700 câu hỏi trắc nghiệm An toàn điện
tracnghiem.net chia sẻ 700 câu trắc nghiệm về "An toàn điện" để giúp nâng cao kiến thức chuyên môn về kiến thức trong quá trình học tập và sát hạch quy trình an toàn điện. Để ôn tập hiệu quả các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời các câu hỏi và xem lại đáp án và lời giải chi tiết. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức đã ôn. Mời các bạn tham khảo!
Chọn hình thức trắc nghiệm (25 câu/30 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Xây dựng đường dây dẫn điện ở nơi có đường dây điện cao áp đang vận hành, các tổ chức, cơ quan, đơn vị xây lắp:
A. Không phải đăng ký và thực hiện các biện pháp an toàn theo yêu cầu của đơn vị QLVH.
B. Chỉ thực hiện các biện pháp an toàn theo yêu cầu của đơn vị quản lý vận hành nếu có thời gian và người để làm.
C. Phải đăng ký và thực hiện các biện pháp an toàn theo yêu cầu của đơn vị quản lý vận hành.
D. Cả a, b và c đều sai
-
Câu 2:
Xây dựng đường dây dẫn điện ở nơi có đường dây điện cao áp đang vận hành, các tổ chức, cơ quan, đơn vị xây lắp phải thỏa thuận với đơn vị quản lý vận hành để cử người giám sát an toàn điện cho đơn vị công tác để đảm bảo an toàn khi tiến hành những công việc nào sau đây:
A. Lắp đặt dây dẫn, dây chống sét trên tuyến đường dây hai mạch đi chung cột khi một mạch đang vận hành; Lắp đặt dây dẫn và dây chống sét ở chỗ giao chéo với đường dây đang vận hành.
B. Dựng cột điện bên cạnh đường dây 22kV đang vận hành, khoảng cách từ vị trí làm việc đến dây dẫn điện gần nhất nhỏ hơn hoặc bằng 1,5 chiều cao của cột được dựng.
C. Cả a và b.
D. Cả a, b và c đều sai
-
Câu 3:
Các tổ chức, cơ quan, đơn vị xây lắp phải đăng ký và thực hiện các biện pháp an toàn theo yêu cầu của đơn vị quản lý vận hành, đồng thời phải thoả thuận với đơn vị quản lý vận hành để cử người giám sát an toàn điện cho đơn vị công tác để đảm bảo an toàn khi tiến hành những công việc sau đây:
A. Lắp đặt dây dẫn, dây chống sét trên tuyến đường dây hai mạch đi chung cột khi một mạch đang vận hành;
B. Lắp đặt dây dẫn và dây chống sét ở chỗ giao chéo với đường dây đang vận hành;
C. Dọn sạch tuyến mà khi chặt cây có nguy cơ đổ vào đường dây đang vận hành gây sự cố và tai nạn.
D. Cả a, b và c.
-
Câu 4:
Công việc đóng cọc bằng máy gần đường dây cao áp đang vận hành, quy định nào sau đây đúng?
A. Người chỉ huy trực tiếp phải có bậc 3 an toàn điện trở lên.
B. Khi làm việc và di chuyển các chi tiết của máy đóng cọc phải cách dây dẫn có điện từ 6,0m trở lên.
C. Ở những địa hình không bằng phẳng không để đầu cần của máy đóng cọc nghiêng về phía dây dẫn có điện vì có thể dẫn đến vi phạm khoảng cách an toàn, gây ra phóng điện.
D. Cả a, b và c.
-
Câu 5:
Khi cho máy đóng cọc đi dưới đường dây cao áp đang vận hành, quy định nào sau đây đúng?
A. Cần nâng của máy phải hạ xuống, đặt ở vị trí nằm ngang và chỉ đi ở những nơi đã được chỉ dẫn, quy định.
B. Cần nâng của máy phải hạ xuống, đặt ở vị trí nằm ngang hoặc chỉ đi ở những nơi đã được chỉ dẫn, quy định.
C. Không quy định
D. Cả a, b và c đều sai.
-
Câu 6:
Nếu đào hố móng bằng phương pháp cơ giới ở dưới đường dây đang vận hành hoặc có khả năng vi phạm khoảng cách phóng điện, quy định nào sau đây đúng?
A. Người chỉ huy trực tiếp phải có bậc 4 an toàn điện trở lên. Các biện pháp an toàn về điện cũng được quy định như với máy đóng cọc.
B. Người chỉ huy trực tiếp phải có bậc 3 an toàn điện trở lên. Các biện pháp an toàn về điện không thực hiện quy định như với máy đóng cọc.
C. Người chỉ huy trực tiếp phải có bậc 3 an toàn điện trở lên. Các biện pháp an toàn về điện cũng được quy định như với máy đóng cọc.
D. Cả a, b và c đều sai.
-
Câu 7:
Nếu lắp ráp cột bằng cần trục gần đường dây cao áp đang vận hành, quy đinh nào sau đây đúng?
A. Người chỉ huy trực tiếp phải có bậc 3 an toàn điện trở lên.
B. Trong quá trình làm việc phải chú ý không để dụng cụ, dây chằng tới gần dây dẫn có điện vi phạm khoảng cách an toàn với thiết bị đang mang
C. Không buộc dây chằng vào cột và cấm trèo lên cột của đường dây đang vận hành.
D. Cả a, b và c.
-
Câu 8:
Khi thi công dựng cột điện gần đường dây cao áp đang vận hành, thì phải thực hiện theo những quy định nào sau đây:
A. Nếu dựng cột ở bên cạnh đường dây đang vận hành thì người chỉ huy trực tiếp phải có bậc 4 an toàn điện trở lên
B. Cấm đặt các phương tiện trục kéo ngay phía dưới dây dẫn của đường dây cao áp đang vận hành
C. Dây cáp kéo và cáp hãm phải bố trí sao cho khi dây cáp bị bật, đứt không thể văng về phía đường dây đang vận hành
D. Cả a, b và c
-
Câu 9:
Khi dựng cột ở bên cạnh đường dây điện cao áp đang vận hành thì người chỉ huy trực tiếp phải có bậc an toàn điện như thế nào?
A. Bậc 3 an toàn điện trở lên
B. Bậc 4 an toàn điện trở lên
C. Bậc 5 an toàn điện
D. Không quy định
-
Câu 10:
Khi dựng cột ở gần đường dây điện cao áp đang vận hành thì phải đặt các phương tiện trục kéo đảm bảo yêu cầu gì?
A. Không chằng néo trục kéo vào cột đường dây vận hành
B. Không vi phạm khoảng cách nguy hiểm với đường dây vận hành
C. Cấm đặt các phương tiện trục kéo phía dưới dây dẫn của đường dây đang vận hành
D. Cả a, b và c
-
Câu 11:
Khi dựng cột ở gần đường dây điện cao áp đang vận hành, dây cáp kéo và cáp hãm được quy định như thế nào?
A. Dùng thừng buộc gìm từng đoạn xuống
B. Bố trí cách thật xa đường dây đang vận hành
C. Phải bố trí sao cho khi bị bật, đứt- không thể văng lên đường dây vận hành
D. Cả a và c
-
Câu 12:
Khi dựng cột ở gần đường dây đến 35kV đang vận hành, khoảng cách từ các dây cáp kéo và cáp hãm đến dây dẫn có điện cho phép là bao nhiêu?
A. Nhỏ nhất 2 mét
B. Nhỏ nhất 4 mét
C. Nhỏ nhất 6 mét
D. Nhỏ nhất 8 mét
-
Câu 13:
Khi dựng cột ở gần đường dây đến 110kV đang vận hành, khoảng cách từ các dây cáp kéo và cáp hãm đến dây dẫn có điện cho phép là bao nhiêu?
A. Nhỏ nhất 4 mét
B. Nhỏ nhất 6 mét
C. Nhỏ nhất 8 mét.
D. Nhỏ nhất 10 mét
-
Câu 14:
Khi dựng cột ở gần đường dây 220kV đang vận hành, khoảng cách từ các dây cáp kéo và cáp hãm đến dây dẫn có điện cho phép là bao nhiêu?
A. Nhỏ nhất 4 mét
B. Nhỏ nhất 6 mét
C. Nhỏ nhất 8 mét
D. Nhỏ nhất 10 mét
-
Câu 15:
Khi dựng cột ở gần đường dây 500kV đang vận hành, khoảng cách từ các dây cáp kéo và cáp hãm đến dây dẫn có điện cho phép là bao nhiêu?
A. Nhỏ nhất 4 mét
B. Nhỏ nhất 6 mét
C. Nhỏ nhất 8 mét
D. Nhỏ nhất 10 mét
-
Câu 16:
Khi dựng cột ở gần đường dây đến 35kV đang vận hành, khoảng cách cho phép từ dây chằng néo đến dây dẫn có điện là bao nhiêu?
A. Nhỏ nhất 2 mét
B. Nhỏ nhất 3 mét
C. Nhỏ nhất 4 mét
D. Nhỏ nhất 6 mét
-
Câu 17:
Khi dựng cột ở gần đường dây đến 110kV đang vận hành, khoảng cách cho phép từ dây chằng néo đến dây dẫn có điện là bao nhiêu?
A. Nhỏ nhất 4 mét
B. Nhỏ nhất 6 mét
C. Nhỏ nhất 8 mét
D. Nhỏ nhất 10 mét
-
Câu 18:
Khi nâng cột ở gần đường dây cao áp đang vận hành, phải có biện pháp gì để chống dây chằng có bguy cơ dịch chuyển tới gần dây dẫn có điện?
A. Dùng dây chằng ngược để kéo dây néo lại
B. Dùng thừng buộc gìm xuống
C. Đóng cọc cố định lại
D. Cả a, b và c
-
Câu 19:
Khi nâng cột ở gần đường dây cao áp đang vận hành, phải nối đất các bộ phận nào?
A. Toàn bộ dây chằng bằng kim loại nếu cột đang dựng bằng sắt
B. Thân của tời nâng cột, hãm cột
C. Cả a và b
D. Cả a, b và c đều sai
-
Câu 20:
Khi lắp đặt dây dẫn ở chỗ giao chéo với đường dây cao áp đang vận hành, phải thực hiện theo những quy định nào sau đây là đúng?
A. Chỉ được phép lắp đặt dây dẫn ở chỗ giao chéo với đường dây cao áp đang vận hành khi dây dẫn lắp đặt đi dưới dây dẫn của đường dây này
B. Người chỉ huy trực tiếp đơn vị công tác phải có bậc 5 an toàn điện. Nhân viên đơn vị công tác phải là những công nhân đường dây chuyên nghiệp, có bậc 3 an toàn điện trở lên
C. Phải áp dụng mọi biện pháp ngăn ngừa khả năng vi phạm khoảng cách an toàn theo quy định với dây dẫn có điện. Dây dẫn định kéo phải được nối đất về hai phía của đường dây có điện
D. Cả a, b và c
-
Câu 21:
Chỉ được phép lắp đặt dây dẫn ở chỗ giao chéo với đường dây cao áp đang vận hành trong trường hợp nào sau đây?
A. Dây lắp đặt đi dưới dây vận hành
B. Dây lắp đặt đi trên dây vận hành
C. Cả hai trường hợp trên đều được
D. Cả a, b và c đều không được phép
-
Câu 22:
Trường hợp đặc biệt, nếu không thể cắt điện đường dây ở phía dưới trong thời gian dài để căng (kéo) dây đường dây phía trên thì cho phép làm những việc gì sau đây?
A. Làm giàn giáo để cách ly với đường dây có điện
B. Tổ chức căng (kéo) dây phía trên trong thời gian thật ngắn
C. Thực hiện biện pháp ngăn ngừa khả năng làm rơi, hoặc chùng dây đang căng (kéo)
D. Cả a, b và c
-
Câu 23:
Làm giàn giáo để thi công đường dây giao chéo đi phía trên đường dây đang vận hành phải đảm bảo điều kiện gì?
A. Ngăn ngừa được mọi yếu tố nguy hiểm đối với đơn vị công tác thi công đường dây giao chéo phía trên
B. An toàn đối với đường dây có điện ở dưới
C. Cả a và b.
D. Cả a, b và c đều sai
-
Câu 24:
Khi dựng giàn giáo phía trên đường dây đang vận hành (để thi công đường dây giao chéo phía trên nữa) thì phải tổ chức biện pháp an toàn như thế nào?
A. Phải cắt điện đường dây đang vận hành
B. Phải lập phương án cụ thể và được Lãnh đạo Điện lực (Chi nhánh) phê duyệt
C. Phải lập phương án cụ thể và được Lãnh đạo Công ty phê duyệt
D. Cả a và c
-
Câu 25:
Khi tổ chức thi công lắp đặt dây dẫn ở chỗ giao chéo với đường dây cao áp đang vận hành thì người chỉ huy phải có trình độ như thế nào?
A. Bậc 3 an toàn điện trở lên
B. Bậc 4 an toàn điện trở lên
C. Bậc 5 an toàn điện
D. Không quy định