415 câu trắc nghiệm ôn thi thăng hạng giáo viên Tiểu học
Tổng hợp 415 câu trắc nghiệm "Ôn thi thăng hạng giáo viên Tiểu học" có đáp án nhằm giúp bạn ôn tập và luyện thi viên chức 2020 đạt kết quả cao. Để ôn tập hiệu quả các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời các câu hỏi và xem lại đáp án và lời giải chi tiết. Sau đó các bạn hãy chọn mục "Tạo đề ngẫu nhiên" để hệ thống lại kiến thức đã ôn. Chúc các bạn thành công!
Chọn hình thức trắc nghiệm (20 câu/20 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Tiêu chí “Tổ chức các buổi ngoại khóa hoặc tham quan học tập, sinh hoạt tập thể thích hợp; phối hợp với Tổng phụ trách, tạo điều kiện để Đội thiếu niên, Sao nhi đồng thực hiện các hoạt động tự quản.” thuộc yêu cầu nào trong Chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học?
A. Chấp hành quy chế của ngành, quy định của nhà trường, kỷ luật lao động
B. Thực hiện thông tin hai chiều trong quản lý chất lượng giáo dục; hành vi trong giao tiếp, ứng xử có văn hoá và mang tính giáo dục
C. Công tác chủ nhiệm lớp; tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
D. Tổ chức và thực hiện các hoạt động dạy học trên lớp phát huy được tính năng động sáng tạo của học sinh
-
Câu 2:
Tiêu chí “Họp phụ huynh học sinh đúng quy định, có sổ liên lạc thông báo kết quả học tập của từng học sinh, tuyệt đối không phê bình học sinh trước lớp hoặc toàn thể phụ huynh; lắng nghe và cùng phụ huynh điều chỉnh biện pháp giúp đỡ học sinh tiến bộ.” thuộc yêu cầu nào trong Chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học?
A. Chấp hành quy chế của ngành, quy định của nhà trường, kỷ luật lao động.
B. Thực hiện thông tin hai chiều trong quản lý chất lượng giáo dục; hành vi trong giao tiếp, ứng xử có văn hoá và mang tính giáo dục.
C. Công tác chủ nhiệm lớp; tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.
D. Lập được kế hoạch dạy học.
-
Câu 3:
Một trong những tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học hạng II về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ là:
A. Chủ động, tích cực phối hợp với đồng nghiệp, cha mẹ học sinh và cộng đồng để nâng cao hiệu quả giáo dục học sinh tiểu học.
B. Chủ động, tích cực phối hợp với đồng nghiệp và cộng đồng để nâng cao hiệu quả giáo dục học sinh tiểu học.
C. Phối hợp cha mẹ học sinh và cộng đồng để nâng cao hiệu quả giáo dục học sinh tiểu học.
D. Tích cực phối hợp với cộng đồng để nâng cao hiệu quả giáo dục học sinh tiểu học.
-
Câu 4:
Một trong những tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học hạng II về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ là:
A. Tích cực vận dụng và có khả năng phổ biến sáng kiến kinh nghiệm hoặc sản phẩm NCKHSPUD từ cấp tổ trở lên.
B. Tích cực vận dụng và có khả năng phổ biến sáng kiến kinh nghiệm hoặc sản phẩm NCKHSPUD từ cấp trường trở lên.
C. Tích cực vận dụng và có khả năng phổ biến sáng kiến kinh nghiệm hoặc sản phẩm NCKHSPUD từ cấp huyện trở lên.
D. Tích cực vận dụng và có khả năng phổ biến sáng kiến kinh nghiệm hoặc sản phẩm NCKHSPUD từ cấp tỉnh trở lên.
-
Câu 5:
Một trong những tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học hạng II về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ là:
A. Được công nhận là Lao động tiến tiến hoặc giáo viên dạy giỏi hoặc giáo viên chủ nhiệm giỏi hoặc tổng phụ trách đội giỏi cấp trường trở lên.
B. Được công nhận là CSTĐ cấp tỉnh hoặc giáo viên dạy giỏi hoặc giáo viên chủ nhiệm giỏi hoặc tổng phụ trách đội giỏi cấp tỉnh trở lên.
C. Được công nhận là CSTĐ cấp cơ sở hoặc giáo viên dạy giỏi hoặc giáo viên chủ nhiệm giỏi hoặc tổng phụ trách đội giỏi cấp tỉnh trở lên.
D. Được công nhận là CSTĐ cấp cơ sở hoặc giáo viên dạy giỏi hoặc giáo viên chủ nhiệm giỏi hoặc tổng phụ trách đội giỏi cấp huyện trở lên.
-
Câu 6:
Một trong những vai trò của giáo viên tiểu học trong bối cảnh xã hội hiện nay là:
A. Phát triển chương trình giáo dục và chương trình dạy học sinh.
B. Phối hợp với cộng đồng và viết sách cho học sinh.
C. Công tác phổ cập và chương trình dạy học sinh.
D. Hướng dẫn đồng nghiệp và viết sáng kiến kinh nghiệm.
-
Câu 7:
Một trong những vai trò của giáo viên tiểu học trong bối cảnh xã hội hiện nay là:
A. Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tổ chức cho học sinh học và tự học; học hợp tác có hướng dẫn của PHHS và hỗ trợ của cộng đồng.
B. Phối hợp với cộng đồng và viết sách cho học sinh.
C. Công tác phổ cập và chương trình dạy học sinh.
D. Hướng dẫn đồng nghiệp và viết sáng kiến kinh nghiệm.
-
Câu 8:
Một trong những vai trò của giáo viên tiểu học trong bối cảnh xã hội hiện nay là:
A. HS được tạo cơ hội, tạo hứng thú, tích cực đề xuất sáng kiến trong học tập.
B. Chú trọng tới dạy học tích hợp và dạy học phân hóa; định hướng giáo dục tới từng cá nhân học sinh, theo từng phong cách học của học sinh.
C. HS được khuyến khích, tham gia vào quá trình học tập một cách tích cực, chủ động, sáng tạo và hợp tác.
D. HS chủ động, tích cực tham gia các hoạt động học tập dưới sự hướng dẫn của giáo viên.
-
Câu 9:
Để thực hiện kế hoạch phát triển đội ngũ nhà giáo theo yêu cầu đổi mới CTGDPT cần theo tiến trình mấy bước?
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
-
Câu 10:
Tiến trình 5 bước để tổ chức thực hiện kế hoạch phát triển đội ngũ theo yêu cầu đổi mới CTGDPT là:
A. Khảo sát thực trạng đội ngũ-Phân tích thực trạng- Đề xuất giải pháp-Tổ chức thực hiện-Đánh giá và điều chỉnh kế hoạch.
B. Khảo sát thực trạng đội ngũ-Phân tích thực trạng-Đề xuất giải pháp và điều chỉnh kế hoạch-Tổ chức thực hiện-Đánh giá.
C. Khảo sát thực trạng đội ngũ-Phân tích thực trạng-Đề xuất giải pháp-Tổ chức thực hiện và điều chỉnh kế hoạch-Đánh giá.
D. Khảo sát thực trạng đội ngũ-Phân tích thực trạng- Tổ chức thực hiện-Đề xuất giải pháp-Đánh giá và điều chỉnh kế hoạch.
-
Câu 11:
Khi khảo sát thực trạng năng lực đội ngũ nhà giáo cần theo mấy tiêu chí?
A. 6
B. 8
C. 10
D. 11
-
Câu 12:
Khảo sát chỉ báo "Biết được đặc điểm các loại hình trí thông minh của học sinh, các tiêu chí đánh giá các loại hình trí thông minh của học sinh." thuộc tiêu chí nào?
A. Năng lực giáo dục học sinh có hành vi không mong đợi.
B. Năng lực tư vấn và tham vấn giáo dục tiểu học.
C. Năng lực tìm hiểu người học và môi trường giáo dục.
D. Năng lực chủ nhiệm lớp.
-
Câu 13:
Khảo sát chỉ báo "Biết thiết kế môi trường dạy học các môn học cho học sinh tiểu học." thuộc tiêu chí nào?
A. Năng lực giải quyết các tình huống sư phạm.
B. Năng lực dạy học các môn.
C. Năng lực giao tiếp.
D. Năng lực chủ nhiệm lớp.
-
Câu 14:
Khảo sát chỉ báo "Tổ chức các hoạt động kĩ năng xã hội, kĩ năng sống và giá trị sống." thuộc tiêu chí nào?
A. Năng lực tổ chức các hoạt động giáo dục kĩ năng xã hội, kĩ năng sống và giá trị sống.
B. Năng lực giải quyết các tình huống sư phạm.
C. Năng lực tìm hiểu người học và môi trường giáo dục.
D. Năng lực chủ nhiệm lớp.
-
Câu 15:
Khảo sát chỉ báo "Vận dụng các PPDH, hình thức dạy học và kĩ thuật dạy học trong thiết kế, tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo." thuộc tiêu chí nào?
A. Năng lực giải quyết các tình huống sư phạm.
B. Năng lực dạy học các môn.
C. Năng lực chủ nhiệm lớp.
D. Năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo.
-
Câu 16:
Khảo sát chỉ báo "Biết dự kiến các nhóm tình huống sư phạm thường gặp trong giáo dục học sinh tiểu học" thuộc tiêu chí nào?
A. Năng lực giải quyết các tình huống sư phạm.
B. Năng lực giáo dục học sinh có hành vi không mong đợi.
C. Năng lực chủ nhiệm lớp.
D. Năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo.
-
Câu 17:
Khảo sát chỉ báo "Phân tích một số nguyên nhân, một số đặc điểm và vấn đề tâm lí của học sinh; từ đó tìm ra động cơ, biến đổi của hành vi không mong đợi của học sinh" thuộc tiêu chí nào?
A. Năng lực giải quyết các tình huống sư phạm.
B. Năng lực giáo dục học sinh có hành vi không mong đợi.
C. Năng lực chủ nhiệm lớp.
D. Năng lực dạy học các môn.
-
Câu 18:
Khảo sát chỉ báo "Biết một số cách thức tác động đối với học sinh có năng khiếu đặc biệt hoặc học sinh chậm phát triển" thuộc tiêu chí nào?
A. Năng lực chủ nhiệm lớp.
B. Năng lực giáo dục học sinh có hành vi không mong đợi.
C. Năng lực tư vấn và tham vấn học sinh tiểu học.
D. Năng lực giao tiếp.
-
Câu 19:
Khảo sát chỉ báo "Kiến thức về dạy học tích hợp và dạy học phân hóa" thuộc tiêu chí nào?
A. Năng lực chủ nhiệm lớp
B. Năng lực dạy học các môn
C. Năng lực tư vấn và tham vấn học sinh tiểu học
D. Năng lực hiểu biết các kiến thức khoa học nền tảng rộng, liên môn
-
Câu 20:
Khảo sát chỉ báo "Biết cách xây dựng kế hoạch công tác chủ nhiệm: tuần, tháng, kì, năm" thuộc tiêu chí nào?
A. Năng lực chủ nhiệm lớp
B. Năng lực dạy học các môn
C. Năng lực giao tiếp
D. Năng lực giải quyết các tình huống sư phạm