700 câu hỏi trắc nghiệm An toàn điện
tracnghiem.net chia sẻ 700 câu trắc nghiệm về "An toàn điện" để giúp nâng cao kiến thức chuyên môn về kiến thức trong quá trình học tập và sát hạch quy trình an toàn điện. Để ôn tập hiệu quả các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời các câu hỏi và xem lại đáp án và lời giải chi tiết. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức đã ôn. Mời các bạn tham khảo!
Chọn hình thức trắc nghiệm (25 câu/30 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Trách nhiệm của người cấp phiếu công tác:
A. Đề ra biện pháp an toàn cần thiết, phân công người lãnh đạo công việc, người chỉ huy trực tiếp, nhân viên đơn vị công tác đủ khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách an toàn.
B. (1) Cử Người cho phép thực hiện thủ tục cho phép làm việc tại hiện trường; (2) Ghi vào Mục 1 trong Phiếu công tác, ký cấp phiếu và giao phiếu cho người cho phép, tiếp nhận lại phiếu và ký sau khi hoàn thành công việc; (3) Khi giao phiếu cho Người cho phép phải chỉ dẫn những yêu cầu cụ thể và những yếu tố nguy hiểm về an toàn điện tại nơi làm việc để Người cho phép hướng dẫn cho đơn vị công tác khi thực hiện thủ tục cho phép làm việc để đảm bảo an toàn.
C. Thực hiện đúng, đủ các biện pháp kỹ thuật an toàn điện nơi làm việc cho đơn vị công tác.
D. Cả a, b và c
-
Câu 2:
Trách nhiệm kiểm tra (hoặc thực hiện nếu được Người cấp phiếu giao) việc thực hiện đúng, đủ các biện pháp an toàn tại hiện trường thuộc trách nhiệm của mình để chuẩn bị chỗ làm việc cho đơn vị công tác, ghi những việc đã làm vào Mục 2 của Phiếu công tác là của chức danh nào trong phiếu công tác?
A. Người chỉ huy trực tiếp
B. Người Lãnh đạo Công việc
C. Người cho phép.
D. Người giám sát an toàn điện
-
Câu 3:
Trách nhiệm kiểm tra số lượng nhân viên đơn vị công tác và người giám sát an toàn điện (nếu có) có mặt đầy đủ tại nơi làm việc là của chức danh nào trong phiếu công tác?
A. Người chỉ huy trực tiếp
B. Người Lãnh đạo Công việc
C. Người cho phép.
D. Người giám sát an toàn điện
-
Câu 4:
Những trường hợp phải cử người giám sát an toàn điện riêng cho đơn vị công tác (không phải là người chỉ huy trực tiếp) là:
A. Đơn vị công tác làm các công việc nề, mộc, cơ khí ở nhà máy điện, trạm điện và người chỉ huy trực tiếp đơn vị công tác không có chuyên môn về điện.
B. Đơn vị công tác làm các công việc căng, kéo dây, lấy độ võng đường dây giao chéo ở phía dưới và gần đường dây đang có điện.
C. Đơn vị công tác làm việc ở những nơi đặc biệt nguy hiểm về điện
D. Cả a, b và c
-
Câu 5:
Người giám sát an toàn điện phải là:
A. Người có bậc 5 an toàn điện, được đơn vị QLVH cử để giám sát an toàn điện cho đơn vị công tác.
B. Người có bậc 4 an toàn điện trở lên và được công nhận chức danh “Người GSAT điện”, được đơn vị quản lý vận hành cử để làm nhiệm vụ giám sát an toàn điện cho đơn vị công tác.
C. Người có bậc 4 an toàn điện trở lên và được công nhận chức danh “Người GSAT điện”; được đơn vị làm công việc hoặc đơn vị quản lý vận hành cử để làm nhiệm vụ giám sát an toàn điện cho đơn vị công tác.
D. Cả a, b và c đều sai.
-
Câu 6:
Để làm nhiệm vụ giám sát, yêu cầu về sự có mặt của người giám sát:
A. Có mặt tại nơi làm việc sau khi người chỉ huy trực tiếp tiếp nhận nơi làm việc.
B. Có mặt tại nơi làm việc từ khi người cho phép thực hiện thủ tục cho phép làm việc.
C. Có thể vắng mặt trong thời gian ngắn.
D. Cả b và c.
-
Câu 7:
Trường hợp đơn vị công tác có người giám sát an toàn điện, việc tiếp nhận nơi làm việc được thực hiện do:
A. Chỉ người chỉ huy trực tiếp tiếp thực hiện.
B. Chỉ người giám sát an toàn điện thực hiện.
C. Người GSAT điện cùng người CHTT cùng tiếp nhận nơi làm việc, kiểm tra và thực hiện (nếu có) các biện pháp an toàn đã đủ và đúng, ký tên vào Mục 3 của Phiếu công tác.
D. Người CHTTcùng tiếp nhận nơi làm việc, kiểm tra và thực hiện (nếu có) các biện pháp an toàn đã đủ và đúng, ký tên vào Mục 3 của Phiếu công tác.
-
Câu 8:
Trách nhiệm của người giám sát an toàn điện.
A. Nắm vững các quy định và những yêu cầu về an toàn điện tại nơi làm việc để giám sát đơn vị công tác đảm bảo an toàn về điện;
B. Có mặt tại nơi làm việc từ khi người cho phép thực hiện thủ tục cho phép làm việc;
C. Có mặt liên tục tại nơi làm việc để làm nhiệm vụ giám sát an toàn điện (cho đến khi hoàn thành phần nhiệm vụ được phân công) và không được làm bất cứ việc gì khác ngoài nhiệm vụ giám sát an toàn điện.
D. Cả a, b và c
-
Câu 9:
Quy định người lãnh đạo công việc là:
A. Phải có bậc 5 an toàn điện và được công nhận chức danh “Người lãnh đạo công việc”; được đơn vị làm công việc cử.
B. Là cán bộ kỹ thuật, kỹ thuật viên, công nhân lành nghề- có đủ năng lực để làm nhiệm vụ, có trình độ an toàn bậc 5.
C. Đối với phiếu công tác làm việc trên thiết bị điện áp đến 1000V thì không cần người lãnh đạo công việc.
D. Phải có bậc 5 an toàn điện và được công nhận chức danh “Người lãnh đạo công việc”; được đơn vị quản lý vận hành cử.
-
Câu 10:
Trách nhiệm của người lãnh đạo công việc:
A. Khi tiếp nhận nơi làm việc hoặc khi trực tiếp làm thủ tục cho phép đơn vị công tác vào làm việc, người LĐCV phải chịu trách nhiệm ngang người cho phép vào làm việc về chuẩn bị nơi làm việc, về các biện pháp an toàn cũng như các điều kiện đặc biệt ghi trong phiếu.
B. Chịu trách nhiệm về số lượng, trình độ nhận viên trong đơn vị công tác, sao cho người chỉ huy trực tiếp đảm bảo được khả năng giám sát an toàn họ trong khi làm việc
C. Chịu trách nhiệm phối hợp hoạt động của các đơn vị công tác, khi công việc do nhiều đơn vị công tác của cùng một tổ chức hoạt động điện lực thực hiện theo các phiếu công tác để đảm bảo an toàn.
D. Cả a, b và c
-
Câu 11:
Người chỉ huy trực tiếp trong PCT:
A. Phải có bậc 4 an toàn điện trở lên và được công nhận chức danh “Người chỉ huy trực tiếp”, được đơn vị làm công việc cử để thực hiện công việc; phải nắm vững thời gian, địa điểm, nội dung công việc được giao và các biện pháp an toàn phù hợp với yêu cầu của công việc.
B. Là những người có bậc 4 ATĐ trở lên được đơn vị làm công việc cử để thực hiện công việc.
C. Khi làm việc trên thiết bị điện cao áp, người CHTT phải có bậc 4 ATĐ trở lên, khi làm việc trên TBĐ hạ áp, trình độ an toàn người CHTT ít nhất bậc 3- được Giám đốc hoặc Phó Giám đốc Công ty phê duyệt chức danh người CHTT.
D. Cả a, b và c
-
Câu 12:
Trách nhiệm của người chỉ huy trực tiếp trong PCT:
A. Phải chuẩn bị, kiểm tra chất lượng của các dụng cụ, trang bị an toàn sử dụng trong khi làm việc; kiểm tra sơ bộ tình trạng sức khỏe, trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân của nhân viên đơn vị công tác.
B. Có thể cho phép nhân viên không trang bị đúng, đủ phương tiện bảo vệ cá nhân cần thiết vào làm việc để có đủ người thực hiện công việc.
C. Có thể cho phương tiện thi công (ví dụ: xe cẩu, xe nâng) vào vị trí làm việc trước khi làm thủ tục cho phép đơn vị công tác vào làm việc với người cho phép.
D. Cả a, b và c
-
Câu 13:
Nếu nơi làm việc có liên quan đến thiết bị của từ 02 đơn vị quản lý vận hành trở lên, người CHTT trong PCT có trách nhiệm:
A. Người chỉ huy trực tiếp có trách nhiệm tiếp nhận nơi làm việc và làm thủ tục cho phép đơn vị công tác vào làm việc với người cho phép là đại diện của các đơn vị QLVH. Các đơn vị QLVH phải có thủ tục bàn giao với người CP về các biện pháp an toàn đã thực hiện để đảm bảo an toàn điện cho đơn vị công tác theo “Phiếu Bàn giao- Phối hợp biện pháp an toàn điện giữa các đơn vị QLVH”.
B. Làm thủ tục cho phép đơn vị công tác vào làm việc và nhận Phiếu công tác của từng đơn vị QLVH.
C. Tiếp nhận nơi làm việc và nhận “Giấy phối hợp cho phép” của từng đơn vị quản lý vận hành. Sau khi đã nhận đủ, đúng các biện pháp an toàn đối với phần thiết bị và “Giấy phối hợp cho phép” của các đơn vị quản lý vận hành liên quan mới được thực hiện thủ tục cho phép làm việc với người cho phép của đơn vị cấp phiếu công tác.
D. Cả a, b và c
-
Câu 14:
Khi có nhân viên được bổ sung cho đơn vị công tác trong quá trình làm việc, người CHTT trong PCT phải:
A. Phổ biến cho nhân viên này biết nhiệm vụ, nội dung công việc, điều kiện an toàn, các yếu tố nguy hiểm, biện pháp phòng tránh để biết và thực hiện, đồng thời báo cho người cho phép biết để ghi vào bản Phiếu công tác mà người cho phép giữ.
B. Ghi họ tên nhân viên đến làm việc vào Mục 4 trong PCT.
C. Không cho phép thay đổi người nếu không phải là người cấp phiếu (hoặc người LĐCV, hoặc người có quyền cấp PCT) ra lệnh.
D. Cả a, b và c.
-
Câu 15:
Đối với nhân viên trong đơn vị công tác trong PCT, quy đinh nào sau đây đúng:
A. Phải là những người được đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ và huấn luyện về an toàn điện phù hợp với công việc được giao.
B. Có thể là người lao động tự do chưa được huấn luyện về an toàn điện, được đơn vị công tác thuê mướn làm việc trên thiết bị điện.
C. Nếu là người của đơn vị quản lý vận hành trong trường hợp cần thiết vẫn được phép làm việc trên thiết bị điện ngay cả khi chưa qua huấn luyện về AT điện phù hợp với công việc được giao.
D. Cả a, b và c.
-
Câu 16:
Yêu cầu đối với nhân viên đơn vị công tác trong PCT:
A. Không cần nắm vững những yêu cầu về an toàn có liên quan đến công việc vì đây là trách nhiệm của người chỉ huy trực tiếp.
B. Không cần nắm vững những yêu cầu về an toàn có liên quan đến công việc, chỉ cần làm việc trong phạm vi được phép.
C. Phải nắm vững những yêu cầu về an toàn có liên quan đến công việc.
D. Cả a, b và c.
-
Câu 17:
Trách nhiệm của nhân viên đơn vị công tác trong PCT:
A. Nếu thấy các điều kiện an toàn chưa đủ và đúng phải báo cáo ngay với người CHTT. Nếu người CHTT không giải quyết thì vẫn phải tiếp tục làm việc để bảo đảm thời gian đăng ký cắt điện công tác.
B. Khi đến nơi làm việc, sau khi nghe phổ biến nhiệm vụ công việc, phạm vi được phép làm việc, các yếu tố nguy hiểm cần phòng tránh, có thể hỏi lại người chỉ huy trực tiếp về những nội dung chưa rõ; nếu thấy các điều kiện đảm bảo an toàn khi làm việc chưa đủ và đúng phải báo cáo ngay với người chỉ huy trực tiếp để xem xét giải quyết.
C. Nếu thấy các biện pháp an toàn chưa đủ và đúng thì có thể tự làm thêm để bảo đảm an toàn, ví dụ: cắt điện, bổ sung tiếp đất lưu động, treo biển báo…mà không cần được sự đồng ý của người CHTT và người CP.
D. Cả a, b và c.
-
Câu 18:
Lệnh công tác được phép dùng cho công việc tại những nơi nào sau đây- nếu không phải làm biện pháp kỹ thuật chuẩn bị chỗ làm việc và thực hiện thủ tục cho phép làm việc:
A. ở xa nơi có điện
B. ở gần nơi có điện
C. tại thiết bị điện và vật liệu điện
D. Cả a và c
-
Câu 19:
Lệnh công tác được phép dùng để thực hiện công việc tại thiết bị điện và vật liệu điện trong trường hợp nào sau đây:
A. Khi không cần phải làm biện pháp kỹ thuật chuẩn bị chỗ làm việc
B. Khi không phải thực hiện thủ tục cho phép vào làm việc
C. Cả a và b
D. Cả a, b và c đều sai.
-
Câu 20:
Khi xử lý sự cố thiết bị điện do nhân viên vận hành thực hiện trong ca trực, hoặc những người khác thực hiện dưới sự giám sát của nhân viên vận hành thì phải thực hiện theo:
A. Phiếu công tác- nếu không phải làm biện pháp kỹ thuật chuẩn bị chỗ làm việc và thực hiện thủ tục cho phép làm việc
B. Lệnh công tác- nếu không phải làm biện pháp kỹ thuật chuẩn bị chỗ làm việc và thực hiện thủ tục cho phép làm việc
C. Lệnh công tác và phiếu thao tác
D. Cả a, b và c đều sai
-
Câu 21:
Khi làm việc ở thiết bị điện hạ áp thì phải thực hiện theo mục nào dưới đây là không sai:
A. Lệnh công tác
B. Phiếu công tác
C. Theo lệnh công tác trong một số trường hợp đặc biệt
D. Cả b và c
-
Câu 22:
Sau khi hoàn thành công việc, thời gian lưu giữ lệnh công tác phải được ít nhất:
A. 15 ngày
B. 30 ngày
C. 60 ngày
D. 90 ngày
-
Câu 23:
Trong các trường hợp dưới đây, lệnh công tác phải được thực hiện như thế nào cho đúng quy định:
A. Sau khi hoàn thành công việc lệnh công tác phải được lưu giữ ít nhất 1 tháng (kể cả những lệnh đã ban hành nhưng không thực hiện)
B. Trường hợp khi tiến hành công việc, nếu để xảy ra sự cố hoặc tai nạn thì lệnh công tác phải được lưu trong hồ sơ điều tra sự cố, tai nạn lao động của đơn vị
C. Cả a và b
D. Cả a, b và c đều sai
-
Câu 24:
Lệnh công tác được quy định như thế nào là đúng:
A. Là lệnh miệng hoặc viết ra giấy để thực hiện công việc tại thiết bị điện và vật liệu điện mà không cần phải làm biện pháp kỹ thuật chuẩn bị chỗ làm việc, không phải thực hiện thủ tục cho phép vào làm việc.
B. Khi thực hiện lệnh công tác, phải làm biện pháp kỹ thuật chuẩn bị chỗ làm việc (cắt điện; kiểm tra không còn điện; đặt tiếp đất; đặt rào chắn, biển báo).
C. Khi thực hiện lệnh công tác phải làm thủ tục cho phép đơn vị công tác vào làm việc.
D. Cả a, b và c
-
Câu 25:
Có bao nhiêu chức danh trong Lệnh công tác?
A. 03 chức danh
B. 04 chức danh
C. 05 chức danh.
D. 06 chức danh.