700 câu trắc nghiệm Nghiệp vụ ngân hàng
Nghiệp vụ ngân hàng là một trong những môn học bắt buộc trong chương trình đào tạo khối ngành Kế toán, Tài chính, Ngân hàng. Nhằm giúp bạn đạt kết quả cao trong môn học này, tracnghiem.net chia sẻ đến bạn bộ 700 câu trắc nghiệm nghiệp vụ ngân hàng với mong muốn giúp bạn có thêm tư liệu tham khảo phục vụ tốt nhất cho kì thi. Để việc ôn tập trở nên hiệu quả hơn, các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời lần lượt các câu hỏi cũng như so sánh đáp và lời giải chi tiết được đưa ra. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức mình đã ôn tập được nhé!
Chọn hình thức trắc nghiệm (30 câu/30 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Bàn về chức năng “sản xuất“ có ý nghĩa như thế nào đối với hoạt động của ngân hàng thương mại:
A. Thấy được tầm quan trọng của NHTM đối với nền kinh tế và XH
B. Thấy được tầm quan trọng của tiếp thị, nghiên cứu phát triển sản phẩm mới, đổi mới công nghệ trong hoạt động ngân hàng
C. Thấy được mối quan hệ giữa NHTM và các tổ chức SXKD
D. Thấy được tầm quan trọng của quản trị ngân hàng thương mại như là quản trị sản xuất kinh doanh
-
Câu 2:
Dựa vào chiến lược kinh doanh, có thể chia NHTM thành những loại ngân hàng nào?
A. NHTM quốc doanh, NHTM cổ phần, NHTM liên doanh và chi nhánh của NHTM nước ngoài
B. NHTM trung ương, NHTM cấp tỉnh,NHTM cấp huyện và NHTM cấp cơ sở
C. NHTM tư nhân và NHTM nhà nước
D. NHTM bán buôn,NHTM bán lẻ và NHTM vừa bán buôn vừa bán lẻ
-
Câu 3:
Phân loại NHTM theo chiến lược kinh doanh có ý nghĩa như thế nào đến hoạt động và quản lý của ngân hàng?
A. Giúp thấy được mục tiêu chiến của cổ đông
B. Giúp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng và thanh toán của ngân hàng
C. Giúp mở rộng quan hệ quốc tế và phát triển công nghệ ngân hàng
D. Giúp phát huy được thế mạnh và lợi thế so sánh của ngân hàng nhằm đạt được mục tiêu chiến lược đề ra
-
Câu 4:
Phát biểu nào sau đây phản ánh chính xác nhất về nhũng hoạt động mà ngân hag thương mại được phép thực hiện theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng:
A. Hoạt động huy động vốn, tín dụng, dịch vụ thanh toán , ngân quỹ, các hoạt động khác như góp vốn, mua cổ phần, tham gia thị trường tiền tệ, kinh doanh ngoại hối, kinh doanh vàng bạc, kinh doanh bất động sản,kinh doanh dịch vụ và bảo hiểm, nghiệp vụ ủy thác và đại lý, dịch vụ tư vấn và các dịch vụ khác liên quan đến hoạt động ngân hàng
B. Hoạt động huy động vốn, tín dụng, dịch vụ thanh toán, ngân quỹ
C. Hoạt động huy động vốn, tín dụng, dịch vụ thanh toán , ngân quỹ, các hoạt động khác như góp vốn, mua cổ phần, tham gia thị trường tiền tệ, kinh doanh ngoại hối, kinh doanh vàng bạc, kinh doanh bất động sản
D. Hoạt động tín dụng, dịch vụ thanh toán, ngân quỹ, các hoạt động khác như góp vốn, mua cổ phần, tham gia thị trường tiền tệ, kinh doanh ngoại hối, kinh doanh vàng bạc, kinh doanh bất động sản, kinh doanh dịch vụ và bảo hiểm, nghiệp vụ ủy thác và đại lý, dịch vụ tư vấn và các dịch vụ khác liên quan đến hoạt động ngân hàng
-
Câu 5:
Dựa vào hoạt động của ngân hàng thương mại do Luật tổ chức tín dụng quy định, có thể phân chia nghiệp vụ ngân hàng thương mại thành những loại nghiệp vụ nào?
A. Nghiệp vụ tài sản có và tài sản nợ
B. Nghiệp vụ nội bản và ngoại bản
C. Nghiệp vụ ngân hàng và nghiệp vụ phi ngân hàng
D. Nghiệp vụ huy động vốn, nghiệp vụ tín dụng, nghiệp vụ thanh toán và các nghiệp vụ ngân hàng khác
-
Câu 6:
Luật tổ chức tín dụng có những quy định nào về an toàn đối với hoạt động của NHTM?
A. NHTM phải lập quỹ dự trữ bắt buộc, quỹ dự phòng rủi ro và duy trì tỉ lệ an toàn theo quy định
B. NHTM phải lập quỹ dự trữ bắt buộc và duy trì các tỷ lệ an toàn theo quy định
C. NHTM phải lập quỹ dự trữ bắt buộc theo tỉ lệ quy định
D. NHTM phải lập quỹ dự trữ bắt buộc và quỹ dự phòng rủi ro theo quy định
-
Câu 7:
Luật tổ chức tín dụng có những quy định hạn chế tín dụng nào đối với ngân hàng thương mại?
A. NHTM không được cho vay vốn đối với những người sau đây: (1) thành viên HĐQT, ban kiểm soát, tổng giám đốc, phó tổng giám đốc, (2) người thẩm định xét duyệt cho vay; (3) bố, mẹ, vợ, chồng, con của thành viên HĐQT, ban kiển soát, tổng giám đốc, phó tổng giám đốc
B. NHTM không được chấp nhận bảo lãnh thanh toán cho các đối tượng vừa nêu trên
C. NHTM ko được cấp tín dụng không có đảm bảo,cấp tín dụng đối với những điều kiện ưu đãi cho những đối tượng sau đây: (1) Tổ chức kiểm toán, kiểm toán viên đang kiểm toán tại ngân hàng, kế toán trưởng và thanh tra viên; (2) các cổ đông lớn của ngân hàng; (3) DN có một trong những đối tượng, bao gồm thành viên hội đồng quản trị, ban kiểm soát, tổng giám đốc, phó tổng giám đốc, người thẩm quyền xét duyệt cho vay, bố, mẹ, vợ chồng, con của thành viên Hội Đồng QT, BKS, Tổng GĐ, Phó Tổng GĐ chiếm trên 10% vốn điều lệ của DN đó
D. Tất cả các quy định trên
-
Câu 8:
Tại sao cần có những quy định an toàn và hạn chế về tính dụng đối với NHTM?
A. Nhằm đảm bảo sự công bằng trong hoạt động ngân hàng
B. Nhằm đảm bảo sự an toàn trong hoạt động ngân hàng
C. Nhằm đảm bảo cho ngân hàng không bao giờ bị phá sản
D. Nhắm đảm bảo quyền lợi cho cổ đông và người gửi tiền
-
Câu 9:
Luật tổ chức tín dụng và các văn bản dưới luật quy định cho phép ngân hàng Thương mại được phép huy động vốn bằng những hình thức nào?
A. Nhận TGTT của các tổ chức, cá nhân và của các tổ chức tín dụng khác; phát hành chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu và giấy tờ có giá khác; vay vốn của các tổ chức tín dụng khác hoạt động tại Việt Nam và của các tổ chức tín dụng nước ngoài; Vay vốn ngắn hạn của Ngân hàng Nhà Nước
B. Nhận tiền gửi của các tổ chức, cá nhân và của các tổ chức tín dụng khác; phát hành chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu và giấy tờ có giá khác; vay vốn của các tổ chức tín dụng khác hoạt động tại Việt Nam và của các chính phủ nước ngoài
C. Nhận tiền gửi của các tổ chức, cá nhân và của các tổ chức tín dụng khác; phát hành chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu và giấy tờ có giá khác; vay vốn ngắn hạn của NHNN
D. Tất cả đều đúng
-
Câu 10:
Phát biểu nào dưới đây không chính xác về vai trò của Nghiệp vụ huy động vốn của NHTM đối với công chúng nói chung?
A. Nghiệp vụ huy động vốn tạo cho công chúng thêm 1 kênh phân phối và tiết kiệm tiền
B. Nghiệp vụ huy động vốn cung cấp cho công chúng một kênh tiết kiệm và đầu tư nhằm làm cho tiền của họ sinh lợi tạo cơ hội có thể gia tăng tiêu dùng trong tương lai
C. Nghiệp vụ huy động vốn cung cấp cho khách hàng một nơi an toàn để họ cất giữ và tích trữ vốn tạm thời nhàn rỗi
D. Nghiệp vụ huy động vốn giúp cho khách hàng có cơ hội tiếp cận với các dịch vụ khác của ngân hàng , đặc biệt là dịch vụ thanh toán qua ngân hàng và dịch vụ tín dụng khi khách hàng cần vốn cho sx, kd hoặc cần tiền cho tiêu dùng
-
Câu 11:
Phát biểu nào dưới đây là 1 phát biểu không chính xác về vai trò của nghiệp vụ huy động vốn đối với hoạt động của ngân hàng thương mại?
A. Nghiệp vụ huy động vốn góp phần mang lại nguồn vốn cho ngân hàng thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh khác
B. Không có nghiệp vụ huy động vốn ngân hàng thương mại sẽ không có đủ nguồn vốn tài trợ cho các nghiệp vụ của mình
C. Thông qua nghiệp vụ huy động vốn, ngân hàng thương mại có thể đo lường được uy tín cũng như sự tín nhiệm của khách hàng đối với ngân hàng từ đó ngân hàng thương mại khỏi phải lo sợ thiếu vốn hoạt động
D. Không phát biểu nào sai cả
-
Câu 12:
Điểm khác biệt căn bản giữa tiền gửi không kỳ hạn và tiền gửi thanh toán là gì?
A. TG không kỳ hạn có thể rút bất kỳ lúc nào trong khi TGTT thì chỉ được rút vào cuối tháng
B. TG không kỳ hạn được tính lãi suất bất cứ lúc nào trong khi TGTT chỉ được tính lãi vào cuối tháng
C. TGTT chỉ là tên gọi khác đi của TG không kỳ hạn
D. TGTT được mở nhằm mục đích thanh toán qua ngân hàng chứ không nhằm mục đích hưởng lài như TGTK
-
Câu 13:
Điểm khác biệt căn bản giữa TG không kỳ hạn và TG định kỳ là gì?
A. TG không kỳ hạn có thể rút vào bất kỳ lúc nào kể cả khi ngân hàng đóng cửa trong khi TG định kỳ có thể rút bất kỳ lúc nào khi ngân hàng mở cửa
B. TG không kỳ hạn có thể rút bất kỳ lúc nào kể cả khi ngân hàng đóng cửa, trong khi TG định kỳ chỉ được rút khi đến hạn
C. TG không kỳ hạn có thể rút bất kỳ lúc nào khi ngân hàng mở cửa trong khi TG định kỳ chỉ được rút khi đến hạn
D. TG không kỳ hạn có thể rút bất kỳ lúc nào trừ khi ngân hàng đóng cửa trong khi TG định kỳ chỉ được rút khi đến hạn
-
Câu 14:
Lý do khiến cho sự phá sản ngân hàng được coi là nghiêm trọng đối với nền kinh tế là:
A. Một ngân hàng phá sản sẽ gây nên mối lo sợ về sự phá sản của hàng loạt các ngân hàng khác.
B. Các cuộc phá sản ngân hàng làm giảm lượng tiền cung ứng trong nền kinh tế.
C. Một số lượng nhất định các doanh nghiệp và công chúng bị thiệt hại.
D. Tất cả các ý trên đều sai.
-
Câu 15:
Ngân hàng thương mại hiện đại được quan niệm là:
A. công ty cổ phần thật sự lớn.
B. công ty đa quốc gia thuộc sở hữu nhà nước.
C. một Tổng công ty đặc biệt được chuyên môn hoá vào hoạt động kinh doanh tín dụng.
D. một loại hình trung gian tài chính.
-
Câu 16:
Chiết khấu thương phiếu có thể được hiểu là:
A. ngân hàng cho vay có cơ sở bảo đảm và căn cứ vào giá trị thương phiếu, với lãi suất là lãi suất chiết khấu trên thị trường.
B. mua đứt thương phiếu đó hay một bộ giấy tờ có giá nào đó với lãi suất chiết khấu.
C. ngân hàng cho vay căn cứ vào giá trị của thương phiếu được khách hàng cầm cố tại ngân hàng và ngân hàng không tính lãi.
D. một loại cho vay có bảo đảm, căn cứ vào giá trị thương phiếu với thời hạn đến ngày đáo hạn của thương phiếu đó.
-
Câu 17:
Để khắc phục tình trạng nợ xấu, các ngân hàng thơng mại cần phải:
A. cho vay càng ít càng tốt.
B. cho vay càng nhiều càng tốt.
C. tuân thủ các nguyên tắc và quy trình tín dụng, ngoài ra phải đặc biệt chú trọng vào tài sản thế chấp.
D. không ngừng đổi mới công nghệ và đa dạng hoá sản phẩm dịch vụ nhằm tăng cường khả năng tiếp cận, gần gũi và hỗ trợ khách hàng.
-
Câu 18:
Nợ quá hạn là tình trạng chung của các ngân hàng thương mại bởi vì:
A. các ngân hàng luôn chạy theo rủi ro để tối đa hoá lợi nhuận.
B. các ngân hàng cố gắng cho vay nhiều nhất có thể.
C. có những nguyên nhân khách quan bất khả kháng dẫn đến nợ quá hạn.
D. có sự can thiệp quá nhiều của Chính phủ.
-
Câu 19:
Tại sao một ngân hàng có quy mô lớn thờng dễ tạo ra nhiều lợi nhuận hơn ngân hàng nhỏ?
A. có lợi thế và lợi ích theo quy mô.
B. có tiềm năng lớn trong huy động và sử dụng vốn, có uy tín và nhiều khách hàng.
C. có điều kiện để cải tiến công nghệ, đa dạng hoá hoạt động giảm thiểu rủi ro.
D. vì tất cả các yếu tố trên.
-
Câu 20:
Các cơ quan quản lý Nhà nước cần phải hạn chế không cho các ngân hàng nắm giữ một số loại tài sản có nào đó nhằm mục đích:
A. để tạo ra môi trờng cạnh tranh bình đẳng trong nền kinh tế và sự an toàn, hiệu quả kinh doanh cho chính bản thân các ngân hàng này.
B. để các ngân hàng tập trung vào các hoạt động truyền thống.
C. để giảm áp lực cạnh tranh giữa các trung giantài chính trong một địa bàn.
D. để hạn chế sự thâm nhập quá sâu của các ngân hàng vào các doanh nghiệp.
-
Câu 21:
Các hoạt động giao dịch theo kỳ hạn đối với các công cụ tài chính sẽ có tác dụng:
A. tăng tính thanh khoản cho các công cụ tài chính.
B. giảm thiểu rủi ro cho các công cụ tài chính.
C. đa dạng hoá và tăng tính sôi động của các hoạt động của thị trường tài chính.
D. đáp ứng nhu cầu của mọi đối tượng tham gia thị trường tài chính.
-
Câu 22:
Trong trờng hợp nào thì “giá trị thị trường của một ngân hàng trở thành kém hơn” giá trị trên sổ sách?
A. Tình trạng nợ xấu đến mức nhất định và nguy cơ thu hồi nợ là rất khó khăn.
B. Có dấu hiệu phá sản rõ ràng.
C. Đang là bị đơn trong các vụ kiện tụng.
D. Cơ cấu tài sản bất hợp lý.
-
Câu 23:
Trong các nhóm nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng thì nhóm nguyên nhân nào được coi là quan trọng nhất?
A. Nhóm nguyên nhân thuộc về Chính phủ
B. Nhóm nguyên nhân thuộc về hiệp hội ngân hàng thế giới
C. Nhóm nguyên nhân thuộc về bản thân ngân hàng thương mại
D. Nhóm nguyên nhân thuộc về khách hàng
-
Câu 24:
Tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với các ngân hàng thương mại nhất thiết phải:
A. bằng 10 % Nguồn vốn
B. bằng 10 % Doanh số cho vay
C. bằng 10 % Tiền gửi không kỳ hạn
D. theo quy định của Ngân hàng Trung ương trong từng thời kỳ
-
Câu 25:
Tài sản thế chấp cho một món vay phải đáp ứng các tiêu chuẩn:
A. có giá trị tiền tệ và đảm bảo các yêu cầu pháp lý cần thiết.
B. có thời gian sử dụng lâu dài và được nhiều người ưa thích.
C. có giá trị trên 5.000.000 VND và được rất nhiều người ưa thích.
D. thuộc quyền sở hữu hợp pháp của người vay vốn và có giá trị từ 200.000 VND.
-
Câu 26:
Sự an toàn và hiệu quả trong kinh doanh của một ngân hàng thương mại có thể được hiểu là:
A. tuân thủ một cách nghiêm túc tất cả các quy định của Ngân hàng Trung ương.
B. có tỷ suất lợi nhuận trên 10% năm và nợ quá hạn dưới 8%.
C. không có nợ xấu và nợ quá hạn.
D. hoạt động theo đúng quy định của pháp luật, có lợi nhuận và tỷ lệ nợ quá hạnở mức cho phép.
-
Câu 27:
Tỷ trọng vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản của một ngân hàng thương mại được coi là an toàn khi đạt ở mức:
A. 18%
B. 12%
C. 5.3%
D. 8%
-
Câu 28:
Phí tổn và lợi ích của chính sách ''quá lớn không để vỡ nợ'' là gì?
A. Chi phí quản lý lớn nhưng có khả năng chịu đựng tổn thất, thậm chí thua lỗ.
B. Chi phí quản lý lớn những dễ dàng thích nghi với thị trường.
C. Bộ máy cồng kềnh kém hiệu quả nhưng tiềm lực tài chính mạnh.
D. Chi phí đầu vào lớn nhưng hoạt động kinh doanhổn định.
-
Câu 29:
Nợ quá hạn của một ngân hàng thương mại được xác định bằng:
A. số tiền nợ quá hạn trên tổng dư nợ.
B. số tiền khách hàng không trả nợ trên tổng dư nợ.
C. số tiền nợ quá hạn trên dư nợ thực tế.
D. số tiền được xoá nợ trên số vốn vay.
-
Câu 30:
Chức năng trung gian tài chính của một ngân hàng thương mại có thể được hiểu là:
A. làm cầu nối giữa người vay và cho vay tiền.
B. làm cầu nối giữa các đối tượng khách hàng và sở giao dịch chứng khoán.
C. cung cấp tất cả các dịch vụ tài chính theo quy định của pháp luật.
D. biến các khoản vốn có thời hạn ngắn thành các khoản vốn đầu tư dài hạn hơn.