415 câu trắc nghiệm ôn thi thăng hạng giáo viên Tiểu học
Tổng hợp 415 câu trắc nghiệm "Ôn thi thăng hạng giáo viên Tiểu học" có đáp án nhằm giúp bạn ôn tập và luyện thi viên chức 2020 đạt kết quả cao. Để ôn tập hiệu quả các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời các câu hỏi và xem lại đáp án và lời giải chi tiết. Sau đó các bạn hãy chọn mục "Tạo đề ngẫu nhiên" để hệ thống lại kiến thức đã ôn. Chúc các bạn thành công!
Chọn hình thức trắc nghiệm (20 câu/20 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Đàm thoại tái hiện được dùng khi nào?
A. Khi giáo viên cần đặt mối liên hệ giữa kiến thức đã học với kiến thức sắp học hoặc khi cần củng cố kiến thức vừa mới học.
B. Khi giáo viên muốn dẫn dắt học sinh từng bước phát hiện ra bản chất của sự vật, tính quy luật của hiện tượng đang tìm hiểu.
C. Khi giáo viên muốn làm sáng tỏ một vấn đề nào đó để học sinh dễ hiểu, dễ nhớ.
D. Khi giáo viên muốn củng cố kiến thức vừa mới học.
-
Câu 2:
Đàm thoại tái hiện là:
A. Giáo viên đặt câu hỏi nhằm củng cố kiến thức vừa mới học.
B. Giáo viên dùng một hệ thống câu hỏi được sắp xếp hợp lí để dẫn dắt học sinh từng bước phát hiện ra bản chất của sự vật, tính quy luật của hiện tượng đang tìm hiểu, kích thích sự ham muốn hiểu biết.
C. Giáo viên lần lượt nêu ra những câu hỏi kèm theo những ví dụ minh họa nhằm mục đích làm sáng tỏ một vấn đề nào đó để học sinh dễ hiểu, dễ nhớ.
D. Giáo viên đặt ra những câu hỏi chỉ yêu cầu học sinh nhớ lại kiến thức đã biết và trả lời dựa vào trí nhớ, không cần suy luận.
-
Câu 3:
Đàm thoại gợi mở (hay còn gọi là đàm thoại tìm tòi) là:
A. Giáo viên đặt các câu hỏi kèm theo sự hỗ trợ của các phương tiện nghe nhìn
B. Giáo viên lần lượt nêu ra những câu hỏi kèm theo những ví dụ minh họa nhằm mục đích làm sáng tỏ một vấn đề nào đó để học sinh dễ hiểu, dễ nhớ
C. Giáo viên dùng một hệ thống câu hỏi được sắp xếp hợp lí để dẫn dắt học sinh từng bước phát hiện ra bản chất của sự vật, tính quy luật của hiện tượng đang tìm hiểu, kích thích sự ham muốn hiểu biết
D. Giáo viên đặt ra những câu hỏi chỉ yêu cầu học sinh nhớ lại kiến thức đã biết và trả lời dựa vào trí nhớ, không cần suy luận
-
Câu 4:
Giáo viên lần lượt nêu ra những câu hỏi kèm theo những ví dụ minh họa nhằm mục đích làm sáng tỏ một vấn đề nào đó để học sinh dễ hiểu, dễ nhớ là dạng đàm thoại:
A. Đàm thoại tái hiện.
B. Đàm thoại sáng tạo.
C. Đàm thoại giải thích - minh họa.
D. Đàm thoại gợi mở (hay còn gọi là đàm thoại tìm tòi).
-
Câu 5:
Hình thức đàm thoại nào cần khuyến khích giáo viên sử dụng để nâng cao hiệu quả giảng dạy?
A. Đàm thoại tái hiện.
B. Đàm thoại gợi mở (hay còn gọi là đàm thoại tìm tòi).
C. Đàm thoại giải thích - minh họa.
D. Đàm thoại sáng tạo.
-
Câu 6:
Quy trình thực hiện phương pháp vấn đáp gồm mấy bước?
A. 6 bước
B. 4 bước
C. 5 bước
D. 3 bước
-
Câu 7:
Các bước trong quy trình thực hiện phương pháp vấn đáp lần lượt là:
A. Bước 1: Giáo viên đặt câu hỏi nhỏ, riêng rẽ. Bước 2: Giáo viên chỉ định từng học sinh trả lời hoặc để học sinh tự nguyện trả lời. Bước 3: Giáo viên tổng hợp ý kiến và nêu ra kết luận dựa trên những câu trả lời đúng của học sinh.
B. Bước 1: Giáo viên đặt câu hỏi nhỏ, riêng rẽ. Bước 2: Giáo viên dành thời gian cho học sinh suy nghĩ. Bước 3: Giáo viên chỉ định từng học sinh trả lời hoặc để học sinh tự nguyện trả lời. Bước 4: Giáo viên tổng hợp ý kiến và nêu ra kết luận dựa trên những câu trả lời đúng của học sinh.
C. Bước 1: Giáo viên đặt câu hỏi nhỏ, riêng rẽ. Bước 2: Giáo viên dành thời gian cho học sinh suy nghĩ. Bước 3: Giáo viên chỉ định từng học sinh trả lời hoặc để học sinh tự nguyện trả lời. Bước 4: Giáo viên kết luận.
D. Bước 1: Giáo viên đặt câu hỏi nhỏ, riêng rẽ. Bước 2: Giáo viên chỉ định từng học sinh trả lời hoặc để học sinh tự nguyện trả lời. Bước 3: Giáo viên dành thời gian cho học sinh suy nghĩ.
-
Câu 8:
Để thực hiện có hiệu quả phương pháp vấn đáp, giáo viên cần chuẩn bị hệ thống câu hỏi như thế nào?
A. Giáo viên xây dựng hệ thống câu hỏi mở. Giáo viên đặt các câu hỏi kèm theo sự hỗ trợ của các phương tiện nghe nhìn.
B. Giáo viên cần chuẩn bị tốt hệ thống câu hỏi. Các câu hỏi có liên quan chặt chẽ với nhau, câu hỏi trước là tiền đề của câu hỏi sau, câu hỏi sau là sự kế thừa và phát triển kết quả của câu hỏi trước. Mỗi câu hỏi là một cái "nút" của từng bộ phận mà học sinh cần lần lượt tháo gỡ thì mới tìm được kết quả cuối cùng.
C. Giáo viên chuẩn bị hệ thống câu hỏi mở sau đó giáo viên lần lượt nêu ra những câu hỏi kèm theo những ví dụ minh họa nhằm mục đích làm sáng tỏ một vấn đề nào đó để học sinh dễ hiểu, dễ nhớ.
D. Giáo viên dùng hệ thống câu hỏi chỉ yêu cầu học sinh nhớ lại kiến thức đã biết và trả lời dựa vào trí nhớ, không cần suy luận.
-
Câu 9:
Để tăng hiệu quả của việc sử dụng phương pháp hỏi - đáp, giáo viên cần tổ chức đàm thoại như thế nào?
A. Giáo viên cần tổ chức đối thoại theo nhiều chiều: giáo viên hỏi học sinh, học sinh hỏi học sinh và học sinh hỏi giáo viên.
B. Giáo viên cần tổ chức đối thoại theo nhiều chiều: giáo viên hỏi giáo viên, giáo viên hỏi học sinh và học sinh hỏi giáo viên.
C. Giáo viên cần tổ chức đối thoại chỉ theo hai chiều: giáo viên hỏi học sinh, học sinh hỏi giáo viên.
D. Giáo viên cần tổ chức đối thoại buộc phải xoay chiều: giáo viên hỏi học sinh, học sinh hỏi giáo viên.
-
Câu 10:
Điều kiện để thực hiện có hiệu quả phương pháp vấn đáp là:
A. Giáo viên cần tổ chức đối thoại xoay chiều: giáo viên hỏi học sinh, học sinh hỏi giáo viên.
B. Giáo viên cần chuẩn bị thật tốt hệ thống câu hỏi; Các câu hỏi có liên quan chặt chẽ với nhau, câu hỏi trước là tiền đề của câu hỏi sau.
C. Giáo viên cần tổ chức đối thoại theo nhiều chiều: giáo viên hỏi học sinh, học sinh hỏi học sinh và học sinh hỏi giáo viên.
D. Giáo viên cần chuẩn bị thật tốt hệ thống câu hỏi; Giáo viên cần tổ chức đối thoại theo nhiều chiều.
-
Câu 11:
Theo Văn bản hợp nhất số 03/VBHN-BGDĐT ngày 28/9/2016 hợp nhất thông tư ban hành quy định đánh giá học sinh tiểu học, quy định đánh giá định kì về học tập theo các mức nào?
A. Hoàn thành tốt, Hoàn thành, Chưa hoàn thành.
B. Tốt, Đạt, Chưa đạt.
C. Hoàn thành xuất sắc, Hoàn thành, Chưa hoàn thành.
D. Tốt, Đạt, Cần cố gắng.
-
Câu 12:
Theo Văn bản hợp nhất số 03/VBHN-BGDĐT ngày 28/9/2016 hợp nhất thông tư ban hành quy định đánh giá học sinh tiểu học, quy định đánh giá định kì về năng lực phẩm chất theo các mức nào?
A. Tốt, Đạt, Cần cố gắng
B. Hoàn thành tốt, Hoàn thành, Chưa hoàn thành
C. Đạt, Chưa đạt
D. Hoàn thành tốt, Hoàn thành
-
Câu 13:
Theo Văn bản hợp nhất số 03/VBHN-BGDĐT ngày 28/9/2016 hợp nhất thông tư ban hành quy định đánh giá học sinh tiểu học, quy định đánh giá định kỳ về học tập của học sinh lớp 4, 5 vào thời điểm nào?
A. Giữa HKI, cuối HKI, giữa HKII và cuối năm học.
B. Cuối HKI và cuối HKII.
C. HKI và cuối năm học.
D. Cuối năm học.
-
Câu 14:
Theo văn bản hợp nhất số 03/VBHN-BGDĐT ngày 28/9/2016 hợp nhất thông tư ban hành quy định đánh giá học sinh tiểu học, GV sẽ ghi kết quả vào Bảng tổng hợp kết quả đánh giá giáo dục của HS vào thời điểm nào?
A. Cuối HKI và cuối năm học
B. Giữa HKI, cuối HKI, giữa HKII và cuối năm học
C. Cuối HKI và cuối HKII
D. Cuối năm học
-
Câu 15:
Văn bản hợp nhất số 03/VBHN-BGDĐT ngày 28/9/2016 hợp nhất thông tư ban hành quy định đánh giá học sinh tiểu học áp dụng đối với:
A. Trường tiểu học.
B. Cơ sở giáo dục khác thực hiện chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học.
C. Lớp tiểu học trong trường phổ thông có nhiều cấp học và trường chuyên biệt.
D. Tất cả các ý trên.
-
Câu 16:
Theo Văn bản hợp nhất số 03/VBHN-BGDĐT ngày 28/9/2016 hợp nhất thông tư ban hành quy định đánh giá học sinh tiểu học, ai là người tham gia đánh giá thường xuyên học sinh?
A. Giáo viên, học sinh, cộng đồng, trong đó đánh giá của GV là quan trọng nhất
B. Giáo viên, học sinh, Ban giám hiệu, trong đó đánh giá của Hiệu trưởng là quan trọng nhất
C. Giáo viên, học sinh, cha mẹ học sinh
D. Giáo viên, học sinh, cộng đồng
-
Câu 17:
Theo Văn bản hợp nhất số 03/VBHN-BGDĐT ngày 28/9/2016 hợp nhất thông tư ban hành quy định đánh giá học sinh tiểu học, đánh giá định kỳ được hiểu như thế nào?
A. Đánh giá trong quá trình học tập, rèn luyện về kiến thức, kĩ năng, thái độ và một số biểu hiện năng lực, phẩm chất của học sinh, được thực hiện theo tiến trình nội dung của các môn học và các hoạt động giáo dục.
B. Đánh giá trong quá trình học tập, rèn luyện về kiến thức, kĩ năng, thái độ và một số biểu hiện năng lực, phẩm chất của học sinh.
C. Là đánh giá kết quả giáo dục của học sinh sau một giai đoạn học tập, rèn luyện, nhằm xác định mức độ hoàn thành nhiệm vụ học tập của học sinh so với chuẩn kiến thức, kĩ năng quy định và sự hình thành, phát triển năng lực, phẩm chất học sinh.
D. Là đánh giá kết quả giáo dục của học sinh sau một giai đoạn học tập, nhằm xác định mức độ hoàn thành nhiệm vụ học tập của học sinh so với chuẩn kiến thức, kĩ năng quy định trong chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học.
-
Câu 18:
Thông tư 22/2016/TT-BGDĐT ngày 22/9/2016 sửa đổi, bổ sung một số điều của quy định đánh giá học sinh tiểu học ban hành kèm theo thông tư số 30/2014/TT-BGDĐT ngày 28/8/2014 có hiệu lực khi nào?
A. Ngày 22/9/2016
B. Ngày 6/11/2016
C. Ngày 28/9/2016
D. Ngày 28/11/2016
-
Câu 19:
Kế hoạch dạy học cho học sinh khuyết tật học hòa nhập được thực hiện như thế nào?
A. Xây dựng kế hoạch linh hoạt phù hợp cho từng cá nhân.
B. Chỉ dạy những môn học sinh tham gia được.
C. Giảm bớt một số môn học.
D. Chỉ cần cho học sinh được tham gia hòa nhập với các bạn.
-
Câu 20:
Theo Văn bản hợp nhất số 03/VBHN-BGDĐT ngày 28/9/2016 hợp nhất thông tư ban hành quy định đánh giá học sinh tiểu học, quy định nội dung đánh giá sự hình thành và phát triển năng lực của học sinh bao gồm:
A. Tự phục vụ, tự quản; tự học và giải quyết vấn đề
B. Tự phục vụ, tự quản; giao tiếp, hợp tác
C. Tự phục vụ, tự quản; hợp tác; tự học và giải quyết vấn đề
D. Tự phục vụ, tự quản; giao tiếp, hợp tác; tự học và giải quyết vấn đề