243 câu trắc nghiệm Môi trường và con người
Bộ 243 câu trắc nghiệm Môi trường và con người (có đáp án) được chia sẻ dành cho các bạn sinh viên chuyên ngành tham khảo ôn tập chuẩn bị cho kì thi sắp tới. Bộ đề có nội dung về nghiên cứu mối quan hệ và sự tiếp xúc qua lại giữa con người và môi trường thiên nhiên quanh ta nhằm mục tiêu giữ gìn cũng như bảo vệ môi trường sống trên trái đất của con người luôn xanh sạch đẹp ... Để việc ôn tập trở nên hiệu quả hơn, các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời lần lượt các câu hỏi cũng như so sánh đáp và lời giải chi tiết được đưa ra. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức mình đã ôn tập được nhé!
Chọn hình thức trắc nghiệm (20 câu/30 phút)
-
Câu 1:
Diện tích rừng bình quân đầu người trên thế giới là:
A. 0,3 ha/người
B. 0,4 ha/người
C. 0,5 ha/người
D. 0,6 ha/người
-
Câu 2:
Rừng ngập mặn ở Việt Nam chủ yếu phân bố ở:
A. Cần Giờ
B. Vũng Tàu
C. Cà Mau
D. Thái Bình
-
Câu 3:
"Đất ngập nước bao gồm: những vùng lầy, đầm lầy than bùn, những vực nước bất kể là tự nhiên hay nhân tạo, những vùng ngập nước tạm thời hay thường xuyên, những vực nước đứng hay chảy, là nước ngọt, nước lợ hay nước mặn, kể cả những vực nước biển có độ sâu không quá 6m khi triều thấp”. Định nghĩa trên là theo công ước nào?
A. Công ước RAMSAR, 1971
B. Công ước CITES, 1973
C. Công ước BASEL, 1989
D. Công ước Stockholm, 2001
-
Câu 4:
Chính sách nào có thể áp dụng trong công tác quản lý chất thải rắn?
A. Người gây ô nhiễm phải trả tiền
B. Ký quỹ - hoàn trả
C. Quato ô nhiễm
D. Làng sinh thái
-
Câu 5:
Diện tích rừng ở Việt Nam chủ yếu phân bố ở:
A. Tây Bắc
B. Tây Nguyên
C. Tây Nam Bộ
D. Đông Nam Bộ
-
Câu 6:
Mức độ tác động của con người vào môi trường tự nhiên:
A. Tăng theo gia tăng quy mô dân số và tăng theo thứ tự xuất hiện các hình thái kinh tế
B. Tăng theo gia tăng quy mô dân số và giảm theo thứ tự xuất hiện các hình thái kinh tế
C. Giảm theo gia tăng quy mô dân số và tăng theo thứ tự xuất hiện các hình thái kinh tế
D. Giảm theo gia tăng quy mô dân số và giảm theo thứ tự xuất hiện các hình thái kinh tế
-
Câu 7:
Nếu vẫn giữ lượng phát thải CO2 như hiện nay, năm 2050, mực nước biển sẽ dâng lên bao nhiêu?
A. 33cm
B. 50cm
C. 70cm
D. 90cm
-
Câu 8:
Dầu hỏa được hình thành từ:
A. Sự phân giải của các thực vật phù du (phytoplankton) và động vật phù du (zooplankton) chết lắng động ở đáy biển
B. Sự lắng đọng của dương xỉ, thạch tùng khổng lồ của thời kì cách dây 320- 380 triệu năm
C. Sự lắng đọng của các loại động vật giáp xác ở đáy biển
D. Sự tích lũy than đá trong đất cách đây trên 300 triệu năm
-
Câu 9:
Ở Việt Nam, dầu mỏ và khí đốt tập trung ở khu vực nào?
A. Trung du và miền núi
B. Ven biển và thềm lục địa
C. Đồng bằng châu thổ
D. Đất ngập nước
-
Câu 10:
Các đặc điểm “mức sinh và mức tử đều thấp, dân số tăng chậm” thuộc giai đoạn nào trong học thuyết quá độ dân số:
A. Giai đoạn 1 (giai đoạn trước quá độ dân số)
B. Giai đoạn 2 (giai đoạn quá độ dân số)
C. Giai đoạn 3 (giai đoạn sau quá độ dân số)
D. Ba câu A, B và C đều sai
-
Câu 11:
Cân bằng sinh thái động nhân tạo là:
A. Một hệ sinh thái nông nghiệp
B. Hệ sinh thái sông Sài Gòn – Đồng Nai, với việc xây dựng Hồ Trị An
C. Hệ sinh thái sông Cửu Long và Biển Hồ
D. Hệ sinh thái vi sinh vật trong bể bùn hoạt tính
-
Câu 12:
Qua quá trình phát triển của con người đã trải qua các bước phát triển sau:
A. Người vượn -> người đứng thẳng -> người khéo léo -> người cận đại -> người hiện đại
B. Người vượn -> người đứng thẳng -> người cận đại -> người hiện đại -> người khéo léo
C. Người vượn -> người cận đại -> người hiện đại -> người khéo léo -> người đứng thẳng
D. Người vượn -> người khéo léo -> người đứng thẳng -> người cận đại -> người hiện đại
-
Câu 13:
Vai trò của rừng ngập mặn:
A. Giữ đất
B. Mở rộng bờ biển
C. Chống xâm nhập mặn
D. Điều hòa khí hậu
-
Câu 14:
Các nước Trung Đông chiếm bao nhiêu % lượng dầu mỏ của thế giới
A. 50%
B. 55%
C. 60%
D. 65%
-
Câu 15:
Một hệ sinh thái cân bằng là:
A. Cấu trúc các loài không thay đổi
B. Số lượng loài và số lượng cá thể trong một loài ổn định
C. Tổng số loài tương đối ổn định
D. Ít phụ thuộc vào các thay đổi từ ngoài hệ thống
-
Câu 16:
Hoạt động nào sau đây không nằm trong hệ thống quản lý chất thải rắn:
A. Chôn lấp hợp vệ sinh
B. Thải bỏ an toàn
C. Đổ chất thải rắn xuống các kênh rạch
D. Đốt chất thải rắn trong các lò đốt
-
Câu 17:
N2O có khả năng hấp thu bức xạ gấp bao nhiêu lần so với CO2?
A. 120 lần
B. 206 lần
C. 450 lần
D. 801 lần
-
Câu 18:
Sự suy giảm tầng ozone xảy ra chủ yếu:
A. Ở hai cực Trái Đất vào mùa hè
B. Ở hai cực Trái Đất vào mùa đông
C. Ở vùng xích đạo Trái Đất và vào mùa hè
D. Ở vùng xích đạo Trái Đất và vào mùa đông
-
Câu 19:
Hoạt động bón phân chuồng, phân bắc chưa ủ hoai mục, thải bỏ chất thải y tế, chất sinh hoạt….vào môi trường đất dẫn đến:
A. Đất bị chai hóa
B. Đất bị phèn hóa
C. Đất bị kiệt mùn
D. Đất bị ô nhiễm vi sinh
-
Câu 20:
Các nhân tố vật lý gây ô nhiễm môi trường nước bao gồm:
A. Nhiệt độ
B. Dầu mỡ thải
C. Vi sinh vật gây bệnh
D. Ba câu A, B và C đều đúng