700 câu trắc nghiệm Nghiệp vụ ngân hàng
Nghiệp vụ ngân hàng là một trong những môn học bắt buộc trong chương trình đào tạo khối ngành Kế toán, Tài chính, Ngân hàng. Nhằm giúp bạn đạt kết quả cao trong môn học này, tracnghiem.net chia sẻ đến bạn bộ 700 câu trắc nghiệm nghiệp vụ ngân hàng với mong muốn giúp bạn có thêm tư liệu tham khảo phục vụ tốt nhất cho kì thi. Để việc ôn tập trở nên hiệu quả hơn, các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời lần lượt các câu hỏi cũng như so sánh đáp và lời giải chi tiết được đưa ra. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức mình đã ôn tập được nhé!
Chọn hình thức trắc nghiệm (30 câu/30 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
NHTW xem xét và quyết định cho vay cầm cố khi các TCTD có đủ các điều kiện nào?
A. Là các TCTD thuộc đối tượng cho vay theo qui định, không bị đặt vào tình trạng kiểm soát đặc biệt
B. Giấy đề nghị vay vốn và A
C. A giấy đề nghị vay vốn và không có nợ quá hạn ở NHTW
D. A, giấy đề nghị vay vốn và không có nợ quá hạn, và thực hiện các qui định về đảm bảo tiền vay
-
Câu 2:
Tái cấp vốn của NHTW được hiểu như thế nào?
A. Là hình thức cấp tín dụng có đảm bảo của NHTW đối với các TCTD nhằm cung ứng vốn ngắn hạn và phương tiện thanh toán cho các TCTD
B. Là hình thức cấp tín dụng trung và dài hạn của NHTW đối với các TCTD
C. Là hình thức cấp tín dụng không có đảm bảo của NHTW đối với các TCTD
D. Là hình thức cấp tín dụng trung và dài hạn có đảm bảo của NHTW đối với các TCTD
-
Câu 3:
Điều kiện để NHTW tái cấp vốn cho các TCTD là gì?
A. TCTD thành lập và hoạt động theo luật TCTD, không vi phạm qui định về dự trữ bắt buộc, các giới hạn khác, các qui định về đảm bảo an toàn, tham gia thị trường mở và thị trường liên ngân hàng
B. TCTD thành lập và hoạt động theo luật TCTD, không vi phạm qui định về dự trữ bắt buộc, các giới hạn khác, các qui định về đảm bảo an toàn, tham gia thị trường mở và thị trường liên ngân hàng, có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ theo cam kết, không có nợ quá hạn tại các TCTD khác
C. TCTD thành lập và hoạt động theo luật TCTD, không vi phạm qui định về dự trữ bắt buộc, các giới hạn khác, các qui định về đảm bảo an toàn, tham gia thị trường mở và thị trường liên ngân hàng, có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ theo cam kết, không có nợ quá hạn tại các TCTD khác, thực hiện các qui định về đảm bảo tiền vay, có nhu cầu xin tái cấp vốn
D. Gồm B, thực hiện các qui định về đảm bảo tiền vay, có nhu cầu xin tái cấp vốn, còn hạn mức tái cấp vốn được sử dụng
-
Câu 4:
NHTW sử dụng các hình thức tái cấp vốn nào?
A. Chiết khấu, tái chiết khấu giấy tờ có giá
B. Chiết khấu, tái chiết khấu giấy tờ có giá, cho vay chỉ định ưu đãi cho vay các dự án, chương trình phát triển kinh tế của chính phủ
C. Chiết khấu, tái chiết khấu giấy tờ có giá, cho vay chỉ định ưu đãi cho vay các dự án, chương trình phát triển kinh tế của chính phủ, cho vay có đảm bảo cầm cố bằng giấy tờ có giá
D. Chiết khấu, tái chiết khấu giấy tờ có gía, cho vay có đảm bảo cầm cố bằng giấy tờ có giá
-
Câu 5:
Cho vay trong trường hợp mất khả năng chi trả được thực hiên như thế nào?
A. Cho vay trong trường hợp thiếu hụt vốn tạm thời về chi trả ngắn hạn
B. Cho vay trong trường hợp thiếu hụt vốn tạm thời (bình thường), thiếu vốn do thời vụ mất khả năng thanh toán tạm thời hay nghiêm trọng
C. Cho vay trong trường hợp mất khả năng thanh toán nghiêm trọng
D. Gồm A và cho vay trong trường hợp mất khả năng thanh toán nghiêm trọng
-
Câu 6:
NHTW quan hệ với tín dụng NSNN được thực hiện như thế nào?
A. NHTW tạm thời ứng tiền cho NSNN khi NSNN tạm thời thiếu và được hoàn trả trong năm ngân sách
B. NHTW làm đại lý phát hành tín phiếu, trái phiếu nhà nước thông qua đấu thầu
C. Gồm A, NHTW mua các tín phiếu trái phiếu kho bạc NN trên thị trường tiền tệ thông qua các nghiệp vụ chiết khấu, nghiệp vụ thị trường mở, NHTW làm đại lý phát hành tín phiếu, trái phiếu nhà nước thông qua đấu thầu
D. Gồm A, NHTW đại lý phát hành tín phiếu dài hạn và ngắn hạn nhà cho chính phủ và kho bạc NN trong trương hợp đặc biệt
-
Câu 7:
Phát biểu nào dưới đây về bảo lãnh của NHTW đối với các TCTD là đầy đủ nhất?
A. Bảo lãnh của NHTW đối với các tài khoản vay nước ngoài của TCTD là cam kết bằng văn bản của NHTW đối với người cho vay đảm bảo thực hiện nghĩa vụ thanh toán đã được cam kết trong hợp đồng vay của TCTD cho người vay đến khi đến hạn thanh toán, khi người vay không thực hiện nghĩa vụ thanh toán
B. Gồm A và người vay không phải trả lãi vay cho người bảo lãnh mà chi trả gốc
C. Gồm A và người vay phải trả cả gốc và lãi cho người bảo lãnh, bao gồm cả phí phát sinh
D. Gồm B và không phải trả phí phát sinh (nếu có)
-
Câu 8:
Điều kiện để được NHTW bảo lãnh các TCTD khi vay vốn là gì?
A. Các khoản vay phải được thủ tướng chính phủ chấp nhận bảo lãnh, giá trị mottj khoản vay gốc được bảo lãnh không nhỏ hơn số tiền 10 triệu USD
B. Các khoản vay phải được thủ tướng chính phủ chấp nhận bảo lãnh, giá trị một khoản vay gốc được bảo lãnh không nhỏ hơn số tiền 10 triệu USD. Người cho vay là tổ chức tài chính, tổ chức quốc tế, các chính phủ, các NHTM nước ngoài, các tổ chức hoắc tập đoàn kinh tế lớn nước ngoài
C. Gồm B và hợp đồng vay phải đủ các điều kiện
D. Các khoản vay phải được thủ tướng chính phủ chấp nhận bảo lãnh, giá trị một khoản vay gốc được bảo lãnh không nhỏ hơn số tiền 10 triệu USD. Hợp đồng phải đủ các điều kiên
-
Câu 9:
Trình tự và thủ tục cấp bảo lãnh của NHTW bao gồm những nội dung nào?
A. Chấp thuận bảo lãnh của chính phủ, hồ sơ đề nghị cấp bảo lãnh, xem xét hồ sơ cấp bảo lãnh
B. Chấp thuận bảo lãnh của chính phủ, hồ sơ đề nghị cấp bảo lãnh, xem xét hồ sơ cấp bảo lãnh. Đàm phán hợp đồng vay và các văn bản liên quan, phê duyệt hợp đông vay, thư bảo lãnh
C. Chấp thuận bảo lãnh của chính phủ, hồ sơ đề nghị cấp bảo lãnh, xem xét hồ sơ cấp bảo lãnh. Phê duyệt hợp đồng vay
D. Chấp thuận bảo lãnh của chính phủ, hồ sơ đề nghị cấp bảo lãnh, xem xét hồ sơ cấp bảo lãnh. Đàm phán hợp đồng vay và các văn bản liên quan, phê duyệt hợp đông vay, thư bảo lãnh, cấp thư bảo lanhc và ý kiến pháp lí
-
Câu 10:
NHTW có vai trò gì trong hoạt động thanh toán?
A. NHTW ban hành cơ chế chính sách về thanh toán, cung ưng dịch vụ, phương tiện thanh toán, tổ chức thanh toán trong nền kinh tế, xây dựng hệ thống kế toán thống nhất cho TCTD
B. Giám sát việc chấp hành chế độ, qui định thanh toán, xử lý vi phạm kỷ luật về vi pham thanh toán, phát hiện những điểm chưa phù hợp về cơ chế chính sách thanh toán để hoàn chỉnh
C. Gồm A, Giám sát việc chấp hành chế độ, qui định thanh toán, xử lý vi phạm kỷ luật về vi pham thanh toán, phát hiện những điểm chưa phù hợp về cơ chế chính sách thanh toán để hoàn chỉnh, là thành viên trực tiếp tham gia quá trình thanh toán
D. Gồm A, và là thành viên trực tiếp tham gia quá trình thanh toán
-
Câu 11:
NHTW có những nghiệp vụ thanh toán nào?
A. Thanh toán từng lần qua tài khoản của TCTD, kho bạc Nhà nước tại NHNN
B. Thanh toán từng lần qua tài khoản của TCTD, kho bạc Nhà nước tại NHNN, thanh toán bù trừ, nghiệp vụ chuyển tiền điện tử
C. Thanh toán từng lần qua tài khoản của TCTD, kho bạc Nhà nước tại NHNN. Thanh toán bù trừ
D. Thanh toán từng lần qua tài khoản của TCTD, kho bạc Nhà nước tại NHNN. Chuyển tiền điện tử
-
Câu 12:
Thanh toán từn lần qua tài khoản của TCTD kho bạc Nhà nước tại NHNN nơi trả tiền được thực hiện như thế nào?
A. Các khoản thanh toán của các TCTD, kho bạc thì các tổ chức này tự lập và nộp chứng từ vào NHNN nơi mở tài khoản thanh toán để thực hiện thanh toán theo qui định
B. Các khoản thanh toán của bản thân các TCTD, kho bạc nhà nước lập bảng kê, chứng từ thanh toán kèm theo chứng tù thanh toán của khác hàng theo qui định để thanh toán theo tài khoản tiền gửi mở tại NHNN
C. Gồm B, các khoản thanh toán của các TCTD, kho bạc nhà nước thì các tổ chức này tự lập và nộp chứng từ vào NHNN nơi mở tài khoản thanh toán để thực hiện thanh toán theo qui định
D. Các khoản thanh toán của bản thân các TCTD, kho bạc nhà nước tự thanh toán không thanh toán qua NHNN, B
-
Câu 13:
Thanh toán từng lần qua tài khoản của TCTD, kho bạc nhà nước tại NHTW bên thụ hưởng được thực hiện như thế nào?
A. Khi nhận được giấy báo có liên ngân hàng, sau khi kiểm tra xử lý chứng từ theo qui định của chế độ liên ngân hàng, NHNN bên thụ hưởng ghi Có tài khoản và gửi giấy báo Có cho các TCTD, kho bạc nhà nước bên thụ hưởng. TCTD, kho bạc nhà nước bên thụ hưởng căn cứ giấy báo Có của NHNN chuyển tới thực hiện ghi Có cho khách hàng thụ hưởng và gửi giấy báo có cho khách hàng
B. Khi nhận giấy báo Có liên hàng NHNN bên thụ hưởng không ghi có mà chuyển giấy báo Có cho TCTD, kho bạc nhà nước bên thụ hưởng
C. NHNN bên thụ hưởng ghi Có tài khoản và gửi giấy báo Có cho các TCTD, kho bạc nhà nước bên thụ hưởng
D. Gồm C và B
-
Câu 14:
Đối tượng tham gia thanh toán bù trừ qua NHNN gồm những thành viên nào?
A. Là các TCTD, kho bạc Nhà nước cam kết tham gia vào hệ thống thanh toán bù trừ
B. Là các TCTD cam kết tham gia vào hệ thống thanh toán bù trừ và các tổ chức kinh tế
C. Là tất cả các TCTD
D. Là tất cả các kho bạc NN, TCTD
-
Câu 15:
Thanh toán bù trừ giữa các TCTD, kho bạc NN khác hệ thống do ai chủ trì thanh toán?
A. Do một NHTM lớn chủ trì thanh toán
B. Do kho bạc NN chủ trì thanh toán
C. Gồm A, do kho bạc NN chủ trì thanh toán
D. Do NHNN chủ trì thanh toán
-
Câu 16:
Các thành viên tham gia thanh toán bù trừ phait tuân thủ nhưng nguyên tắc nào?
A. Có tài khoản tại ngân hàng chủ trì, tuân thủ và thực hiện đúng, đầy đủ nguyên tắc, tổ chức, kĩ thuật nghiệp vụ thanh toán, hạch toán bù trừ
B. Nếu thành viên nào vi phạm phải chiụ phạt, đình chỉ tham gia, phải chịu trách nhiệm toàn bộ những số liệu, bảng thanh toán, bồi hoàn khi ra sai sót do mình gây ra
C. Gồm B, có tài khoản gủi tại ngân hang chủ trì, tuân thủ và thực hiện đúng đầy đủ nguyên tắc, tổ chức, kĩ thuật nghiệp vụ thanh toán, hạch toán bù trừ. Khi có chênh lệch thì các thành viên phải thanh toán cho ngân hàng chủ trì
D. Gồm A, nếu thành viên nào vi phạm phải chiụ phạt, đình chỉ tham gia, phải chịu trách nhiệm toàn bộ những số liệu, bảng thanh toán, bồi hoàn khi ra sai sót do mình gây ra
-
Câu 17:
Qui trình kỹ thuật nghiệp vụ thanh toán bù trừ điện tử được thực hiện nhủ thế nào?
A. Được thực hiên theo lệnh thanh toán và bảng kê các lệnh thanh toán chuyển đi ngân hàng chủ trì từ ngân hàng thành viên, phải qua ngân hàng chủ trì thanh toán bù trừ để xử lý kiểm soát bù trừ, xác định kết quả thanh toán của từng thành viên
B. Các lệnh, bảng kê khai chuyển đi từ ngân hàng thành viên không cần qua ngân hàng chur trì bù trừ thanh toán mà chuyển trực tiếp tới các thành viên có liên quan
C. Các lệnh, bảng kê khai chuyển đi từ ngân hàng thành viên không cần kiểm tra giám sát của ngân hàng chủ trì
D. Gồm B, các lệnh, bảng kê khai chuyển đi từ ngân hàng thành viên không cần kiểm tra giám sát của ngân hàng chủ trì
-
Câu 18:
Ngân hàng chủ trì thanh toán bù trừ có trách nhiệm như thế nào trong thanh toán bù trừ?
A. Nhận, kiểm tra các lệnh, bảng kê các lệnh thanh toán chuyển đi ngân hàng chủ trì từ các ngân hàng thành viên
B. Lập và gửi các bảng kê khai thanh toán bù trừ cùng các lệnh thanh toán đã xử lý với ngân hàng thành viên. Lập và gửi bảng kê khái tổng hợp thanh toán bù trừ trong ngày để thanh toán và đối chiếu doanh số thanh toán trong ngày tới các ngân hàng thành viên
C. Gồm B, nhận, kiểm tra các lệnh, bảng kê các lệnh thanh toán chuyển đi ngân hàng chủ trì từ các ngân hàng thành viên
D. Lập và gửi các bảng kê khai thanh toán bù trừ cùng các lệnh thanh toán đã xử lý với ngân hàng thành viên
-
Câu 19:
Các thành viên trực tiếp tham gia thanh toán bù trừ cần phải làm gì trong thanh toán bù trừ?
A. Lập và gửi lệnh thanh toán, bảng kê các lệnh thanh toán chuyển đi ngân hàng chủ trì
B. Nhận các lệnh thanh toán và kết quả thanh toán bù trừ do ngân hàng chủ trì gửi đến để hạch toán
C. Gồm A và lập, gửi điện xác nhận kết quả thanh toán bù trừ của từng phiên thanh toán cũng như cuối ngày theo thời gian qui định để đối chiếu và quyết toán trong ngày gia dịch
D. Gồm C, nhận các lệnh thanh toán và kết quả thanh toán bù trừ do ngân hàng chủ trì gửi đến để hạch toán
-
Câu 20:
Chứng từ sử dụng trong thanh toán bù trừ điện tử gồm những loại nào?
A. Lệnh thanh toán, bảng kê kết quả chứng từ điện tử
B. Là các lệnh thanh toán
C. Gồm A và các chứng từ điện tử phải đẩm bảo các chuẩn dữ liệu do NHNN quy định
D. Gồm B và các chứng từ điện tử phải đẩm bảo các chuẩn dữ liệu do NHNN quy định
-
Câu 21:
Thời gian gia dịch trong thanh toán bù trừ điện tử được quy định như thế nào?
A. Ngân hàng chủ trì quy định thời gian giao dịch của các phiên, số phiên thanh toán trong ngày, những khoản tiền chuyển qua thanh toán bù trừ để chuyển tiền đi khác địa bàn tỉnh, thành phố thì các thành viên khác gửi tới ngân hang chủ trì trước thời điểm khống chế lênh thanh toán
B. Ngân hàng chủ trì không quy định thời gian giao dịch của các phiên thanh toán trong ngày mà do các ngân hàng thành viên qui định
C. Gồm B và ngân hàng chủ trì không qui định số phiên gia dịch
D. Gồm B và các ngân hang thành viên tự qui định số phiên giao dịch
-
Câu 22:
Trật tự ưu tiên trong thanh toán bù trừ điện tử được quy định như thế nào?
A. Do ngân hàng thành viên qui định. Nếu không quy định thì chứng từ nào chuyển đến trước thì xử lý trước
B. Do ngân hàng chủ trì qui định
C. Không có ngân hàng nào qui định
D. Do một ngân hàng thành viên qui định
-
Câu 23:
Quy định xử lý nghiệp vụ thanh toán bù trừ điên tử tại các ngân hàng thành viên được thực hiện như thế nào?
A. Khi nhận chứng từ của khách hàng, kế toán viên giao dịch kiểm soát tính hợp lệ, hợp pháp, chuyển tất cả các chứng từ sang chứng từ điện tử dưới dạng lệnh thanh toán, lập và chuyển băng kê các lệnh thanh toán chuyển đi ngân hàng chủ trì theo qui định. Khi nhận được thông báo chấp nhận chuyển nợ của ngân hàng thành viên gửi lệnh sẽ trả tiền bằng chuyển khoản, các lệnh bị từ chối thanh toán phải gửi trả lại cho ngân hàng thành viên gửi lệnh trước thời điểm quyết toán
B. Khi nhận chứng từ của khách hàng, kế toán viên chuyển các lệnh thanh toán đến ngân hàng chủ trì để thanh toán theo qui định
C. Gồm B và các thành viên không được phép từ chối các lệnh thanh toán dù cho bất cứ nguyên nhân nào
D. Gồm B và các ngân hàng thành viên chỉ được phép từ chối lệnh thanh toán khi có ý kiến của ngân hàng chủ trì thanh toán
-
Câu 24:
Quy định xử lý nghiệp vụ thanh toán bù trù điện tử tại ngân hàng chủ trì như thế nào?
A. Nhận lệnh thanh toán chuyển đến, lập bảng kết quả thanh toán bù trừ xác định số phải thu phải trả của từng thành viên, hạch toán số chênh lệch phải thu phải trả, truyền toàn bộ các lệnh thanh toán, kết quả thanh toán bù trừ, bảng kê các lệnh không được thanh toán tới các thành viên có liên quan và hạch toán theo qui định. Ngân hàng chủ trì phải kiểm tra, đối chiếu các ngân hàng thành viên thanh toán bù trừ đảm bảo khớp đúng
B. Ngân hàng chủ trì lập bảng kê kết quả thanh toán bù trừ rồi chuyển toàn bộ kết quả thanh toán đến các thành viên có liên quan
C. Gồm B và ngân hàng chủ trì không phải kiểm tra đối chiếu
D. Gồm C và kho có chênh lệch thì ngân hàng chủ trì trả lại các lệnh thanh toán cho các thành viên có liên quan
-
Câu 25:
Việc kiểm tra đối chiếu trong thanh toán bù trừ được thực hiện như thế nào?
A. Ngân hàng chủ trì hoàn thành việc lập bảng tổng hợp thanh toán bù trừ trong ngày và gửi tới thành viên trong ngày phát sinh thanh toán bù trừ và các thành viên đối chiếu doanh số bù trừ ngay. Nếu có sai sót các thành viên phải phối hợp với ngân hàng chủ trì để xủ lý
B. Ngân hàng chủ trì gửi bảng tổng hợp thanh toán bù trừ trong ngày tới các thành viên tham gia thanh toán bù trừ và hết trách nhiệm
C. Gồm B và nếu có sai sót các thành viên liên quan tự xử lý
D. Gồm B và trường hợp sai sót do nguyên nhân bất khả kháng thì ngân hàng chủ trì mới đứng ra xử lý
-
Câu 26:
Thế nào là chuyển tiền điện tử?
A. Là chuyển nợ từ ngân hàng này qua ngân hàng khác thông qua mạng máy tính
B. Là lệnh chuyển có từ ngân hàng này qua ngân hàng khác thông qua mạng máy tính
C. Gồm A, lệnh chuyển có từ ngân hàng này qua ngân hàng khác
D. Là quá trình xử lý một khoản tiền qua mạng máy tính kể từ khi nhận được lệnh chuyển tiền của người phát lệnh đến khi hoàn tất việc thanh toán cho người thụ hưởng (đối với lệnh chuyển có) hoặc thu nợ từ người nhận lệnh (đối với lệnh chuyển nợ)
-
Câu 27:
Trong chuyển tiền điện tử người phát lệnh là ai?
A. Là cá nhân tổ chức là khách hàng gửi lệnh đến TCTD, kho bạc nhà nước (gọi chung là ngân hang) để thực hiênj việc chuyển tiền
B. Là cá nhân gửi lệnh đến NHTM để thực hiện việc chuyển tiền
C. Là cá nhân gửi lệnh đến kho bạc nhà nước để thực hiện việc chuyển tiền
D. Gồm C, là các cá nhân gửi lệnh đến NHTM để thực hiện việc chuyển tiền
-
Câu 28:
Trong chuyển tiền điện tử người nhận lệnh là ai?
A. Là TCTD
B. Là kho bạc nhà nước và NHTM
C. Gồm B, là các tổ chức
D. Là cá nhân tổ chức (khách hàng) hưởng khoản tiền (nếu là lệnh chuyển Có) hoặc là cá nhân, tổ chức phải trả tiền (nếu là lệnh chuyển nợ)
-
Câu 29:
Như thế nào là thực hiện lệnh chuyển tiền?
A. Là quá trình hoàn tất một lệnh chuyển tiền từ ngân hàng A đến ngân hàng B
B. Gồm A, và bao gồm cả việc hạch toán khoản tiền đó của ngân hàng có liên quan đến chuyển tiền
C. Gồm A, và bao gồm cả việc hạch toán khoản tiền đó của ngân hàng có liên quan đến lệnh chuyển tiền
D. Gồm A, và hoàn tất việc hạch toán khoản tiền đó ở ngân hàng B
-
Câu 30:
Phát biểu nào dưới đây về bức điện chuyển tiền là phù hợp?
A. Là hình thức thể hiện nội dung của lệnh chuyển tiền hay thông báo về việc chuyển tiền điện tử
B. Là lệnh chuyển tiền từ ngân hàng A đến ngân hàng B
C. Gồm A và được truyền qua mạng máy tính giữa các ngân hàng thay cho việc chuyển chứng từ hoặc thông báo liên quan đến việc chuyển tiền điện tử
D. Gồm B và chuyển tiền từ ngân hàng A đến ngân hàng B