700 câu trắc nghiệm Nghiệp vụ ngân hàng
Nghiệp vụ ngân hàng là một trong những môn học bắt buộc trong chương trình đào tạo khối ngành Kế toán, Tài chính, Ngân hàng. Nhằm giúp bạn đạt kết quả cao trong môn học này, tracnghiem.net chia sẻ đến bạn bộ 700 câu trắc nghiệm nghiệp vụ ngân hàng với mong muốn giúp bạn có thêm tư liệu tham khảo phục vụ tốt nhất cho kì thi. Để việc ôn tập trở nên hiệu quả hơn, các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời lần lượt các câu hỏi cũng như so sánh đáp và lời giải chi tiết được đưa ra. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức mình đã ôn tập được nhé!
Chọn hình thức trắc nghiệm (30 câu/30 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Vì sao các ngân hàng thương mại cổ phần lại phải quy định mức vốn tối thiểu đối với các cổ đông?
A. Để đảm bảo quy mô vốn chủ sở hữu cho các ngân hàng, đảm bảo an toàn cho khách hàng của ngân hàng.
B. Để phòng chống khả năng phá sản và cổ đông bán tháo cổ phiếu.
C. Để Nhà nước dễ dàng kiểm soát.
D. Để đảm bảo khả năng huy động vốn của các ngân hàng này.
-
Câu 2:
Cơ sở để một ngân hàng tiến hành lựa chọn khách hàng bao gồm:
A. khách hàng thuộc đối tượng ưu tiên của Nhà nước và thường xuyên trả nợ đúng hạn.
B. khách hàng có công với cách mạng và cần được hưởng các chính sách ưu đãi.
C. căn cứ vào mức độ rủi ro và thu nhập của món vay.
D. khách hàng có trình độ từ đại học trở lên.
-
Câu 3:
Các ngân hàng cạnh tranh với nhau chủ yếu dựa trên các công cụ:
A. Giảm thấp lãi suất cho vay và nâng cao lãi suất huy động.
B. Tăng cường cải tiến công nghệ và sản phẩm dịch vụ ngân hàng.
C. Tranh thủ tìm kiếm sự ưu đãi của Nhà nước.
D. Chạy theo các dự án lớn có lợi ích cao dù có mạo hiểm.
-
Câu 4:
Các ngân hàng thương mại nhất thiết phải có tỷ lệ dự trữ vượt quá ở mức:
A. 8% trên tổng tài sản.
B. 40% trên tổng nguồn vốn.
C. 10% trên tổng nguồn vốn.
D. tuỳ theo các điều kiện kinh doanh từng ngân hàng.
-
Câu 5:
Nguyên nhân của rủi ro tín dụng bao gồm:
A. Sự yếu kém của các ngân hàng và khách hàng thiếu ý thức tự giác.
B. Sự quản lý lỏng lẻo của Chính phủ và các cơ quan chức năng.
C. Đầu tư sai hướng và những tiêu cực trong hoạt động tín dụng.
D. Sự yếu kém của ngân hàng, khách hàng và những nguyên nhân khách quan khác.
-
Câu 6:
Các ngân hàng thương mại Việt Nam có được phép tham gia vào hoạt động kinh doanh trên thị trường chứng khoán hay không?
A. Hoàn toàn không.
B. Được tham gia không hạn chế.
C. Có, nhưng sự tham gia rất hạn chế.
D. Có, nhưng phải thông qua công ty chứng khoán độc lập.
-
Câu 7:
Sự khác nhau căn bản giữa một ngân hàng thương mại và một công ty bảo hiểm là:
A. Ngân hàng thương mại không được thu phí của khách hàng.
B. Ngân hàng thương mại đợc phép nhận tiền gửi và cho vay bằng tiền, trên cơ sở đó có thể tạo tiền gửi, tăng khả năng cho vay của cả hệ thống.
C. Ngân hàng thương mại không được phép dùng tiền gửi của khách hàng để đầu trung dài hạn, trừ trường hợp đầu tưtrực tiếp vào các doanh nghiệp.
D. Ngân hàng thương mại không được phép tham gia hoạt động kinh doanh trên thị trường chứng khoán.
-
Câu 8:
NHTW mở tài khoản cho các tổ chức, cá nhân nào?
A. NHTW mở tài khoản tiền gửi cho các tổ chức tín dụng, kho bạc nhà nước
B. NHTW mở tài khoản tiền gửi cho các NHTM
C. NHTW mở tài khoản tiền gửi cho các tổ chức kinh tế cá nhân
D. NHTW mở tài khoản tiền gửi cho các NHTM, các tổ chức kinh tế cá nhân
-
Câu 9:
NHTW cho vay đối với các tổ chức cá nhân nào?
A. Cho vay đối với mọi tổ chức cá nhân.
B. Chỉ cho vay đối với các tổ chức tín dụng.
C. Chỉ cho vay các tổ chưc kinh tế, cá nhân.
D. Cho vay tổ chức xã hội, cá nhân, tổ chức kinh tế.
-
Câu 10:
NHTW thực hiện quan hệ thanh toán đối với nhưng tổ chức cá nhân nào?
A. Quan hệ thanh toán với mọi tổ chức cá nhân trong nền kinh tế.
B. Quan hệ thanh toán với các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán.
C. Quan hệ thanh toán với các NHTM.
D. Quan hệ thanh toán với cácNHTM và kho bạc nhà nước.
-
Câu 11:
Chính sách ngoại hối của NHTW gồm những chính sách nào?
A. Chính sách tỷ giá, chính sách quản lý ngoại hối.
B. Chính sách tỷ giá, chính sách quản lý ngoại hối, chính sách dự trự ngoại hối.
C. Gồm A và hoạt động ngoại hối, chính sách tiền tệ quốc gia.
D. Gồm A và chính sách trong thanh toán.
-
Câu 12:
Chế độ tỷ giá gồm những chế độ nào?
A. Chế độ tỷ giá cố định, chế độ tỷ giá thả nổi.
B. Chế độ tỷ giá linh hoạt có sự quản lý của nhà nước.
C. Chế độ tỷ giá cố định, chế độ tỷ giá linh hoạt có sự quản lý của nhà nước, chế độ tỷ giá thả nổi.
D. Chế độ tỷ giá linh hoạt, đa dạng theo cơ chế thị trường, chế độ tỷ giá cố định.
-
Câu 13:
Hiện nay NHNN Việt nam đang áp dụng chế độ tỷ giá nào?
A. Chế độ tỷ giá thả nổi, chế độ tỷ giá linh hoạt theo thị trường
B. Chế độ tỷ giá cố định
C. Chế độ tỷ giá thả nổi, chế độ tỷ giá cố định và điều tiết theo thị trường
D. Chế độ tỷ giá linh hoạt có sự quản lý của nhà nước
-
Câu 14:
NHNN Việt Nam hiện nay đang công bố các loại lãi suất nào?
A. Lãi suất cơ bản, lãi suất tái cấp vốn, lãi suất tái chiết khấu
B. Lãi suất cơ bản, lãi suất tái cấp vốn, lãi suất tái chiết khấu và lãi suất cho vay qua đêm
C. Lãi suất cơ bản, lãi suất tái chiết khấu lãi suất huy động tiền gửi và lãi suất cho vay
D. Gồm C và lãi suất cho vay qua đêm
-
Câu 15:
Phát biểu nào về hoạt động NHNN Việt Nam dưới đây là chính xác?
A. NHNN Việt Nam hoạt động vì mục tiêu lợi nhuận
B. NHNN Việt Nam hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận
C. NHNN Việt Nam hoạt động vì mục tiêu của các ngân hàng thương mại
D. NHNN Việt Nam hoạt động vì mục tiêu của các tổ chức tín dụng
-
Câu 16:
Nguyên tắc phát hành của NHTW gồm những nội dung nào?
A. Dựa trên cơ sở đảm bảo bằng vàng trước thế kỷ 20
B. Dựa trên cơ sở đảm bảo bằng giá trị hàng hóa dịch vụ (từ thế kỷ 20 đến nay)
C. Do nhà nước quyết định mà không căn cứ vào giá trị hàng hóa dịch vụ từng thời kỳ
D. Dựa trên cơ sở đảm bảo bằng vàng (trước thế kỷ 20) và Dựa trên cơ sở đảm bảo bằng giá trị hàng hóa (từ thế kỷ 20 đến nay)
-
Câu 17:
Thế nào là người cư trú trong chính sách ngoại hối?
A. Người cư trú là tổ chức, cá nhân như tổ chức tín dụng kinh tế thành lập, hoạt động kinh doanh tại Việt Nam công dân Việt Nam cư trú tại Việt Nam, người Việt Nam cư trú tại nước ngoài có thời hạn 12 tháng.
B. Người cư trú là tổ chức chính trị, tổ chức hành chính xã hội, cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang, tổ chức chính trị xã hội nghề nghiệp, cơ quan đại diện tại nước ngoài Cơ quan lãnh sự của Việt Nam tại nước ngoài, văn phòng đại diện tại nước ngoài của các tổ chức quy định ở trên. Công dân Việt Nam làm việc tại các tổ chức qui định ở trên, công dân Việt Nam đi du lịch, học tập, thăm viếng ở nước ngoài, người nước ngoài có cư trú tại Việt Nam có thời hạn 12 tháng.
C. Gồm B, người cư trú là tổ chức và cá nhân như tổ chức tín dụng, tổ chức kinh tế hoạt động kinh doing tại Việt Nam, công dân Việt Nam cư trú tại Việt Nam, người Việt Nam cư trú tại nước ngoài có thời hạn 12 tháng.
D. Gồm B và người Việt Nam cư trú tại ở nước ngoài trên 12 tháng.
-
Câu 18:
Thế nào là giao dịch vãng lai?
A. Giao dịch vãng lai laà giao dịch giữa người không cư trú và người cư trú không vì mục đích chuyển vốn.
B. Là giao dịch giữa người cư trú với nhau không vì mục đích chuyển vốn.
C. Là giao dịch giữa người cư trú với nhau có vì mục đích chuyển vốn.
D. Là giao dịch giữa người cư trú với người không cư trú vì mục đích chuyển vốn.
-
Câu 19:
Thế nào là giao dịch vốn?
A. Là giao dịch vốn giữa người cư trú với người cư trú trong đầu tư trực tiếp, đầu tư vào giấy tờ có giá.
B. Là giao dịch chuyển vốn với người cư trú và người không cư trú trong đầu tư trực tiếp, đầu tư vào giấy tờ có giá, vay và trả nợ nước ngoài, cho vay và thu nợ nước ngoài các hình thức đầu tư khác theo qui định của pháp luật.
C. Gồm A và cho vay thu nợ nước ngoài.
D. Gồm C và các hình thức đầu tư khác theo qui định của pháp luật.
-
Câu 20:
Thế nào là chính sách tỷ giá?
A. Chính sách tỷ giá là một bộ phận của chính sách tiền tệ, là hoạt động của chính phủ nhằm thực hiện mục tiêu của chính sách tiền tệ quốc gia, trong đó giữ vững sự ổn định của tiền tệ.
B. Là chính sách nhằm ổn định sức mua đối nội của đồng tiền.
C. Là chính sách nhằm ổn định sức mua đối ngoại của đồng tiền.
D. Là chính sách nhằm tác động đến hoạt động xuất nhập khẩu.
-
Câu 21:
Thế nào là dự trữ ngoại hối?
A. Là toàn bộ ngoại tệ mà NN có được trong thời gian nhất định
B. Là toàn bộ tài bằng sản ngoại hối được thể hiện trong trong bảng cân đối tiền tệ của NHTW
C. Là toàn bộ số lượng vàng mà NN có được tại một thời điểm nhất định
D. Gồm A và toàn bộ số vàng mà NN có được tại một thời điểm nhất định
-
Câu 22:
Mục đích cơ bản của việc quản lý ngoại hối là gì?
A. Là nhằm tạo dự trữ ngoại hối ngày càng tăng
B. Là nhằm cho số ngoại tệ được dự trữ lớn
C. Là nhằm tạo điều kiện cho NHTW có khả năng tác động vào tỷ giá giữa đồng bán nội tệ và các ngoại tệ thông qua việc can thiệp vào thị trường ngoại hối để giữ cho tỷ giá ở mức độ phù hợp theo mục tiêu của chính sách tiền tệ quốc gia
D. Là nhằm làm cho số ngoại tệ ngày càng gia tăng, số vàng dự trữ cho quốc gia ngày càng lớn
-
Câu 23:
Dự trữ ngoại hối của Việt Nam bao gồm những loại tài sản nào?
A. Ngoại tệ tiền mặt, tiền gửi bằng ngoại tệ các chứng khoán và các giấy tờ có giá khác bằng ngoại tệ
B. Quyến rút vốn đắc biệt và dự trữ tại quĩ tiền tệ quốc tế
C. Gồm A và quyền rút vốn đặc biệt
D. Gồm A và quyền rút vốn đặc biệt, dự trữ tại quĩ tiền tệ quốc tế, vàng và các ngoại hối khác
-
Câu 24:
Các biện pháp đảm bảo an toàn và dữ trữ ngoại hối của Việt Nam là gì?
A. Hạn chế mua, mang, chuyển, thanh toán đối với các giao dịch trên tài khoản vãng lai, tài khoản vốn
B. Áp dụng nghĩa vụ bán ngoại tệ của người cư trú là tổ chức
C. Gồm A, áp dụng các biện pháp kinh tế, tài chính tiền tệ và các biện pháp khác
D. Gồm A, áp dụng nghĩa vụ bán ngoại tệ với người cư trú là tổ chức, áp dụng các biện pháp kinh tế, tài chính tiền tệ và các biện pháp khác
-
Câu 25:
Quỹ dự trữ ngoại hối được hình thành để làm gì?
A. Sử dụng để đảm bảo khả năng thanh toán quốc tế, tạm ứng cho ngân sách
B. Để điều hòa ngoại hối với quĩ bình ổn tỷ giá vàng
C. Gồm A, để điều hòa ngoại hối với quỹ tỷ giá vàng, thực hiện các nghiệp vụ đầu tư
D. B và thực hiện các nghiệp vụ đầu tư
-
Câu 26:
Quỹ bình ổn tỷ giá và giá vàng được dùng để làm gì?
A. Để can thiệp thị trường ngoại tệ và giá vàng trong nước nhằm ổn định tỷ giá và giá vàng theo mục tiêu và chính sách tiền tệ, điều hòa nguồn ngoại hối với quỹ dự trự ngoại hối, thực hiện các nghiệp vụ đầu tư ngắn hạn
B. Để can thiệp thị trường ngoại tệ và thực hiện các nghiệp vụ đầu tư khác
C. Để ổn định tỷ giá vàng
D. Để can thiệp thị trường ngoại tệ, thực hiện các nghiệp vụ đầu tư, để ổn định tỷ giá vàng
-
Câu 27:
Nghiệp vụ tín dụng của NHTW nhằm mục đích gì?
A. Nhằm thực hiện mục tiêu chính sách tiền tệ.
B. Nhằm thúc đẩy và điều chỉnh phát triển kinh tế về qui mô và cơ cấu đầu tư.
C. Gồm B, nhằm thực hiện mục tiêu chính sách tiền tệ quốc gia.
D. Nhằm thực hiện mục tiêu chính sách tiền tệ, tác động đến vốn khả dụng của TCTD, điều chỉnh hoạt động của TCTD theo hướng lành mạnh ổn định.
-
Câu 28:
NHTW cho các TCTD vay vốn theo các hình thức nào?
A. Tái cấp vốn, cho vay đáp ứng nhu cầu thanh toán
B. A và cho vay khắc phục tình trạng mất khả năng chi trả
C. Cho vay khắc phục tình trạng mất khả năng chi trả
D. Cho vay đáp ứng nhu cầu thanh toán và cho vay khắc phục tình trạng mất khả năng tri trả
-
Câu 29:
Điều kiện của các giấy tờ có giá được NHTW chấp nhận chiết khấu, tái chiết khấu là gì?
A. Được phát hành hợp lệ, hợp pháp, có quyền chuyển nhượng được
B. Còn thời hạn lưu hành phù hợp với thời gian chiết khấu được NHTW qui định
C. Được phát hành hợp lệ, hợp pháp, còn thời hạn lưu hành phù hợp với thời gian chiết khấu được NHTW qui định, được phát hành hợp lệ và có thể chuyển nhượng
D. Được phát hành hợp lệ, hợp pháp, có thể chuyển nhượng, còn thời hạn lưu hành với thời gian chiết khấu của NHTW qui định
-
Câu 30:
NHTW thực hiện chiết khấu theo những hình thức nào?
A. Chiết khấu toàn bộ thời gian còn lại của giấy tờ có giá: NHTW mua hẳn giấy tờ có giá của các TCTD
B. Chiết khấu có kì hạn: NHTW chiết khấu kèm theo yêu cầu các TCTD cam kết mua lại cấc chứng từ có giá sau 1 thời gian nhất định
C. Gồm B, chiết khấu toàn bộ thời gian còn lại của giấy tờ có giá: NHTW mua hẳn giấy tờ có giá của các TCTD
D. Gồm B, chiết khấu 1 bộ phận mệnh giá vời thời hạn chiết khấu phù hợp