243 câu trắc nghiệm Môi trường và con người
Bộ 243 câu trắc nghiệm Môi trường và con người (có đáp án) được chia sẻ dành cho các bạn sinh viên chuyên ngành tham khảo ôn tập chuẩn bị cho kì thi sắp tới. Bộ đề có nội dung về nghiên cứu mối quan hệ và sự tiếp xúc qua lại giữa con người và môi trường thiên nhiên quanh ta nhằm mục tiêu giữ gìn cũng như bảo vệ môi trường sống trên trái đất của con người luôn xanh sạch đẹp ... Để việc ôn tập trở nên hiệu quả hơn, các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời lần lượt các câu hỏi cũng như so sánh đáp và lời giải chi tiết được đưa ra. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức mình đã ôn tập được nhé!
Chọn hình thức trắc nghiệm (20 câu/30 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Định luật giới hạn sinh thái (Shelford) được phát biểu:
A. Các loài sinh vật có giới hạn sinh thái rộng thì phân bố rộng và ngược lại
B. Mỗi sinh vật có một giới hạn sinh thái nhất định đối với từng yếu tố sinh thái
C. Các yếu tố sinh thái đều có một giới hạn nhất định cho từng loài sinh vật đặc trưng
D. Một số yếu tố sinh thái cần phải có mặt với một giới hạn nhất định để sinh vật tồn tại và phát triển
-
Câu 2:
Mỗi sinh vật cần có các điều kiện cơ bản để tồn tại:
A. Nơi ở và ổ sinh thái
B. Nơi ở và dinh dưỡng
C. Nơi ở và sinh sản
D. Dinh dưỡng và sinh sản
-
Câu 3:
Tháp dinh dưỡng là:
A. Các bậc dinh dưỡng sắp xếp từ thấp đến cao
B. Là tháp sinh khối
C. Là tháp năng lượng
D. Là mối quan hệ giữa dinh dưỡng từ sinh vật sản xuất đến sinh vật tiêu thụ
-
Câu 4:
Các kiểu rừng nào là phổ biến ở Việt Nam:
A. Rừng là rộng thường xanh ở nhiệt đới
B. Rừng thưa cây họ dầu
C. Rừng ngập mặn
D. Rừng tre nứa
-
Câu 5:
Rừng chủ yếu để bảo tồn thiên nhiên, bảo vệ nguồn gen động vật và thực vật, hệ sinh thái rừng của quốc gia, là khu vực nghiên cứu khoa học và du lịch là:
A. Rừng đặc dụng
B. Rừng phòng hộ
C. Rừng sản xuất
D. Khu dự trữ sinh quyển
-
Câu 6:
Rừng nhằm hạn chế thiên tai lũ lụt, gió bão, bảo vệ nguồn nước, bảo vệ đất, chống xói mòn, góp phần bảo vệ môi trường:
A. Rừng đặc dụng
B. Rừng phòng hộ
C. Rừng sản xuất
D. Khu dự trữ sinh quyển
-
Câu 7:
Rừng là hệ sinh thái tự nhiên có vai trò:
A. Bảo vệ đa dạng sinh học, cung cấp oxi, cung cấp nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, lương thực và thực phẩm
B. Tạo ra độ đa dạng sinh học, làm sạch bầu khí quyển, cung cấp gỗ, phòng hộ đầu nguồn, tạo cảnh quan
C. Là nơi ở cho các loài động vật, tiêu thụ và tích lũy CO2, bảo vệ đất, bảo vệ nước, điều hòa khí hậu
D. Duy trì đa dạng sinh học cung cấp nguyên liệu, tạo vi khí hậu và là cơ sở bảo tồn văn hóa địa phương
-
Câu 8:
Khoa học khuyến cáo, mỗi quốc gia nên duy trì tỷ lệ diện tích lãnh thổ có rừng che phủ là:
A. 40%
B. 45%
C. 50%
D. 65%
-
Câu 9:
Vai trò cơ bản của trồng rừng:
A. Bảo vệ nguồn nước
B. Bảo vệ đất
C. Chống xói mòn
D. Khai thác gỗ
-
Câu 10:
Vai trò chính của rừng phòng hộ là:
A. Bảo vệ môi trường
B. Khai thác gỗ
C. Du lịch
D. Bảo tồn
-
Câu 11:
Tỷ lệ mất rừng trên thế giới diễn ra mạnh mẽ nhất ở:
A. Châu Á
B. Châu Phi
C. Châu Mỹ La Tinh
D. Châu Âu
-
Câu 12:
Nguyên nhân gây suy giảm diện tích rừng là:
A. Chiến tranh
B. Khai thác quá mức
C. Ô nhiễm môi trường
D. Cháy rừng
-
Câu 13:
Hậu quả của sự mất rừng là:
A. Ô nhiễm môi trường
B. Sự giảm đa dạng sinh học
C. Khủng hoảng hệ sinh thái
D. Lũ lụt và hạn hán gia tăng
-
Câu 14:
Để bảo vệ rừng cần tiến hành các giải pháp nào sau đây:
A. Khai thác hợp lý – Hạn chế ô nhiễm môi trường – Phòng chống cháy rừng
B. Bảo vệ đa dạng sinh học – Giao đất, giao đất cho dân – Chống cháy rừng
C. Khai thác hợp lý – Bảo vệ đa dạng sinh học – Hạn chế ô nhiễm môi trường
D. Giao dất, giao rừng cho dân – Bảo vệ đa dạng sinh học – Hạn chế ô nhiễm môi trường
-
Câu 15:
VN chưa tham gia vào công ước quốc tế về môi trường nào?
A. Công ước về đa dạng sinh học
B. Công ước quốc tế về bảo tồn các loài động vật hoang dã di cư
C. Công ước Viên về bảo vệ tầng ozone
D. Công ước về thông báo sớm sự cố hạt nhân
-
Câu 16:
Công ước quốc tế về hợp chất ô nhiễm hữu cơ bền (POPs) mà VN đã tham gia là:
A. Công ước Basel
B. Công ước Stockholm
C. Công ước IAEA
D. Công ước Ramsar
-
Câu 17:
Theo điều 5, NĐ 174/2007/NĐ-CP mức thu phí BVMT đối với chất thải rắn thông thường phát thải từ hoạt động của cơ quan, cơ sở kinh doanh, dịch vụ, cơ sở sản xuất công nghiệp, làng nghề không được quá:
A. 60.000đ/tấn
B. 50.000đ/tấn
C. 40.000đ/tấn
D. 30.000đ/tấn
-
Câu 18:
Để phát triển bền vững tài nguyên rừng cần thực hiện:
A. Trồng và bảo vệ rừng – Xóa đói giảm nghèo – Chống du canh du cư – Hợp tác quốc tế
B. Phát triển kinh tế - Phát triển cộng đồng địa phương có rừng – Hỗ trợ tài chính cho dân cư nghèo
C. Thay đổi ý thức tiêu thụ sản phẩm rừng – Chống du canh du cư – Phát triển kinh tế địa phương
D. Trồng và bảo vệ rừng – Thay đổi ý thức tiêu thụ sản phẩm – Xóa đói giảm nghèo – Hợp tác quốc tế
-
Câu 19:
Nguyên nhân gây mất đất rừng ở Việt Nam:
A. Đốt rừng làm rẫy
B. Ô nhiễm môi trường
C. Du canh du cư
D. Xói lở đất
-
Câu 20:
Chọn phát biểu đúng về Phát triển bền vững:
A. Phát triển bền vững là sự phát triển nhằm đáp ứng các yêu cầu của hiện tại
B. Phát triển bền vững là sự phát triển nhằm đáp ứng tối đa các yêu cầu của hiện tại
C. Phát triển bền vững là sự bảo tồn nhằm đáp ứng nhu cầu của các thế hệ mai sau
D. Phát triển bền vững là sự phát triển nhằm đáp ứng các yêu cầu của hiện tại, nhưng không gây trở ngại cho việc đáp ứng nhu cầu của các thế hệ mai sau