415 câu trắc nghiệm ôn thi thăng hạng giáo viên Tiểu học
Tổng hợp 415 câu trắc nghiệm "Ôn thi thăng hạng giáo viên Tiểu học" có đáp án nhằm giúp bạn ôn tập và luyện thi viên chức 2020 đạt kết quả cao. Để ôn tập hiệu quả các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời các câu hỏi và xem lại đáp án và lời giải chi tiết. Sau đó các bạn hãy chọn mục "Tạo đề ngẫu nhiên" để hệ thống lại kiến thức đã ôn. Chúc các bạn thành công!
Chọn hình thức trắc nghiệm (20 câu/20 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Theo anh (chị), văn hóa giao tiếp trong nhà trường được thể hiện ở những giá trị nào?
A. Thể hiện ở nghi thức
B. Thể hiện ở phong cách hành vi
C. Thể hiện ở ngôn ngữ giao tiếp
D. Tất cả các đáp án trên đều đúng
-
Câu 2:
Trong xây dựng môi trường văn hóa, yêu cầu của văn hóa giao tiếp học đường là:
A. nền nã, lịch thiệp, hiểu biết lẫn nhau và có tính thẩm mĩ cao; cầu thị, khiêm nhường.
B. nền nã, lịch thiệp, hiểu biết lẫn nhau và có tính thẩm mĩ cao; cầu thị, khiêm nhường và chia sẻ.
C. nền nã, lịch thiệp, hiểu biết lẫn nhau và có tính thẩm mĩ cao thích hợp với tính chất nghề nghiệp.
D. nền nã, lịch thiệp, hiểu biết lẫn nhau, có tính thẩm mĩ cao không thích hợp với tính chất nghề nghiệp.
-
Câu 3:
Theo anh (chị), muốn xây dựng được thương hiệu của nhà trường thì nhà quản lí giáo dục phải tập trung vào những nguyên tăc nào?
A. Tập trung vào người học; hướng vào chất lượng và các giá trị nhân văn; tự chủ và tự chịu trách nhiệm ở các cấp; hợp đồng hay giao việc công bằng, công khai, minh bạch.
B. Mạo hiểm trong thay đổi và phát triển; môi trường hợp tác và kĩ năng cộng tác; phân cấp quản lí và thực hiện quy chế dân chủ hợp pháp.
C. Phát triển nhân tố con người; văn hóa hội họp và lễ hội; cấu trúc tổ chức trường theo chiến lược học hỏi; quản lí dựa vào tiếp cận văn hóa tổ chức.
D. Tất cả các đáp án trên đều đúng.
-
Câu 4:
Theo anh (chị), yếu tố cốt lõi của văn hóa chất lượng là gì?
A. Hiệu trưởng phải công khai về các mục tiêu và chất lượng chung của nhà trường.
B. Sự hiểu biết, thừa nhận và cam kết công khai về các mục tiêu chất lượng chung của nhà trường và trong từng công việc.
C. Hiệu trưởng phải công khai về chất lượng, đội ngũ và cơ sở vật chất của nhà trường.
D. Thừa nhận và cam kết công khai về các mục tiêu chất lượng chung của nhà trường.
-
Câu 5:
Theo anh (chị), đạo đức nghề nghiệp của giáo viên được biểu hiện qua mấy tiêu chí?
A. 5 tiêu chí
B. 4 tiêu chí
C. 3 tiêu chí
D. 2 tiêu chí
-
Câu 6:
Theo anh (chị), tiêu chí nào sau đây không phải là biểu hiện của đạo đức nghề nghiệp?
A. Tâm huyết với nghề nghiệp; có ý thức giữ gìn danh dự, lương tâm nhà giáo; có tinh thần đoàn kết, thương yêu, giúp đỡ đồng nghiệp trong cuộc sống và trong công tác.
B. Tận tụy với công việc, thực hiện đúng điều lệ, quy chế, nội quy của đơn vị, nhà trường, của ngành.
C. Công bằng trong giảng dạy và giáo dục, đánh giá đúng thực chất năng lực của người học; thực hành tiết kiệm, chống bệnh thành tích, chống tham nhũng, lãng phí.
D. Kĩ năng nhận thứ và giải quyết vấn đề nảy sinh trong nghề nghiệp giáo viên tiểu học.
-
Câu 7:
Theo anh (chị), tiêu chí nào sau đây là biểu hiện của đạo đức nghề nghiệp?
A. Tham gia các hoạt động xã hội, xây dựng và bảo vệ quê hương đất nước, góp phần phát triển đời sống văn hóa cộng đồng, giúp đỡ đồng bào gặp hoạn nạn trong cuộc sống.
B. Tâm huyết với nghề nghiệp; có ý thức giữ gìn danh dự, lương tâm nhà giáo; có tinh thần đoàn kết, thương yêu, giúp đỡ đồng nghiệp trong cuộc sống và trong công tác.
C. Chấp hành đầy đủ các quy định của pháp luật, chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước; thực hiện nghiêm túc các quy định của địa phương.
D. Tham gia các hoạt động xã hội, xây dựng và bảo vệ quê hương đất nước; chấp hành đầy đủ các quy định của pháp luật, chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước.
-
Câu 8:
Theo anh (chị), tiêu chí nào sau đây là biểu hiện của đạo đức nghề nghiệp?
A. Tham gia các hoạt động xã hội, xây dựng và bảo vệ quê hương đất nước; chấp hành đầy đủ các quy định của pháp luật, chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước.
B. Tận tâm với công việc; chấp hành đúng quy chế, nội quy của đơn vị, nhà trường, của ngành.
C. Thực hiện tốt nhiệm vụ giảng dạy, chấp hành đúng quy chế, nội quy của đơn vị, nhà trường, của ngành.
D. Tận tụy với công việc; thực hiện đúng điều lệ, quy chế, nội quy của đơn vị, nhà trường, của ngành.
-
Câu 9:
Theo anh (chị), tiêu chí nào sau đây là biểu hiện của đạo đức nghề nghiệp?
A. Công bằng trong giảng dạy và giáo dục, đánh giá đúng thực chất năng lực của người học.
B. Công bằng trong giảng dạy và giáo dục, đánh giá đúng thực chất năng lực của người học; chống tham nhũng, lãng phí.
C. Công bằng trong giảng dạy và giáo dục, đánh giá đúng thực chất năng lực của người học; thực hành tiết kiệm, chống bệnh thành tích, chống tham nhũng, lãng phí.
D. Công bằng trong giảng dạy, đánh giá đúng thực chất năng lực của người học; thực hành tiết kiệm, chống bệnh thành tích.
-
Câu 10:
Theo anh (chị), tiêu chí nào sau đây là biểu hiện của đạo đức nghề nghiệp?
A. Tâm huyết với nghề nghiệp; có ý thức giữ gìn danh dự, lương tâm nhà giáo.
B. Có tinh thần đoàn kết, thương yêu, giúp đỡ đồng nghiệp trong cuộc sống và trong công tác; có lòng nhân ái, bao dung, độ lượng.
C. Đối xử hòa nhà với người học, đồng nghiệp; sẵn sàng giúp đỡ, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng của người học, đồng nghiệp và cộng đồng.
D. Tất cả các đáp án trên đều đúng.
-
Câu 11:
Theo anh (chị), đạo đức lương tâm nghề nghiệp của giáo viên được biểu hiện qua mấy tiêu chí?
A. 5 tiêu chí
B. 4 tiêu chí
C. 3 tiêu chí
D. 2 tiêu chí
-
Câu 12:
Theo anh (chị), tiêu chí nào sau đây là biểu hiện của đạo đức lương tâm nghề nghiệp?
A. Tinh thần vượt khó trong công việc; thực hiện phê bình và tự phê bình thường xuyên, nghiêm túc.
B. Tinh thần vượt khó trong công việc; thường xuyên học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.
C. Tinh thần vượt khó trong công việc; tâm huyết với nghề nghiệp; có ý thức giữ gìn danh dự, lương tân nhà giáo.
D. Tinh thần vượt khó trong công việc; kĩ năng nhận thức và giải quyết vấn đề nảy sinh trong nghề nghiệp GV tiểu học.
-
Câu 13:
Theo anh (chị), tiêu chí nào sau đây không phải là biểu hiện của đạo đức lương tâm nghề nghiệp?
A. Tự học và tự nghiên cứu các văn bản, nội quy, quy định cùng những đổi mới về mặt chuyên môn nghiệp vụ giảng dạy.
B. Tinh thần vượt khó trong công việc; thái độ đối với đồng nghiệp, học sinh và cộng đồng.
C. Kĩ năng nhận thức và giải quyết vấn đề nảy sinh trong nghề nghiệp GV tiểu học.
D. Có tầm nhìn chiến lược về các nhiệm vụ của nhà trường.
-
Câu 14:
Theo anh (chị), tiêu chí nào sau đây là biểu hiện của đạo đức lương tâm nghề nghiệp?
A. Mạo hiểm trong thay đổi và phát triển; môi trường hợp tác và kĩ năng cộng tác; phân cấp quản lí và thực hiện quy chế dân chủ hợp pháp.
B. Tự học và tự nghiên cứu các văn bản, nội quy, quy định cùng những đổi mới về mặt chuyên môn nghiệp vụ giảng dạy.
C. Tạo nên môi trường dạy- học thân thiện, hợp tác và cởi mở cho cả người dạy và người học.
D. Tạo nên môi trường thuận lợi cho giáo viên giảng dạy và học sinh học tập.
-
Câu 15:
Theo anh (chị), tiêu chí nào sau đây là biểu hiện của đạo đức lương tâm nghề nghiệp?
A. Tinh thần vượt khó trong công việc; thái độ với đồng nghiệp, học sinh và cộng đồng.
B. Mạo hiểm trong thay đổi và phát triển; môi trường hợp tác và kĩ năng cộng tác; phân cấp quản lí và thực hiện quy chế dân chủ hợp pháp.
C. Tạo nên môi trường dạy - học thân thiện, hợp tác và cởi mở cho cả người dạy và người học.
D. Tạo nên môi trường dạy - học thân thiện, hợp tác và cởi mở cho cả người dạy và người học.
-
Câu 16:
Để hình thành và bảo vệ chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp qua xây dựng văn hóa nhà trường, phải chú ý xây dựng những vấn đề gì?
A. Xây dựng mối quan hệ lành mạnh giữa các thành viên trong nhà trường
B. Giáo dục kĩ năng xã hội cần thiết
C. Môi trường giáo dục công bằng và dân chủ
D. Tất cả các đáp án trên đều đúng
-
Câu 17:
Theo anh (chị), các chuẩn mực đạo đức trong nhà trường được tạo dựng bằng các mối quan hệ nào?
A. Giữa giáo viên với giáo viên, giữa giáo viên với nhân viên, giữa nhân viên với nhân viên và giữa các học sinh với nhau
B. Giữa giáo viên với giáo viên, giữa nhân viên với nhân viên và giữa giáo viên với phụ huynh
C. Giữa giáo viên với nhân viên, giữa các nhân viên với nhau, giữa hội đồng sư phạm nhà trường với phụ huynh và học sinh
D. Giữa giáo viên với giáo viên, giữa giáo viên với nhân viên, giữa các nhân viên với nhau và giữa hội đồng giáo dục với học sinh
-
Câu 18:
Theo các anh (chị), những yếu tố nào sẽ làm cho việc xây dựng văn hóa nhà trường bị thất bại?
A. Thiếu sự gắn kết, thiếu niềm tin, mối quan hệ giữa các cá nhân yếu.
B. Thiếu sự gắn kết, mối quan hệ giữa các nhân yếu; sợ hãi và lo lắng.
C. Thiếu niềm tin, mối quan hệ giữa các nhân yếu; sợ hãi và lo lắng.
D. Thiếu gắn kết, thiếu mối quan hệ giữa các cá nhân.
-
Câu 19:
Những chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp giáo viên đều hướng con người đến những kĩ năng cơ bản nào?
A. Kĩ năng lắng nghe, chia sẻ và ra quyết định.
B. Kĩ năng lắng nghe, chia sẻ, ra quyết định, phê bình và tự phê bình.
C. Kĩ năng đàm phán, ra quyết định và phê bình.
D. Kĩ năng đàm phán, ra quyết định, phê bình và tự phê bình.
-
Câu 20:
Theo anh (chị), thế nào là môi trường giáo dục công bằng và dân chủ?
A. Từng giáo viên được thấy về tầm nhìn chiến lược của nhà trường; các nội quy nhất quán được thực thi hiệu quả.
B. Từng học sinh được thấy về tầm nhìn chiến lược của nhà trường; các nội quy nhất quán được thực thi dành cho tất cả mọi thành viên.
C. Từng phụ huynh được thấy về tầm nhìn chiến lược của nhà trường; các nội quy nhất quán được thực thi dành cho tất cả mọi thành viên.
D. Từng giáo viên, từng học sinh được thấy về tầm nhìn chiến lược của nhà trường; các nội quy nhất quán được thực thi và đáng tin cậy dành cho tất cả mọi thành viên.