700 câu hỏi trắc nghiệm An toàn điện
tracnghiem.net chia sẻ 700 câu trắc nghiệm về "An toàn điện" để giúp nâng cao kiến thức chuyên môn về kiến thức trong quá trình học tập và sát hạch quy trình an toàn điện. Để ôn tập hiệu quả các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời các câu hỏi và xem lại đáp án và lời giải chi tiết. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức đã ôn. Mời các bạn tham khảo!
Chọn hình thức trắc nghiệm (25 câu/30 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Dây tiếp đất di động phải là loại như thế nào?
A. Là dây chuyên dùng, bằng đồng hoặc hợp kim trần (hoặc bọc nhựa trong), mềm, nhiều sợi.
B. Dây nhôm mềm nhiều sợi để giảm trọng lượng.
C. Dây đồng mềm nhiều sợi.
D. Là dây chuyên dùng, bằng đồng hoặc hợp kim trần (hoặc bọc nhựa trong).
-
Câu 2:
Với thiết bị điện có cấp điện áp đến 15 kV, khi làm rào chắn tạm thời phải đeo găng cách điện, đi ủng cách điện hoặc đứng trên tấm thảm cách điện và thực hiện dưới sự giám sát của người có bậc an toàn là:
A. 5/5.
B. 4/5
C. 3/5.
D. 2/5.
-
Câu 3:
Rào chắn tạm thời để ngăn cách phần thiết bị có điện với nơi làm việc phải làm bằng vật liệu như thế nào?
A. Khô và chắc chắn, như tre, gỗ, nhựa, tấm vật liệu cách điện v.v.
B. Tấm kim loại hoặc rào lưới bằng sắt.
C. Tấm bakelit cách điện.
D. Phải làm bằng vật liệu cứng và chắc chắn để ngăn cách tốt.
-
Câu 4:
Nếu đặt rào chắn tạm thời chạm vào phần có điện điện áp đến 15kV thì dùng vật liệu như thế nào?
A. Vật liệu cách điện phù hợp tiêu chuẩn kỹ thuật sử dụng và thử nghiệm dụng cụ an toàn dùng ở thiết bị điện đó.
B. Khô và chắc chắn, như tre, gỗ, nhựa.
C. Tấm bakelit cách điện.
D. Phải làm bằng vật liệu khô, cứng và chắc chắn để cách điện tốt.
-
Câu 5:
Sau khi đặt rào chắn tạm thời phải treo biển báo:
A. “Dừng lại! Có điện nguy hiểm chết người”.
B. “Cấm sờ! Có điện nguy hiểm chết người”.
C. “Cấm lại gần! Điện áp cao nguy hiểm chết người”.
D. “Cấm vào! Điện áp cao nguy hiểm chết người”.
-
Câu 6:
Ở thiết bị phân phối điện trong nhà, trên rào lưới hoặc cửa sắt của các ngăn bên cạnh và đối diện với chỗ làm việc phải treo biển báo:
A. “Dừng lại! Có điện nguy hiểm chết người”.
B. “Cấm vào! Điện áp cao nguy hiểm chết người”.
C. “Cấm mở! Có người đang làm việc”.
D. “Cấm lại gần! Điện áp cao nguy hiểm chết người”.
-
Câu 7:
Tại nơi làm việc, sau khi làm tiếp đất phải treo biển báo:
A. “Làm việc tại đây”.
B. “Đã nối đất”.
C. “Vào hướng này”.
D. “Trèo tại đây”.
-
Câu 8:
Công việc nào dưới đây thuộc biện pháp tổ chức để đảm bảo an toàn khi làm việc ở thiết bị điện?
A. Đăng ký công tác.
B. Đặt biển báo an toàn.
C. Đặt rào chắn tạm thời.
D. Thử hết điện và làm tiếp đất.
-
Câu 9:
Phiếu công tác được cấp bởi?
A. Người được giao nhiệm vụ của đơn vị quản lý vận hành.
B. Người được giao nhiệm vụ đơn vị công tác.
C. Trưởng đơn vị công tác.
D. Giám đốc hoặc Phó giám đốc đơn vị có hiện trường lưới điện công tác.
-
Câu 10:
Khi tổ chức làm công việc trên thiết bị điện, phiếu công tác được cấp theo nguyên tắc:
A. Mỗi đơn vị công tác chỉ được cấp một phiếu công tác cho một công việc.
B. Mỗi đơn vị công tác có thể được cấp nhiều phiếu công tác cho 1 công việc có nhiều việc do 1 đơn vị công tác thực hiện.
C. Nhiều đơn vị công tác làm trên một hệ thống lưới điện được cấp một phiếu công tác.
D. Mỗi đơn vị công tác được cấp hai phiếu công tác cho một công việc khi khối lượng công việc nhiều và phức tạp.
-
Câu 11:
Trong trường hợp phiếu công tác được lập thành 02 bản thì tại hiện trường, sau khi ký cho phép mỗi một phiếu được giao cho 1 người là:
A. Người cấp phiếu và người giám sát an toàn điện.
B. Người cho phép và người chỉ huy trực tiếp.
C. Người chỉ huy trực tiếp và người giám sát an toàn điện.
D. Người cho phép và lãnh đạo công việc.
-
Câu 12:
Trường hợp nào thì phiếu công tác được phép lập thành 01 bản?
A. Người cho phép kiêm người chỉ huy trực tiếp.
B. Người cho phép kiêm người giám sát an toàn điện.
C. Người cấp phiếu kiêm người chỉ huy trực tiếp.
D. Người chỉ huy trực tiếp kiêm người giám sát an toàn điện.
-
Câu 13:
Sau khi hoàn thành công việc, phiếu công tác được giao trả lại người cấp phiếu để kiểm tra, lưu giữ ít nhất:
A. 01 tháng.
B. 02 tháng.
C. 03 tháng.
D. 06 tháng
-
Câu 14:
Về nguyên tắc mỗi phiếu công tác phải được lập thành mấy bản?
A. 02 bản.
B. 01 bản.
C. 03 bản.
D. 04 bản.
-
Câu 15:
Trong một phiếu công tác, một người được đảm nhận tối đa bao nhiêu chức danh?
A. 03
B. 01
C. 02
D. 04
-
Câu 16:
Người được giao nhiệm vụ chỉ huy trực tiếp hàng năm phải được tổ chức theo yêu cầu gì?
A. Phải được huấn luyện về những nội dung liên quan, kiểm tra đạt yêu cầu và được Giám đốc, Phó Giám đốc kỹ thuật cấp Công ty ra quyết định công nhận
B. Phải được huấn luyện về những nội dung liên quan, kiểm tra đạt yêu cầu.
C. Phải được huấn luyện về những nội dung liên quan và được Giám đốc, Phó Giám đốc kỹ thuật cấp Công ty ra quyết định công nhận
D. Được Giám đốc, Phó Giám đốc kỹ thuật cấp Công ty ra quyết định công nhận có đủ khả năng thực hiện các nhiệm vụ đó.
-
Câu 17:
Đối với những phiếu công tác đã hoàn thành công việc, người cấp phiếu còn có trách nhiệm gì?
A. Tiếp nhận lại phiếu, kiểm tra và ký hoàn thành phiếu.
B. Được coi là đã hoàn thành nhiệm vụ.
C. Thông báo cho trưởng đơn vị biết là công việc đã hoàn thành.
D. Thông báo cho bộ phận trực điều độ biết để tổ chức đóng điện.
-
Câu 18:
Nhân viên đơn vị công tác phải có các trách nhiệm sau:
A. Nắm vững những yêu cầu về an toàn tự kiểm tra phương tiện bảo vệ cá nhân.
B. Bảo đảm đầy đủ phương tiện bảo vệ cá nhân khi tiến hành công việc.
C. Nắm vững những yêu cầu về an toàn có liên quan đến công việc, tự kiểm tra phương tiện bảo vệ cá nhân.
D. Nắm vững những yêu cầu về an toàn có liên quan đến công việc, tự kiểm tra và bảo đảm đầy đủ phương tiện bảo vệ cá nhân.
-
Câu 19:
Trong khi làm việc, khi thấy không đảm bảo an toàn, nhân viên đơn vị công tác có quyền gì?
A. Từ chối làm công việc, nếu người chỉ huy không chấp thuận thì báo cáo cấp trên.
B. Rời bỏ ngay khỏi nơi làm việc và báo cáo cấp trên.
C. Rời bỏ ngay khỏi nơi làm việc và báo cho người chỉ huy biết.
D. Yêu cầu người chỉ huy thực hiện ngay các biện pháp đảm bảo an toàn.
-
Câu 20:
Nhân viên đơn vị công tác phải là những người như thế nào?
A. Đã được đào tạo về chuyên môn, nghiệp vụ và huấn luyện về an toàn điện phù hợp với công việc được giao.
B. Được người sử dụng lao động thuê mướn, tuyển dụng.
C. Đã được huấn luyện về an toàn điện, sát hạch đạt yêu cầu phù hợp với công việc.
D. Đã được huấn luyện về chuyên môn, nghiệp vụ sát hạch đạt yêu cầu phù hợp với công việc.
-
Câu 21:
Những người như thế nào có quyền cử nhân viên đơn vị công tác?
A. Giám đốc, Phó giám đốc hoặc trưởng đơn vị.
B. Người được giao nhiệm vụ trực tiếp quản lý nhân viên của đơn vị làm công việc.
C. Người cho phép.
D. Người được giao nhiệm vụ cấp phiếu công tác.
-
Câu 22:
Giám sát an toàn trong khi làm việc đối với tất cả nhân viên đơn vị công tác thuộc trách nhiệm của người nào?
A. Người giám sát an toàn điện.
B. Người cấp phiếu.
C. Người phụ trách công tác.
D. Người chỉ huy trực tiếp.
-
Câu 23:
Nghỉ giải lao trong khi làm việc thì các biện pháp an toàn phải được:
A. Giữ nguyên.
B. Tháo bỏ những phần đã làm xong.
C. Tháo bỏ những phần do đơn vị công tác làm.
D. Tháo bỏ những phần đơn giản
-
Câu 24:
Sau khi nghỉ giải lao, nhân viên chỉ được vào làm việc khi?
A. Nhận được lệnh của người chỉ huy.
B. Có lệnh của người cấp phiếu.
C. Được phép của người cho phép.
D. Có lệnh của người phụ trách công tác.