700 câu hỏi trắc nghiệm An toàn điện
tracnghiem.net chia sẻ 700 câu trắc nghiệm về "An toàn điện" để giúp nâng cao kiến thức chuyên môn về kiến thức trong quá trình học tập và sát hạch quy trình an toàn điện. Để ôn tập hiệu quả các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời các câu hỏi và xem lại đáp án và lời giải chi tiết. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức đã ôn. Mời các bạn tham khảo!
Chọn hình thức trắc nghiệm (25 câu/30 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Chặt cây trong hành lang an toàn đường dây cao áp phải có:
A. Phiếu công tác hoặc lệnh công tác.
B. Phiếu thao tác hoặc lệnh công tác.
C. Phiếu công tác hoặc phiếu thao tác.
D. Phiếu công tác và lệnh thao tác.
-
Câu 2:
Thực hiện căng lại dây, thay dây hạ áp chung cột với đường dây đến 110kV, nếu khoảng cách giữa các dây dẫn gần nhất của hai mạch dưới 4 mét thì:
A. Phải cắt điện và làm tiếp đất đường dây cao áp.
B. Phải sử dụng trang bị cách điện chuyên dùng.
C. Phải có biện pháp để dây hạ áp không văng lên đường dây cao áp.
D. Không cần cắt điện đường dây cao áp nhưng phải dùng các tấm ngăn cách điện giữa hai mạch.
-
Câu 3:
Khi xây dựng đường dây điện, đơn vị làm công việc phải thoả thuận với đơn vị vận hành để cử người giám sát an toàn điện trong trường hợp nào?
A. Mọi việc trong quá trình tổ chức thi công.
B. Lắp đặt dây dẫn, dây chống sét ở chỗ giao chéo với đường dây có điện.
C. Lắp đặt dây dẫn, dây chống sét đi song song với đường dây có điện.
D. Người chỉ huy đơn vị công tác không đủ trình độ giám sát an toàn điện.
-
Câu 4:
Khi dựng cột ở bên cạnh đường dây điện cao áp đang vận hành thì người chỉ huy phải có bậc an toàn tối thiểu là:
A. 4/5
B. 2/5
C. 3/5.
D. 5/5
-
Câu 5:
Khi dựng cột ở gần đường dây đến 110 kV đang vận hành, khoảng cách từ các dây cáp kéo và cáp hãm đến dây dẫn có điện tối thiểu là:
A. 6,0 m.
B. 4,0 m.
C. 5,0 m.
D. 8,0 m.
-
Câu 6:
Lắp đặt dây dẫn hạ áp ở trong nhà phải dùng những loại dây như thế nào?
A. Dây có bọc cách điện.
B. Dây trần.
C. Dây trần hoặc dây có bọc cách điện.
D. Dây cáp vặn xoắn.
-
Câu 7:
Lắp đặt dây dẫn hạ áp xuyên qua mái nhà ngói, lá, nứa, gianh phải dùng loại dây như thế nào?
A. Cáp bọc vỏ chì, nhựa PVC.
B. Dây có bọc cách điện.
C. Dây trần đi trong ống cách điện hoặc dây có bọc cách điện.
D. Dây cáp vặn xoắn.
-
Câu 8:
Điện cao áp được quy định bao nhiêu (V) là đúng:
A. Từ 500V trở lên
B. Đến 1000V
C. Từ 1000V trở lên
D. Trên 1000V
-
Câu 9:
Người chỉ đạo chung khi công việc do nhiều đơn vị công tác của cùng một tổ chức hoạt động điện lực thực hiện là:
A. Người cấp phiếu.
B. Người cho phép.
C. Người lãnh đạo công việc.
D. Tất cả đều sai.
-
Câu 10:
Người có trách nhiệm phân công công việc, chỉ huy và giám sát nhân viên đơn vị công tác trong suốt quá trình thực hiện công việc là:
A. Người lãnh đạo công việc.
B. Người cấp phiếu.
C. Người cho phép.
D. Người chỉ huy trực tiếp.
-
Câu 11:
Người cấp phiếu công tác là những người nào sau đây:
A. Là người của đơn vị công tác.
B. Là người của đơn vị trực tiếp vận hành được giao nhiệm vụ cấp phiếu công tác.
C. Là người của đơn vị công tác hoăc người của đơn vị quản lý vận hành được giao nhiệm vụ cấp phiếu công tác.
D. Tất cả đều sai.
-
Câu 12:
Người thực hiện thủ tục cho phép đơn vị công tác vào làm việc khi hiện trường công tác đã đảm bảo an toàn về điện là:
A. Người lãnh đạo công việc.
B. Người cấp phiếu.
C. Người cho phép.
D. Người chỉ huy trực tiếp.
-
Câu 13:
Người có kiến thức về an toàn điện, được huấn luyện, chỉ định và thực hiện việc giám sát an toàn điện cho đơn vị công tác là:
A. Người giám sát an toàn điện
B. Người cấp phiếu.
C. Người cho phép.
D. Người chỉ huy trực tiếp.
-
Câu 14:
Đơn vị công tác được quy định như thế nào:
A. Là đơn vị thực hiện công việc sửa chữa, thí nghiệm, xây lắp v.v.
B. Mỗi đơn vị công tác phải có tối thiểu 2 người, trong đó phải có 1 người chỉ huy trực tiếp chịu trách nhiệm chung.
C. Cả a và b
D. Tất cả a, b, c đều sai.
-
Câu 15:
Đơn vị làm công việc được quy định như thế nào là đúng:
A. Là đơn vị quản lý vận hành.
B. Là đơn vị ngoài
C. Là đơn vị có quyền và trách nhiệm cử ra đơn vị công tác để thực hiện công việc sửa chữa, thí nghiệm, xây lắp v.v.
D. Mỗi đơn vị làm công việc phải có tối thiểu 2 người, trong đó phải có 1 người chỉ huy trực tiếp chịu trách nhiệm chung.
-
Câu 16:
Nhân viên đơn vị công tác được quy định như thế nào là đúng:
A. Là người của đơn vị công việc trực tiếp thực hiện công việc do người chỉ huy trực tiếp phân công.
B. Là người của đơn vị công tác trực tiếp thực hiện công việc do người chỉ huy trực tiếp phân công.
C. Là người của đơn vị quản lý vận hành trực tiếp thực hiện công việc do người chỉ huy trực tiếp phân công.
D. Là người của đơn vị ngoài trực tiếp thực hiện công việc do người chỉ huy trực tiếp phân công.
-
Câu 17:
Công việc làm ở thiết bị điện ngoài trời hoặc trong nhà chỉ có một phần được cắt điện để làm việc hoặc thiết bị điện được cắt điện hoàn toàn nhưng các lối đi ra phần phân phối ngoài trời hoặc thông sang phòng bên cạch có điện vẫn mở cửa là:
A. Làm việc có cắt điện một phần.
B. Làm việc có cắt điện hoàn toàn
C. Làm việc có điện.
D. Cả a, b và c đều sai.
-
Câu 18:
Công việc làm ở thiết bị đang mang điện, có sử dụng các trang bị, dụng cụ chuyên dùng là:
A. Làm việc có cắt điện một phần.
B. Làm việc có cắt điện hoàn toàn
C. Làm việc có điện.
D. Cả a, b và c đều sai.
-
Câu 19:
Phương tiện bảo vệ cá nhân là gì:
A. Là trang bị mà nhân viên đơn vị công tác phải sử dụng để phòng ngừa tai nạn cho chính mình.
B. Là trang bị mà đơn vị công tác phải sử dụng để phòng ngừa tai nạn cho đơn vị công tác.
C. Là các tràn thiết bị kỹ thuật an toàn.
D. Cả a, b và c đều đúng.
-
Câu 20:
Để đảm bảo an toàn điện thì mọi công việc khi tiến hành trên thiết bị và vật liệu điện, ở gần hoặc liên quan đến thiết bị điện và vật liệu điện đang mang điện đều phải:
A. Thực hiện theo phiếu công tác
B. Thực hiện theo lệnh công tác
C. Thực hiện theo phiếu công tác hoặc lệnh công tác
D. Thực hiện theo phiếu công tác và lệnh công tác
-
Câu 21:
Để đảm bảo an toàn điện, cấm ra mệnh lệnh hoặc giao công việc cho những người:
A. Chưa được huấn luyện, kiểm tra đạt yêu cầu Quy trình an toàn điện và các quy trình có liên quan.
B. Chưa biết rõ những việc sẽ phải làm.
C. Cả a và b
D. Cả a, b và c đều sai
-
Câu 22:
Để đảm bảo an toàn điện, những mệnh lệnh không đúng Quy trình an toàn điện và các quy trình có liên quan khác, có nguy cơ mất an toàn cho người hoặc thiết bị thì người nhận lệnh có quyền:
A. Không chấp hành
B. Không chấp hành, nếu người ra lệnh không chấp thuận thì người nhận lệnh vẫn phải chấp hành, sau đó được quyền báo cáo với cấp trên
C. Không chấp hành và báo cáo với cấp trên
D. Không chấp hành, nếu người ra lệnh không chấp thuận thì người nhận lệnh được quyền báo cáo với cấp trên
-
Câu 23:
Để đảm bảo an toàn điện, khi phát hiện cán bộ, công nhân vi phạm Quy trình an toàn điện và các quy trình có liên quan khác, có nguy cơ đe dọa đến tính mạng con người và an toàn thiết bị, người phát hiện phải:
A. Lập tức ngăn chặn
B. Báo cáo với cấp có thẩm quyền
C. Lập tức ngăn chặn và báo cáo với cấp trên
D. Cả a và b
-
Câu 24:
Để đảm bảo an toàn điện, người trực tiếp làm công tác quản lý vận hành, kinh doanh, thí nghiệm, sửa chữa, xây lắp điện phải:
A. Có giấy chứng nhận sức khỏe đủ tiêu chuẩn theo yêu cầu công việc
B. Có giấy chứng nhận sức khỏe đủ tiêu chuẩn do cơ quan y tế có thẩm quyền cấp
C. Có giấy chứng nhận sức khỏe đủ tiêu chuẩn theo yêu cầu công việc do cơ quan y tế có thẩm quyền cấp
D. Có giấy chứng nhận sức khỏe đủ tiêu chuẩn theo yêu cầu công việc do cơ quan y tế có thẩm quyền cấp theo quy định hiện hành