700 câu trắc nghiệm Nghiệp vụ ngân hàng
Nghiệp vụ ngân hàng là một trong những môn học bắt buộc trong chương trình đào tạo khối ngành Kế toán, Tài chính, Ngân hàng. Nhằm giúp bạn đạt kết quả cao trong môn học này, tracnghiem.net chia sẻ đến bạn bộ 700 câu trắc nghiệm nghiệp vụ ngân hàng với mong muốn giúp bạn có thêm tư liệu tham khảo phục vụ tốt nhất cho kì thi. Để việc ôn tập trở nên hiệu quả hơn, các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời lần lượt các câu hỏi cũng như so sánh đáp và lời giải chi tiết được đưa ra. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức mình đã ôn tập được nhé!
Chọn hình thức trắc nghiệm (30 câu/30 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Khi nhận được bộ chứng từ thanh toán L/C Ngân hàng phát hiện có 1 chứng từ không có quy định của L/C sẽ xử lý chứng từ này như thế nào?
A. Phải kiểm tra
B. Phải kiểm tra và gửi đi
C. Gửi trả lại cho người xuất trình
D. Gửi trả lại cho người xuất trình gửi chứng từ này đi mà không chịu trách nhiệm
-
Câu 2:
Trong L/C xác nhận, người có nghĩa vụ thanh toán cho người thụ hưởng là ai?
A. Importer
B. Issuing bank
C. Advising bank
D. Confiming bank
-
Câu 3:
Người xuất khẩu khi kiểm tra L/C phát hiện sai sót cần kiểm tra sửa đổi thì phải liên hệ đề nghị với ai:
A. NH thông báo
B. NH phát hành
C. NH thanh toán
D. Người nhập khẩu
-
Câu 4:
Nếu hợp đồng ngoại thương quy định phương thức thanh toán bằng L/C, người kí chấp nhận trên hối phiếu là:
A. Ngân hàng thông báo L/C
B. Ngân hàng mở L/C
C. Người hưởng lợi L/C
D. Người yêu cầu mở L/C
-
Câu 5:
Ai là người kí quỹ mở L/C nhập khẩu?
A. Người xuất khẩu
B. Người nhập khẩu
C. Ngân hàng FH
D. Ngân hàng thông báo
-
Câu 6:
Có mấy loại thư tín dụng thương mại thường gặp trong thanh toán quốc tế?
A. 4
B. 6
C. 8
D. 10
-
Câu 7:
Mẫu giấy mở thư tín dụng ở ngân hàng do cơ quan nào quy định?
A. Ngân hàng phục vụ khách hàng mở thư tín dụng quy định riêng cho ngân hàng của mình
B. Ngân hàng phục vụ khách hàng mở thư tín dụng quy định riêng cho ngân hàng của mình, đảm bảo những quy định chung của NHNN
C. Ngân hàng phục vụ khách hàng thụ hưởng quy định riêng cho mình
D. Ngân hàng thụ hưởng quy định riêng cho mình nhưng phải đảm bảo quy định của NHNN
-
Câu 8:
Theo quy định hiện hành số tiền tối thiểu của một ngân hàng tín dụng là:
A. 5.000.000
B. 10.000.000
C. 50.000.000
D. 100.000.000
-
Câu 9:
Ngày 10/10/2005 ngân hàng A tiếp nhận 1 B/E đòi tiền kí phát ngày 01/10/2005 có quy định thời hạn thanh toán là: 30 ngày sau ngày kí. Là ngân hàng FH L/C, ngân hàng A phải trả tiền:
A. 30 ngày kể từ ngày 01/10/2005
B. 30 ngày kể từ ngày 11/10/2005
C. a và b sai
D. a và b đúng
-
Câu 10:
Một ngân hàng phát hành L/C đã bỏ sót từ “có thể hủy ngang”:
A. Dẫu sao tín dụng vẫn có thể hủy ngang vì thuật ngữ “không thể hủy ngang không được đưa vào
B. Ngân hàng có thể thêm thuật ngữ “có thể hủy ngang” bằng cách đưa ra bàn sửa đổi
C. L/C chỉ có thể hủy ngang nếu người hưởng lợi chấp nhận sự sửa chữa một cách rõ ràng
D. Cả a, b,c đều sai
-
Câu 11:
Người yêu cầu mở L/C phải hoàn trả cho ngân hàng trừ khi anh ta thấy rằng:
A. hàng hóa có khuyết tật
B. hàng không đúng yêu cầu trong hợp đồng mua bán
C. các chứng từ nhận không cho phép anh ta thông quan hàng
D. các chứng từ không thể thực hiện trên bề mặt là đã phù hợp với các điều kiện của L/C
-
Câu 12:
Việc thay đổi thời gian khấu hao khi thẩm định tài chính của dự án sẽ làm:
A. Dòng tiền của dự án tăng
B. Dòng tiền của dự án giảm
C. Dòng tiền của dự án không thay đổi
D. Dòng tiền của dự án giảm nếu lãi
-
Câu 13:
Ngân hàng phát hành thông báo L/C qua ngân hàng A. theo thỏa thuận giữa người hưởng lợi và người xin mở L/C , ngân hàng phát hành sửa đổi cùng với những vấn đề khác, có sửa đổi tên của ngân hàng thông báo là B.
A. Ngân hàng phát hành có thể thông báo sửa đổi qua ngân hàng B và yêu cầu ngân hàng B thông báo cho ngân hàng cho ngân hàng A biết điều này
B. Ngân hàng phát hành phải thông báo sửa đổi qua ngân hàng A
C. Ngân hàng phát hành có thể thông báo sửa đổi qua ngân hàng B và yêu cầu ngân hàng họ thông báo cho ngân hàng A hủy bỏ L/C đó
D. a, b, c đều đúng
-
Câu 14:
Vốn vay ngắn hạn của ngân hàng dùng để:
A. Bổ sung vốn lưu động
B. Bổ sung vốn cố định
C. Mua cổ phiếu góp vốn liên doanh
D. Kinh doanh bất động sản
-
Câu 15:
Nguồn vốn dùng để trả nợ trung và dài hạn cho ngân hàng là:
A. Vốn vay ngân hàng khác
B. Khấu hao tài sản cố định và lợi nhuận
C. Doanh thu bán hàng
D. Cả 3 đáp án trên
-
Câu 16:
Để hạn chế rủi ro tín dụng ngân hàng thực hiện biện pháp nào?
A. Đồng tài trợ
B. Bán nợ
C. Cơ cấu lại nợ
D. Hạn chế cho vay
-
Câu 17:
Tài khoản tài sản nợ là các tài khoản phản ánh:
A. Nguồn vốn của ngân hàng
B. Tài sản của ngân hàng
C. Cả 2 phương án trên
D. Không có câu nào đúng
-
Câu 18:
Khách hàng A dùng sổ tiết kiệm 1000USD mở tại ngân hàng để thế chấp khoản vay và được ngân hàng chấp nhận. Kế toán theo dõi sổ tiết kiệm trên vào:
A. Tài khoản nội bảng
B. Tài khoản ngoại bảng
C. Không có câu nào đúng
-
Câu 19:
Ông A đến ngân hàng mua kỳ phiếu với số tiền là 260 triệu đồng, ông A y/c trích tài khoản tiền gửi thanh toán của mình để thanh toán. Bạn cho biết, khi hoàn thành hạch toán nghiệp vụ trên thì nguồn vốn của ngân hàng sẽ:
A. Tăng lên
B. Giảm xuống
C. Không đổi
-
Câu 20:
Công ty B được ngân hàng cho vay 600 triệu VND để thanh toán tiền mua NVL cho đối tác của công ty là công ty D có tài khoản tại cùng ngân hàng. Bạn cho biết, khi kế toán hạch toán nghiệp vụ kinh tế phát sinh trên thì sự biến động của bảng cân đối kế toán sẽ như thế nào?
A. Nguồn vốn tăng, tài sản tăng
B. Nguồn vốn tăng, tài sản giảm
C. Nguồn vốn và tài sản không đổi
-
Câu 21:
Người thụ hưởng là người cầm Séc mà tờ séc đó:
A. Có ghi tên người được trả tiền là chính mình
B. Không ghi tên người được trả tiền hoặc ghi cụm từ “trả cho người cầm séc”
C. Đã chuyển nhượng bằng ký hậu cho mình thông qua dãy chữ ký chuyển nhượng liên tục
D. Tất cả các phương án trên
-
Câu 22:
Công ty A vay tiền của ngân hàng đến ngày trả lãi, công ty A phải trả 50tr VND nhưng trên tài khoản của công ty chỉ có 30tr. Thanh toán viên hạch toán thu 30tr, phần còn lại cho vào lãi tiền vay khách hàng chưa trả. Hai bút toán này lần lượt là:
A. Ngoại bảng
B. Nội bảng
C. Một nội bảng và một ngoại bảng
D. Không có câu nào đúng
-
Câu 23:
Nghĩa vụ thanh toán Séc chuyển khoản thuộc về:
A. Khách hàng phát hành séc
B. Ngân hàng nơi người phát hành séc mở tài khoản
C. Cả A và B
D. Không có câu nào đúng
-
Câu 24:
Khi công ty trả lãi cổ tức, bảng cân đối kế toán sẽ bị ảnh hưởng như thế nào?
A. Tài sản có và vốn chủ sở hữu không thay đổi
B. Tài sản có giảm và vốn chủ sử hữu tăng
C. Tài sản có và tài sản nợ giảm
D. Tài sản có và vốn chủ sở hữu giảm
-
Câu 25:
Một L/C có những thông tin sau:
+ date of issve :1/3/2005
+ period of presentation: 20/04/2005
+ expiry date : 1/05/2005
Hiệu lực L/C được hiểu là ngày nào?
A. 1/03/2005
B. 20/04/2005
C. 1/5/2005
D. Từ 1/03/2005 tới 1/05/2005
-
Câu 26:
Có các biện pháp ngăn ngừa, hạn chế rủi ro TD nào?
A. Xây dựng chính sách TD hợp lý, phân tích TD và đo lường mức độ rủi ro, thực hiện tốt các đảm bảo TD.
B. Xây dựng chính sách TD hợp lý, phân tích TD và đo lường mức độ rủi ro, thực hiện tốt các đảm bảo TD, thực hiện tốt việc giám sát TD.
C. Xây dựng chính sách TD hợp lý, phân tích TD và đo lường mức độ rủi ro, thực hiện tốt các đảm bảo TD, thực hiện tốt việc giám sát TD, thực hiện phân tán rủi ro.
D. Xây dựng chính sách TD hợp lý, phân tích TD và đo lường mức độ rủi ro, thực hiện tốt các đảm bảo TD, thực hiện tốt việc giám sát TD, thực hiện phân tán rủi ro, sử dụng các hợp đồng tương lai và hợp đồng quyền chọn.
-
Câu 27:
Một Khách hàng vay ngân hàng A một khoản tiền: 200 triệu đồng với thời hạn 6 tháng, lãi suất 1%/tháng. Kế hoạch vay vốn trả nợ gốc như sau:
Ngày 5/3 rút vốn 80 trđ
Ngày 10/4 rút vốn 90 trđ
Ngày 3/5 rút vốn 30 trđ
Ngày 15/7 trả nợ 50 trđ
Ngày 10/8 trả 70 trđ
Số còn lại trả khi hết hạn
Yêu cầu: Tính số lãi khách hàng trên phải trả vào các thời điểm trả nợ theo dư nợ thực tế và theo số tiền trả gốc.
A. 10,02 và 1,2
B. 9,98 và 0,887
C. 8,98 và 0,774
D. 11,2 và 0,87
-
Câu 28:
Một doanh nghiệp vay ngân hàng thương mại 100 triệu đồng, với thời hạn 3 tháng (từ 18/3/N đến 18/6/N). Ngân hàng cấp tiền vay cho doanh nghiệp gọn một lần vào 18/3/N. Lãi được tính và trả cùng với nợ gốc phải trả vào hai thời điểm: ngày 3/5/N và ngày 18/6/N. Lịch trả nợ gốc như sau:
Ngày 3/5/N trả số tiền: 42triệu đồng.
Ngày 18/6/N trả số tiền: 58triệu đồng.
Yêu cầu:
1. Tính số lãi mà doanh nghiệp vay phải trả.
2. Nếu số tiền 42 triệu đồng doanh nghiệp vay trả vào ngày 3/5/N bao gồm cả gốc và lãi tiền vay, thì số tiền doanh nghiệp vay phải trả vào ngày 18/6/N là bao nhiêu?
A. 2.423 tr và 61.446tr
B. 2.432 tr và 60.446tr
C. 2.5tr và 60.5tr
D. 2.442tr và 60.5tr
-
Câu 29:
Sự khác biệt chủ yếu về hoạt động giữa ngân hàng thương mại và tổ chức tín dụng phi ngân hàng thể hiện ở những điểm nào?
A. NHTM có cho vay và huy động vốn trong khi tổ chức tín dụng phi ngân hàng có cho vay nhưng không có huy động vốn
B. NHTM là một loại hình tổ chức tín dụng, do đó chỉ làm được một số hoạt động ngân hàng trong khi các tổ chức tín dụng phi ngân hàng làm toàn bộ các nghiệp vụ ngân hàng
C. NHTM được huy động vốn bằng tài khoản tiền gửi trong khi đó các tổ chức tín dụng phi ngân hàng không làm được
D. NHTM được cho vay trong khi các tổ chức tín dụng phi ngân hàng lại không được
-
Câu 30:
Tại sao có thể nói NHTM có chức năng sản xuất?
A. Vì NHTM có sử dụng vốn như DN sản xuất
B. Vì NHTM sản xuất và tiêu thụ các loại thẻ trên thị trường
C. Vì NHTM sản xuất và tiêu thụ các loại tiền nói chung
D. Vì NHTM có sử dụng các yếu tố như vốn,lao động, đất đai để tạo ra sản phẩm và dịch vụ cung cấp cho thị trường