415 câu trắc nghiệm ôn thi thăng hạng giáo viên Tiểu học
Tổng hợp 415 câu trắc nghiệm "Ôn thi thăng hạng giáo viên Tiểu học" có đáp án nhằm giúp bạn ôn tập và luyện thi viên chức 2020 đạt kết quả cao. Để ôn tập hiệu quả các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời các câu hỏi và xem lại đáp án và lời giải chi tiết. Sau đó các bạn hãy chọn mục "Tạo đề ngẫu nhiên" để hệ thống lại kiến thức đã ôn. Chúc các bạn thành công!
Chọn hình thức trắc nghiệm (20 câu/20 phút)
-
Câu 1:
Theo anh (chị), yêu cầu nào sau đây thuộc lĩnh vực kĩ năng sư phạm?
A. Chấp hành quy chế của ngành, quy định của nhà trường, kỷ luật lao động
B. Trung thực trong công tác; đoàn kết trong quan hệ đồng nghiệp; phục vụ nhân dân và học sinh
C. Có kiến thức về tâm lí học sư phạm và tâm lí học lứa tuổi, giáo dục học tiểu học
D. Tổ chức và thực hiện các hoạt động dạy học trên lớp phát huy được tính năng động sáng tạo của học sinh
-
Câu 2:
Theo Văn bản hợp nhất số 03/VBHN-BGDĐT ngày 28/9/2016 hợp nhất thông tư về Quy định đánh giá học sinh tiểu học, đánh giá định kỳ bằng điểm số những môn học nào ở giữa học kỳ I và giữa học kỳ II đối với lớp 4, lớp 5?
A. Toán, Tiếng Việt.
B. Toán, Tiếng Việt, Khoa học, Lịch sử-Địa lý.
C. Tiếng Việt, Toán, Khoa học, Lịch sử-Địa lý, Ngoại ngữ, Tin học, Tiếng dân tộc.
D. Tất cả các môn học.
-
Câu 3:
Theo anh (chị), tiêu chí nào sau đây không phải là biểu hiện của đạo đức nghề nghiệp?
A. Tâm huyết với nghề nghiệp; có ý thức giữ gìn danh dự, lương tâm nhà giáo; có tinh thần đoàn kết, thương yêu, giúp đỡ đồng nghiệp trong cuộc sống và trong công tác.
B. Tận tụy với công việc, thực hiện đúng điều lệ, quy chế, nội quy của đơn vị, nhà trường, của ngành.
C. Công bằng trong giảng dạy và giáo dục, đánh giá đúng thực chất năng lực của người học; thực hành tiết kiệm, chống bệnh thành tích, chống tham nhũng, lãng phí.
D. Kĩ năng nhận thứ và giải quyết vấn đề nảy sinh trong nghề nghiệp giáo viên tiểu học.
-
Câu 4:
Nội dung của dạy học theo định hướng phát triển năng lực:
A. Nội dung được lựa chọn nhằm đạt được kết quả đầu ra đã quy định; chương trình chỉ quy định những nội dung chính.
B. Nội dung được lựa chọn dựa vào các nhà khoa học chuyên môn, được quy định chi tiết trong chương trình.
C. Nội dung được lựa chọn dựa trên nhu cầu của người học, từ đó quy định kết quả đầu ra.
D. Nội dung được quy định trong chương trình, các nhà chuyên môn dựa trên tình hình thực tế lựa chọn nội dung phù hợp.
-
Câu 5:
Một trong những tiêu chí theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học về "Chấp hành quy chế của ngành, quy định của nhà trường, kỷ luật lao động" là:
A. Chấp hành đầy đủ các quy định của pháp luật, chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước.
B. Tham gia đóng góp xây dựng và nghiêm túc thực hiện quy chế hoạt động của nhà trường.
C. Chấp hành các quyết định của pháp luật, đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa gia đình và dan cư.
D. Thực hiện nghiêm túc các quy định của địa phương.
-
Câu 6:
Đàm thoại tái hiện là:
A. Giáo viên đặt câu hỏi nhằm củng cố kiến thức vừa mới học.
B. Giáo viên dùng một hệ thống câu hỏi được sắp xếp hợp lí để dẫn dắt học sinh từng bước phát hiện ra bản chất của sự vật, tính quy luật của hiện tượng đang tìm hiểu, kích thích sự ham muốn hiểu biết.
C. Giáo viên lần lượt nêu ra những câu hỏi kèm theo những ví dụ minh họa nhằm mục đích làm sáng tỏ một vấn đề nào đó để học sinh dễ hiểu, dễ nhớ.
D. Giáo viên đặt ra những câu hỏi chỉ yêu cầu học sinh nhớ lại kiến thức đã biết và trả lời dựa vào trí nhớ, không cần suy luận.
-
Câu 7:
Các bước trong quy trình thực hiện phương pháp đóng vai lần lượt là:
A. Bước 1: GV nêu chủ đề, chia nhóm và giao tình huống, nhiệm vụ đóng vai cho từng nhóm. Bước 2: Các nhóm thảo luận chuẩn bị đóng vai. Bước 3: Các nhóm lên đóng vai. Bước 4: GV kết luận, định hướng cho học sinh về cách ứng xử tích cực trong tình huống đã cho.
B. Bước 1: GV nêu chủ đề, chia nhóm và giao tình huống, nhiệm vụ đóng vai cho từng nhóm. Bước 2: Các nhóm thảo luận chuẩn bị đóng vai. Bước 3: Các nhóm lên đóng vai. Bước 4: Lớp thảo luận, nhận xét về cách ứng xử và cảm xúc của các vai diễn, về ý nghĩa của các vai diễn. Bước 5: GV kết luận, định hướng cho học sinh về cách ứng xử tích cực trong tình huống đã cho.
C. Bước 1: GV nêu chủ đề, chia nhóm và giao tình huống, nhiệm vụ đóng vai cho từng nhóm. Bước 2: Các nhóm lên đóng vai. Bước 3: Lớp thảo luận, nhận xét về cách ứng xử và cảm xúc của các vai diễn, về ý nghĩa của các vai diễn.
D. Bước 1: GV nêu chủ đề, chia nhóm và giao tình huống, nhiệm vụ đóng vai cho từng nhóm. Bước 2: Các nhóm lên đóng vai.
-
Câu 8:
Điều kiện để thực hiện có hiệu quả phương pháp hợp tác nhóm là:
A. Phòng học có đủ không gian; Bàn ghế dễ di chuyển; Nhiệm vụ học tập dễ với học sinh; Thời gian đủ để học sinh làm việc nhóm và trình bày kết quả; học sinh quen với làm việc hợp tác nhóm.
B. Nhiệm vụ học tập đủ khó; Thời gian nhiều để học sinh làm việc nhóm và trình bày kết quả; học sinhcần được bồi dưỡng các kĩ năng điều khiển, tổ chức và các kĩ năng xã hội; Học sinh quen với làm việc hợp tác nhóm.
C. Phòng học có đủ không gian; Bàn ghế dễ di chuyển; Nhiệm vụ học tập đủ khó; Thời gian đủ để học sinh làm việc nhóm và trình bày kết quả; học sinh cần được bồi dưỡng các kĩ năng điều khiển, tổ chức và các kĩ năng xã hội.
D. Phòng học có đủ không gian; Nhiệm vụ học tập đủ dễ; Có nhiều thời gian để HS làm việc nhóm; HS cần được bồi dưỡng các kĩ năng điều khiển, tổ chức và các kĩ năng xã hội.
-
Câu 9:
Đối với học sinh khuyết tật không đủ khả năng đáp ứng các yêu cầu của chương trình giáo dục chung được đánh giá dựa trên cơ sở:
A. Các môn học có nội dung giảm nhẹ.
B. Đánh giá một số môn học của học sinh.
C. Đánh giá theo yêu cầu của kế hoạch giáo dục cá nhân.
D. Tùy theo nội dung.
-
Câu 10:
Phân tích thực trạng năng lực nghề nghiệp giáo viên tiểu học nhằm mục đích gì?
A. Nhằm cải tiến liên tục chất lượng trường học
B. Nhằm cải tiến liên tục chất lượng học sinh
C. Nhằm cải tiến liên tục chất lượng giáo viên
D. Nhằm cải tiến liên tục chất lượng dạy và học
-
Câu 11:
Đàm thoại gợi mở (hay còn gọi là đàm thoại tìm tòi) là:
A. Giáo viên đặt các câu hỏi kèm theo sự hỗ trợ của các phương tiện nghe nhìn
B. Giáo viên lần lượt nêu ra những câu hỏi kèm theo những ví dụ minh họa nhằm mục đích làm sáng tỏ một vấn đề nào đó để học sinh dễ hiểu, dễ nhớ
C. Giáo viên dùng một hệ thống câu hỏi được sắp xếp hợp lí để dẫn dắt học sinh từng bước phát hiện ra bản chất của sự vật, tính quy luật của hiện tượng đang tìm hiểu, kích thích sự ham muốn hiểu biết
D. Giáo viên đặt ra những câu hỏi chỉ yêu cầu học sinh nhớ lại kiến thức đã biết và trả lời dựa vào trí nhớ, không cần suy luận
-
Câu 12:
Theo Quan điểm dạy học theo định hướng phát triển năng lực, Chương trình Giáo dục phổ thông được xây dựng trên cơ sở:
A. Quan điểm của Đảng, Nhà nước về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo; kế thừa và phát triển những ưu điểm của các chương trình giáo dục phổ thông đã có của Việt Nam, đồng thời tiếp thu thành tựu nghiên cứu về khoa học giáo dục và kinh nghiệm xây dựng chương trình theo mô hình phát triển của đất nước, những tiến bộ của thời đại về khoa học - công nghệ và xã hội.
B. Nền công nghiệp 4.0, tiếp thu thành tựu nghiên cứu về khoa học giáo dục và kinh nghiệm xây dựng chương trình theo mô hình phát triển của đất nước, những tiến bộ của thời đại về khoa học - công nghệ và xã hội.
C. Quan điểm của Đảng, Nhà nước về học đi đôi với hành, tăng sự trải nghiệm, vận dụng thực tiễn; áp dụng công nghệ thông tin trong dạy và học, đồng thời tiếp thu thành tựu nghiên cứu về khoa học giáo dục và kinh nghiệm xây dựng chương trình theo mô hình phát triển của đất nước, những tiến bộ của thời đại về khoa học - công nghệ và xã hội.
D. Nền công nghiệp 4.0, tiếp thu thành tựu nghiên cứu về khoa học giáo dục và kinh nghiệm xây dựng chương trình theo mô hình phát triển của thế giới, các nước tiên tiến, hàng đầu về giáo dục và đào tạo.
-
Câu 13:
Đề kiểm tra định kỳ phù hợp chuẩn kiến thức kỹ năng và định hướng phát triển năng lực gồm các câu hỏi bài tập được thiết kế theo mức 3 là:
A. Biết vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học, trình bày, giải thích được kiến thức theo cách hiểu của cá nhân.
B. Biết vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học để giải quyết những vấn đề mới trong học tập, cuộc sống. hoặc đưa ra những phản hồi hợp lý trong học tập, cuộc sống một cách linh hoạt.
C. Biết vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết những vấn đề quen thuộc, tương tự trong học tập, cuộc sống.
D. Biết vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học để đưa ra những phản hồi hợp lý trong học tập, cuộc sống một cách linh hoạt.
-
Câu 14:
Sinh hoạt chuyên môn về nội dung đổi mới sự tham gia hợp tác, chia sẻ của phụ huynh và cộng đồng vào giáo dục nên tổ chức theo trình tự các bước nào dưới đây?
A. Phân công thuyết minh nội dung chuẩn bị; Gợi ý vấn đề cần suy ngẫm; Trao đổi về điều học tập được; Áp dụng.
B. Xây dựng kế hoạch và chuẩn bị; Tổ chức sinh hoạt chuyên môn về nội dung trên; Thảo luận chung; Áp dụng.
C. Gợi ý vấn đề cần suy ngẫm; Trao đổi chia sẻ; Phân công thuyết minh nội dung chuẩn bị; Áp dụng.
D. Tổ chức sinh hoạt chuyên môn về nội dung trên; Thảo luận chung; Xây dựng kế hoạch và chuẩn bị; Áp dụng.
-
Câu 15:
Quy trình thực hiện phương pháp đóng vai gồm mấy bước?
A. 5 bước
B. 4 bước
C. 3 bước
D. 2 bước
-
Câu 16:
Giáo viên chủ nhiệm ghi kết quả đánh giá giáo dục của học sinh vào học bạ trong thời gian nào?
A. Cuối năm học.
B. Cuối học kỳ.
C. Cuối cấp học.
D. Sau mỗi kỳ kiểm tra.
-
Câu 17:
Giáo viên lần lượt nêu ra những câu hỏi kèm theo những ví dụ minh họa nhằm mục đích làm sáng tỏ một vấn đề nào đó để học sinh dễ hiểu, dễ nhớ là dạng đàm thoại:
A. Đàm thoại tái hiện
B. Đàm thoại sáng tạo
C. Đàm thoại giải thích - minh họa
D. Đàm thoại gợi mở (hay còn gọi là đàm thoại tìm tòi)
-
Câu 18:
Những chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp giáo viên đều hướng con người đến những kĩ năng cơ bản nào?
A. Kĩ năng lắng nghe, chia sẻ và ra quyết định.
B. Kĩ năng lắng nghe, chia sẻ, ra quyết định, phê bình và tự phê bình.
C. Kĩ năng đàm phán, ra quyết định và phê bình.
D. Kĩ năng đàm phán, ra quyết định, phê bình và tự phê bình.
-
Câu 19:
Một trong những hoạt động hợp tác bồi dưỡng giáo viên có hiệu quả là:
A. Thành lập các diễn đàn trao đổi kinh nghiệm của từng khối lớp riêng biệt.
B. Tạo ra mạng lưới các trường tiểu học hoặc diễn đàn trao đổi các vấn đề chuyên môn có sự tham gia của đa dạng kiểu trường và sự tham gia của nhiều giáo viên ở các vị trí và chuyên môn giảng dạy khác nhau.
C. Tạo ra mạng lưới các khối lớp trong trường tiểu học nhằm trao đổi các vấn đề chuyên môn có sự tham gia của nhiều giáo viên ở các vị trí và chuyên môn giảng dạy khác nhau.
D. Tạo ra mạng lưới các trường tiểu học hoặc diễn đàn trao đổi các vấn đề chuyên môn của từng môn học riêng biệt.
-
Câu 20:
Yêu cầu: "Tổ chức và thực hiện các hoạt động dạy học trên lớp phát huy được tính năng động sáng tạo của học sinh". Thuộc lĩnh vực nào?
A. Lĩnh vực kiến thức
B. Lĩnh vực kĩ năng sư phạm
C. Lĩnh vực phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống
D. Tất cả các đáp án trên đều sai