Cho hàm số \(f(x)={{\ln }^{3}}x+6(m-1){{\ln }^{2}}x-3{{m}^{2}}\ln x+4\). Biết rằng đoạn [a, b] là tập hợp tất cả các giá trị của tham số \(m\) để hàm số \(y=|f(x)|\) đồng biến trên khoảng \((e,+\infty )\). Giá trị biểu thức \(a+3b\) bẳng
Suy nghĩ trả lời câu hỏi trước khi xem đáp án
Lời giải:
Báo saiChọn A
Đặt \(t=\ln x\) là hàm số đồng biến trên khoảng \((0;+\infty )\) và \(x\in (e,+\infty )\to t\in (1;+\infty )\).
Xét hàm số \(g(t)={{t}^{3}}+6(m-1){{t}^{2}}-3{{m}^{2}}t+4\) trên khoảng \((1;+\infty )\).
Ta có: \({{g}^{\prime }}(t)=3{{t}^{2}}+12(m-1)t-3{{m}^{2}}\) và \(\underset{t\to +\infty }{\mathop{\lim }}\,g(t)=+\infty \)
Hàm số \(y=|g(t)|\) đồng biến trên khoảng \((1;+\infty )\Leftrightarrow \)
\(\left\{ \begin{array}{*{35}{l}} {{g}^{\prime }}(t)\ge 0,\forall t\in [1;+\infty )(1) \\ g(1)\ge 0 \\ \end{array} \right.\)
\(+(2)\Rightarrow -3{{m}^{2}}+6m-1\ge 0\)\( \Rightarrow \frac{3-\sqrt{6}}{3}\le m\le \frac{3+\sqrt{6}}{3}\)
\(+{{\Delta }_{{{g}^{\prime }}}}=36{{(m-1)}^{2}}+9{{m}^{2}}>0,\forall m\to {{g}^{\prime }}(t)\) luôn có 2 nghiệm \({{t}_{1}},{{t}_{2}}\)
\( \text{ (1) }\Rightarrow {{t}_{2}}=-2(m-1)+\sqrt{5{{m}^{2}}-8m+4}\le 1\\ \Leftrightarrow \sqrt{5{{m}^{2}}-8m+4}\le 2m-1 \\ \)
\(\Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{*{35}{l}} 2m-1\ge 0 \\ 5{{m}^{2}}-8m+4\le 4{{m}^{2}}-4m+1 \\ \end{array} \right.\)
\(\Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{*{35}{l}} 2m-1\ge 0 \\ {{m}^{2}}-4m+3\le 0 \\ \end{array} \right.\\ \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{*{35}{l}} m\ge \frac{1}{2} \\ 1\le m\le 3 \\ \end{array}\\ \Leftrightarrow 1\le m\le 3. \right.\)
Kết hơp (1) và (2) ta được \(m\in \left[ 1;\frac{3+\sqrt{6}}{3} \right]\)\( \Rightarrow a=1;b=\frac{3+\sqrt{6}}{3}\).
Vậy \(a+3b=4+\sqrt{6}\).
Đề thi thử tốt nghiệp THPT môn Toán năm 2023
Trường THPT Gia Định