trong quá trình học tập và sát hạch quy trình an toàn điện. Để ôn tập hiệu quả các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời các câu hỏi và xem lại đáp án và lời giải chi tiết. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức đã ôn. Mời các bạn tham khảo!
Chọn hình thức trắc nghiệm (25 câu/30 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Vào lúc khí hậu ẩm, ướt chỉ được phép thay dây chì của máy biến áp, máy biến điện áp sau khi đã thực hiện việc gì?
A. Đã cắt dao cách ly cả hai phía cao của máy biến áp, máy biến điện áp.
B. Đã cắt dao cách ly cả hai phía cao áp và hạ áp của máy biến áp, máy biến điện áp.
C. Được phép thực hiện như lúc bình thường.
D. Đã cắt hết nguồn điện cấp vào máy biến áp và máy biến điện áp.
-
Câu 2:
Người nhận lệnh thao tác phải nhắc lại:
A. Toàn bộ lệnh, ghi đầy đủ trình tự thao tác, tên người ra lệnh và thời điểm yêu cầu thao tác.
B. Toàn lệnh, rồi tiến hành thao tác.
C. Đầy đủ trình tự thao tác, tên người ra lệnh và thời điểm yêu cầu thao tác.
D. Trình tự thao tác, ghi đầy đủ toàn bộ lệnh và tên người ra lệnh.
-
Câu 3:
Chỉ được tiến hành thao tác khi đã đảm bảo điều kiện gì?
A. Đủ điều kiện cho phép thực hiện theo sơ đồ thực tế và chế độ vận hành thiết bị.
B. Hiểu rõ lệnh thao tác, ghi đầy đủ trình tự, tên người ra lệnh và thời điểm yêu cầu.
C. Khi người ra lệnh xác định hoàn toàn đúng và cho phép thao tác.
D. Đủ điều kiện cho phép thực hiện theo sơ đồ thực tế và thiết bị có khóa liên động chống thao tác sai.
-
Câu 4:
Đóng, cắt dao cách ly tại chỗ trực tiếp bằng tay phải mang:
A. Găng tay cách điện, đi ủng cách điện và dùng sào cách điện để thao tác.
B. Găng tay cách điện, đi ủng cách điện hoặc đứng trên ghế cách điện.
C. Găng tay cách điện, đi ủng cách điện và đứng trên thảm cách điện.
D. Găng tay cách điện và dùng sào cách điện để thao tác
-
Câu 5:
Khi nào thì người ra lệnh, người giám sát, người thao tác, người nhận chuyển lệnh (nếu có) được cho là hoàn thành nhiệm vụ?
A. Khi đã kết thúc thao tác và các thiết bị vận hành bình thường.
B. Khi hết thời gian lưu phiếu thao tác theo quy định.
C. Khi đã chuyển phiếu thao tác sang cho người khác.
D. Khi người giám sát thao tác báo cáo cho người ra lệnh đã thao tác xong.
-
Câu 6:
Trong điều kiện vận hành bình thường, khi nhận lệnh bằng điện thoại, người giám sát thao tác phải ghi đầy đủ lệnh đó và:
A. Nhắc lại từng động tác trong điện thoại, ghi tên người ra lệnh, nhận lệnh, ngày, giờ thao tác vào sổ nhật ký vận hành.
B. Nhắc lại từng động tác trong điện thoại, ghi tên người ra lệnh, nhận lệnh, ngày, giờ thao tác vào phiếu thao tác.
C. Nhắc lại từng động tác trong điện thoại, ghi tên người ra lệnh vào phiếu thao tác và sổ nhật ký vận hành.
D. Nhắc lại từng động tác trong điện thoại, ghi tên người ra lệnh, nhận lệnh, ngày, giờ truyền lệnh vào phiếu thao tác và sổ nhật ký vận hành.
-
Câu 7:
Trong điều kiện vận hành bình thường, người giám sát và người thao tác sau khi xem xét không còn thắc mắc cùng phải làm gì?
A. Ký vào phiếu, mang phiếu đến địa điểm thao tác.
B. Ghi đầy đủ nội dung thao tác vào sổ nhật ký vận hành.
C. Ghi thời gian bắt đầu thao tác.
D. Mang phiếu đến địa điểm thao tác sau đó ký vào phiếu.
-
Câu 8:
Người giám sát đánh dấu (X) vào cột đã thao tác khi nào?
A. Sau mỗi động tác vừa thực hiện xong.
B. Sau khi thực hiện hết trình tự thao tác.
C. Trước khi thực hiện mỗi động tác.
D. Trước khi thực hiện thao tác
-
Câu 9:
Sau khi thao tác cắt điện để làm việc, ở bộ phận truyền động của dao cách ly cần phải treo biển báo:
A. “Làm việc tại đây”.
B. “Cấm lại gần! Có điện nguy hiểm chết người”.
C. “Cấm đóng điện! Có người đang làm việc”.
D. “Đã tiếp đất”.
-
Câu 10:
Sau khi thao tác cắt điện để làm việc, ở bộ phận truyền động của dao cách ly cần phải treo biển báo và có thêm biện pháp gì để không thể đóng dao đưa điện vào thiết bị có người đang làm việc?
A. Thử hết điện và đóng tiếp đất an toàn.
B. Khoá tay truyền động, đặt tấm lót, cử người canh gác.
C. Thông báo cho mọi người biết thiết bị đã được cắt hết điện.
D. Đặt rào chắn an toàn để không ai có thể đến gần nơi làm việc.
-
Câu 11:
Chỉ được đóng, cắt dao cách ly (hoặc cầu chì tự rơi) trên cột bằng sào cách điện với điều kiện khoảng cách từ phần dẫn điện thấp nhất của các thiết bị này đến người thao tác không nhỏ hơn:
A. 3,0 m.
B. 2,0 m.
C. 4,0 m.
D. 5,0 m.
-
Câu 12:
Người ra lệnh thao tác phải hiểu rõ những gì?
A. Trình tự tiến hành tất cả các bước thao tác đã dự kiến, điều kiện cho phép thực hiện theo sơ đồ thực tế và chế độ vận hành thiết bị.
B. Điều kiện cho phép thực hiện theo sơ đồ thực tế và chế độ vận hành thiết bị.
C. Trình tự tiến hành tất cả các bước thao tác đã dự kiến.
D. Trình tự tiến hành tất cả các bước thao tác đã dự kiến và chế độ vận hành thiết bị.
-
Câu 13:
Trong khi thao tác, nếu nghi ngờ động tác vừa thực hiện thì xử lý thế nào?
A. Ngừng ngay để kiểm tra lại toàn bộ, nếu không có bất thường thì mới thao tác tiếp.
B. Nếu không phát sinh sự cố thì tiếp tục thực hiện thao tác các hạng mục tiếp theo.
C. Ngừng ngay để kiểm tra lại toàn bộ rồi báo cáo ngay cho người ra lệnh biết.
D. Rà soát các hạng mục đã thao tác, nếu phát hiện có nhầm lẫn thì thao tác lại.
-
Câu 14:
Trong khi thao tác, nếu phát hiện bị sai hoặc nhầm lẫn thì xử lý thế nào?
A. Phải ngừng ngay việc thao tác khắc phục hết sai sót rồi tiếp tục thao tác.
B. Thao tác hạng mục làm sai về vị trí ban đầu sau đó tiếp tục thực hiện theo phiếu.
C. Thao tác tất cả trở về vị trí ban đầu sau đó thực hiện lại từ đầu theo phiếu.
D. Phải ngừng ngay việc thao tác và báo cáo cho người ra lệnh biết. Việc thực hiện tiếp thao tác phải tiến hành theo một phiếu mới.
-
Câu 15:
Khi cắt điện một phần để làm việc phải đảm bảo khoảng cách từ người làm việc đến phần có điện với điện áp 10kV tối thiểu là:
A. 0,6 m.
B. 0,7 m.
C. 1,0 m.
D. 1,5 m.
-
Câu 16:
Khi cắt điện một phần để làm việc phải đảm bảo khoảng cách từ người làm việc đến phần có điện điện áp 22kV tối thiểu là:
A. 1,0 m.
B. 0,6 m.
C. 0,7 m.
D. 1,5 m.
-
Câu 17:
Khi cắt điện một phần để làm việc phải đảm bảo khoảng cách từ người làm việc đến phần có điện điện áp 35kV tối thiểu là:
A. 1,0 m.
B. 1,5 m.
C. 0,6 m.
D. 0,7 m.
-
Câu 18:
Khi cắt điện một phần để làm việc phải đảm bảo khoảng cách từ người làm việc đến phần có điện điện áp 110kV tối thiểu là:
A. 1,0 m.
B. 2,5 m.
C. 0,7 m.
D. 1,5 m
-
Câu 19:
Khoảng cách nhỏ nhất từ rào chắn đến phần mang điện cấp điện áp 10kV quy định tối thiểu là:
A. 0,7 m.
B. 1,0 m.
C. 0,6 m.
D. 0,35 m.
-
Câu 20:
Khoảng cách nhỏ nhất từ rào chắn đến phần mang điện cấp điện áp 22kV quy định tối thiểu là:
A. 1,0 m.
B. 0,7 m.
C. 0,6 m.
D. 0,35 m.
-
Câu 21:
Khoảng cách nhỏ nhất từ rào chắn đến phần mang điện cấp điện áp 35kV quy định tối thiểu là:
A. 1,5 m.
B. 1,0 m.
C. 0,35 m.
D. 0,6 m.
-
Câu 22:
Khoảng cách nhỏ nhất từ rào chắn đến phần mang điện cấp điện áp 110kV quy định tối thiểu là:
A. 1,5 m.
B. 0,6 m.
C. 1,0 m.
D. 2,5 m.
-
Câu 23:
Ai là người chịu trách nhiệm thực hiện việc đặt rào chắn tạm thời?
A. Người chuẩn bị nơi làm việc, người cho phép hoặc người chỉ huy trực tiếp.
B. Người chuẩn bị nơi làm việc.
C. Người cho phép hoặc người chỉ huy trực tiếp.
D. Chỉ người chỉ huy trực tiếp mới được đặt rào chắn tạm thời.
-
Câu 24:
Cắt điện từng phần để làm việc phải giao cho ai đảm nhiệm?
A. Nhân viên vận hành nắm vững sơ đồ và vị trí thực tế của thiết bị.
B. Người chỉ huy trực tiếp đơn vị công tác.
C. Người thuộc đơn vị công tác nắm vững sơ đồ và vị trí thực tế của thiết bị.
D. Người đã được huấn luyện, kiểm tra công nhận chức danh vận hành và được phép của đơn vị vận hành.
-
Câu 25:
Khi cắt điện để làm công việc, phải ngăn chặn được những nguồn điện nào ngược trở lại có thể gây nguy hiểm cho người làm việc?
A. Nguồn điện điều khiển thiết bị đóng cắt.
B. Nguồn điện cảm ứng từ đường dây cao áp đang vận hành.
C. Dòng điện sét lan truyền từ đường dây trên không đến.
D. Nguồn điện cao, hạ áp qua máy biến áp lực, máy biến áp đo lường, máy phát điện.