700 câu hỏi trắc nghiệm An toàn điện
tracnghiem.net chia sẻ 700 câu trắc nghiệm về "An toàn điện" để giúp nâng cao kiến thức chuyên môn về kiến thức trong quá trình học tập và sát hạch quy trình an toàn điện. Để ôn tập hiệu quả các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời các câu hỏi và xem lại đáp án và lời giải chi tiết. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức đã ôn. Mời các bạn tham khảo!
Chọn hình thức trắc nghiệm (25 câu/30 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Khi thấy rõ nguy cơ xảy ra tai nạn lao động, đe doạ nghiêm trọng đến tính mạng hoặc sức khoẻ của mình, người lao động có quyền:
A. Từ chối làm công việc hoặc rời bỏ nơi làm việc và trình báo ngay với cơ quan công an nhờ can thiệp.
B. Từ chối làm công việc hoặc rời bỏ nơi làm việc nhưng phải báo ngay với người có trách nhiệm
C. Từ chối làm công việc hoặc rời bỏ nơi làm việc nhưng phải báo ngay với chính quyền sở tại
D. Phải thực hiện xong nhiệm vụ sau đó báo cáo với người có trách nhiệm
-
Câu 2:
Dòng điện xoay chiều tần số f = (5060) Hz có trị số từ (5080) mA qua người, nạn nhân có biểu hiện:
A. Hô hấp bị tê liệt, nếu kéo dài hơn 3 giây thì tim bị tê liệt và ngừng đập
B. Tay không thể rời vật mang điện và khó thở.
C. Cơ quan hô hấp bị tê liệt, tim đập mạnh
D. Tay khó rời vật mang điện
-
Câu 3:
Khi 2 chân người đứng trên cùng 1 đường đẳng áp trong vùng có phân bố điện áp, thì điện áp bước đặt vào người (Ub) bằng:
A. Utx
B. Up
C. 0
D. Ud
-
Câu 4:
Các loại biển báo an toàn điện được quy định như thế nào?
A. Theo mẫu mã, chủng loại thiết bị, cấp điện áp để thiết kế chế tạo cho phù hợp.
B. Theo mẫu mã và cấp điện áp
C. Căn cứ vào thực tế chủng loại thiết bị, cấp điện áp và kích thước nơi cần đặt để thiết kế chế tạo cho phù hợp
D. Theo mẫu mã, kích thước được quy định trong quy trình an toàn điện hiện hành
-
Câu 5:
Dòng điện xoay chiều tần số f = (5060) Hz có trị số từ (57) mA qua người, nạn nhân sẽ có biểu hiện:
A. Bắt đầu thấy tê ngón tay
B. Tay khó rời vật mang điện
C. Ngón tay tê rất mạnh
D. Bắp thịt co và rung
-
Câu 6:
Theo quy định chung, việc thao tác đóng, cắt thiết bị điện cao áp, ít nhất do mấy người thực hiện?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
-
Câu 7:
Người thao tác việc đóng, cắt điện ở thiết bị điện cao áp phải có bậc an toàn tối thiểu:
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
-
Câu 8:
Người giám sát việc đóng, cắt điện ở thiết bị điện cao áp phải có bậc an toàn an toàn tối thiểu:
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
-
Câu 9:
Dao cách ly được phép thao tác có điện khi dòng điện thao tác:
A. Nhỏ hơn dòng điện cho phép theo quytrình vận hành của dao cách ly đó.
B. Nhỏ hơn hoặc bằng dòng điện cho phép theo quy trình vận hành của dao đó.
C. Nhỏ hơn dòng điện định mức theo quy trình vận hành của dao đó.
D. Nhỏ hơn dòng điện đóng/cắt định mức theo quy trình vận hành của dao đó
-
Câu 10:
Trường hợp đặc biệt được phép đóng, cắt dao cách ly khi trời mưa, giông ở những đường dây:
A. Không có điện.
B. Có điện không tải.
C. Dòng tải nhỏ hơn định mức.
D. Đã tiếp đất.
-
Câu 11:
Trường hợp thao tác bình thường, phiếu thao tác được lưu ít nhất mấy tháng?
A. 01
B. 03
C. 06
D. 12
-
Câu 12:
Trường hợp thao tác có liên quan đến sự cố, tai nạn thì các phiếu thao tác có liên quan phải:
A. Lưu trong hồ sơ điều tra sự cố, tai nạn lao động của đơn vị.
B. Lưu tronghồ sơ điều tra sự cố, tai nạn lao động của đơn vị ít nhất 02 tháng.
C. Lưu trong hồ sơ điều tra sự cố, tai nạn lao động của đơn vị ít nhất 03 tháng.
D. Lưu trong hồ sơ điều tra sự cố, tai nạn lao động của đơn vị ít nhất 06 tháng.
-
Câu 13:
Dòng điện xoay chiều tần số f = (50÷60) Hz có trị số từ (0,6÷1,5) mA qua người, nạn nhân có biểu hiện:
A. Bắt đầu thấy tê ngón tay.
B. Ngón tay tê rất mạnh.
C. Bắp thịt co và rung.
D. Tay khó rời vật mang điện
-
Câu 14:
Dòng điện xoay chiều tần số f = (50÷60) Hz có trị số từ (5÷7) mA qua người, nạn nhân sẽ có biểu hiện:
A. Bắp thịt co và rung.
B. Ngón tay tê rất mạnh.
C. Bắt đầu thấy tê ngón tay.
D. Tay khó rời vật mang điện
-
Câu 15:
Dòng điện xoay chiều tần số f = (50÷60) Hz có trị số từ (50÷80) mA qua người, nạn nhân có biểu hiện:
A. Cơ quan hô hấp bị tê liệt, tim đập mạnh.
B. Tay khó rời vật mang điện.
C. Tay không thể rời vật mang điện và khó thở.
D. Hô hấp bị tê liệt, nếu kéo dài hơn 3 giây thì tim bị tê liệt và ngừng đập.
-
Câu 16:
Dòng điện một chiều có trị số từ (20÷25) mA qua người, nạn nhân có biểu hiện:
A. Cảm giác nóng tăng lên, bắp thịt co quắp nhưng chưa mạnh.
B. Đau như kim châm và thấy nóng.
C. Rất nóng, bắp thịt co quắp và khó thở.
D. Cơ quan hô hấp bị tê liệt.
-
Câu 17:
Thời gian có thể gây nguy hiểm chết người với trị số dòng điện qua người bằng 110 mA là:
A. 1,0 giây.
B. 0,5 giây.
C. 2,0 giây.
D. 3,0 giây.
-
Câu 18:
Vị trí đặt garô vết thương
A. Phía trên vết thương.
B. Trực tiếp lên da nạn nhân.
C. Phía dưới vết thương.
D. Ở cả phía trên và phía dưới vết thương.
-
Câu 19:
Sau khi sơ cứu vết thương gãy xương việc chuyển nạn nhân đến cơ sở y tế bằng cách:
A. Đặt nạn nhân trên cáng thẳng.
B. Cõng nạn nhân.
C. Vác nạn nhân.
D. Cáng nạn nhân bằng võng.
-
Câu 20:
Để sự cháy tồn tại phải có đủ các yếu tố:
A. Nhiệt độ cần thiết, Ôxy, chất cháy.
B. Ánh sáng, có Ôxy, có chất cháy.
C. Có nhiệt độ cần thiết, có ánh sáng, có chất cháy.
D. Có nhiệt độ cần thiết, có ánh sáng, Ôxy.
-
Câu 21:
Phương tiện, chất chữa cháy dùng để dập tắt các đám cháy xăng dầu là:
A. Bình CO2, bình MFZ.
B. Bình CO2, bình MFZ, nước.
C. Bình CO2, bình MFZ, cát.
D. Nước, cát.
-
Câu 22:
Phương pháp kiểm tra, đánh giá chất lượng bên trong của bình chữa cháy MFZ là:
A. Kiểm tra đồng hồ áp lực, nếu kim chỉ vào vạch màu xanh thì bình còn tốt.
B. Kiểm tra đồng hồ áp lực, nếu kim chỉ vào vạch màu đỏ thì bình còn tốt.
C. Cân trọng lượng bình, nếu đạt trên 80% trọng lượng ghi trên vỏ thì bình còn tốt.
D. Cân trọng lượng bình, nếu đạt trọng lượng ghi trên vỏ thì bình còn tốt.
-
Câu 23:
Trong chế độ bình thường, việc thao tác đóng, cắt thiết bị điện cao áp phải thực hiện theo chế độ:
A. Phiếu thao tác.
B. Lệnh công tác.
C. Phiếu công tác.
D. Phiếu công tác và phiếu thao tác.
-
Câu 24:
Trường hợp đặc biệt, nếu thao tác ở nơi có khả năng không liên lạc được thì có cho phép thao tác theo giờ đã hẹn trước được không?
A. Được phép thao tác hạn giờ nhưng phải so và chỉnh lại giờ cho thống nhất với đồng hồ của người ra lệnh. Nếu vì lý do nào đó mà sai hẹn thì cấm thao tác.
B. Trong mọi trường hợp đều phải chấp hành thao tác theo phiếu hoặc lệnh trực tiếp.
C. Được phép thao tác hạn giờ nhưng phải so và chỉnh lại giờ cho thống nhất với đồng hồ của người ra lệnh.
D. Được phép ra lệnh trước và quy ước giờ được thực hiện thao tác.
-
Câu 25:
Trong tình trạng thời tiết như thế nào thì cấm đóng, cắt điện bằng sào thao tác và dao cách ly thao tác trực tiếp tại chỗ hoặc thay dây chì đối với thiết bị ngoài trời?
A. Trong lúc mưa to nước chảy thành dòng trên thiết bị, dụng cụ an toàn hoặc đang có giông sét.
B. Khi có gió cấp 5 (30~40km/giờ) trở lên.
C. Khi có gió tới cấp 6 (40-50km/h) hay trời mưa to nặng hạt hoặc có giông sét.
D. Khi có gió cấp 4 (20~29km/giờ) trở lên