243 câu trắc nghiệm Môi trường và con người
Bộ 243 câu trắc nghiệm Môi trường và con người (có đáp án) được chia sẻ dành cho các bạn sinh viên chuyên ngành tham khảo ôn tập chuẩn bị cho kì thi sắp tới. Bộ đề có nội dung về nghiên cứu mối quan hệ và sự tiếp xúc qua lại giữa con người và môi trường thiên nhiên quanh ta nhằm mục tiêu giữ gìn cũng như bảo vệ môi trường sống trên trái đất của con người luôn xanh sạch đẹp ... Để việc ôn tập trở nên hiệu quả hơn, các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời lần lượt các câu hỏi cũng như so sánh đáp và lời giải chi tiết được đưa ra. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức mình đã ôn tập được nhé!
Chọn hình thức trắc nghiệm (20 câu/30 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Tai biến môi trường/Sự cố môi trường xảy ra có thể do:
A. Từ các hoạt động của con người
B. Từ các biến đổi thất thường của môi trường
C. Có nguồn gốc nhân tạo và tự nhiên
D. Ba câu A, B và C đều sai
-
Câu 2:
Oxy chiếm bao nhiêu % khí quyển về thể tích
A. 20%
B. 20,9%
C. 30%
D. 29,9%
-
Câu 3:
Động đất là biểu hiện của:
A. Sự cố môi trường
B. Suy thoái môi trường
C. Khủng hoảng môi trường
D. Ô nhiễm môi trường
-
Câu 4:
Hỏa hoạn là biểu hiện của:
A. Sự cố môi trường
B. Suy thoái môi trường
C. Khủng hoảng môi trường
D. Ô nhiễm môi trường
-
Câu 5:
Nitrogen chiếm bao nhiêu % khí quyển về thể tích
A. 70%
B. 70,9%
C. 78%
D. 79,9%
-
Câu 6:
Trong tầng bình lưu, nồng độ ozone đạt tối đa ở độ cao nào?
A. 10 – 20km
B. 20 – 25km
C. 30 – 35km
D. 40 – 45km
-
Câu 7:
Lỗ thủng tầng ozone được phát hiện trầm trọng nhất ở khu vực nào?
A. Nam Cực
B. Bắc Cực
C. Châu Mỹ
D. Châu Phi
-
Câu 8:
Nguyên nhân chính gây ra lỗ thủng tầng ozone
A. CFCs
B. CO2
C. CH4
D. NH3
-
Câu 9:
Khói, tro bụi của núi lửa là nguồn ô nhiễm nào?
A. Tự nhiên
B. Nhân tạo
C. Cả A và B đều đúng
D. Cả A và B đều sai
-
Câu 10:
Dựa vào trạng thái vật lý, có thể phân loại chất ô nhiễm trong không khí làm bao nhiêu loại?
A. Khí, Hơi, Hạt
B. Khí, Bụi, Hơi
C. Hơi, Bụi, Lỏng
D. Khí, Hạt, Lỏng
-
Câu 11:
Kích cỡ hạt bụi dao động trong khoảng nào?
A. 0,1 đến 50 micromet
B. 0,1 đến 100 micromet
C. 0,1 đến 150 micromet
D. 0,1 đến 200 micromet
-
Câu 12:
NO2 là chất ô nhiễm sơ cấp hay thứ cấp?
A. Sơ cấp
B. Thứ cấp
C. Cả A và B đều đúng
D. Cả A và B đều sai
-
Câu 13:
Nguồn ô nhiễm sơ cấp chuyển thành thứ cấp là do tác động của:
A. Các loại côn trùng
B. Gió, các sinh vật, độ bền vững của khí quyển
C. Gió, mưa, không khí
D. Bản chất của các chất ô nhiễm
-
Câu 14:
O2 là chất ô nhiễm sơ cấp hay thứ cấp?
A. Sơ cấp
B. Thứ cấp
C. Cả A và B đều đúng
D. Cả A và B đều sai
-
Câu 15:
HNO3 là chất ô nhiễm sơ cấp hay thứ cấp?
A. Sơ cấp
B. Thứ cấp
C. Cả A và B đều đúng
D. Cả A và B đều sai
-
Câu 16:
H2SO4 là chất ô nhiễm sơ cấp hay thứ cấp?
A. Sơ cấp
B. Thứ cấp
C. Cả A và B đều đúng
D. Cả A và B đều sai
-
Câu 17:
Sự tồn tại của sinh vật trong không khí phụ thuộc vào
A. Điều kiện thời tiết
B. Tốc độ gió hướng gió
C. Môi trường đất bên dưới
D. Cả 3 đều đúng
-
Câu 18:
Trong môi trường không khí, mật độ vi sinh vật gây bệnh tăng cao khi:
A. Nhiệt độ môi trường cao, ánh sáng nhiều
B. Gió nhiều
C. Mưa nhiều
D. Cả 3 đều sai
-
Câu 19:
Tại sao vấn đề kiểm soát vi sinh vật gây bệnh trong không khí lại là một trong những vấn đề khó khăn nhất của ngành vệ sinh môi trường?
A. Do lượng vi sinh vật nhiều nên khó kiểm soát
B. Do vi sinh vật tồn tại lâu trong không khí có khả năng chống chịu cao
C. Cả A và B đều đúng
D. Cả A và B đều sai
-
Câu 20:
Xét về hàm lượng, khí nào là nguyên nhân chính gây hiệu ứng nhà kính?
A. CH4
B. CO2
C. NH3
D. H2O