243 câu trắc nghiệm Môi trường và con người
Bộ 243 câu trắc nghiệm Môi trường và con người (có đáp án) được chia sẻ dành cho các bạn sinh viên chuyên ngành tham khảo ôn tập chuẩn bị cho kì thi sắp tới. Bộ đề có nội dung về nghiên cứu mối quan hệ và sự tiếp xúc qua lại giữa con người và môi trường thiên nhiên quanh ta nhằm mục tiêu giữ gìn cũng như bảo vệ môi trường sống trên trái đất của con người luôn xanh sạch đẹp ... Để việc ôn tập trở nên hiệu quả hơn, các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời lần lượt các câu hỏi cũng như so sánh đáp và lời giải chi tiết được đưa ra. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức mình đã ôn tập được nhé!
Chọn hình thức trắc nghiệm (20 câu/30 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Tác động tích cực của con người đến hệ động vật là:
A. Thuần hóa – Chăn nuôi
B. Ăn thịt thú rừng
C. Ngâm rượu động vật
D. Mặc áo long thú
-
Câu 2:
Từ năm 1972, Đại Hội đồng Liên Hiệp Quốc chọn Ngày môi trường thế giới là ngày:
A. 22/03
B. 22/05
C. 05/06
D. 11/07
-
Câu 3:
Hiện tượng xảy ra khi các thủy vực kín tiếp nhận một lượng lớn các chất Nitơ và Phốt pho, được định nghĩa là:
A. Hiện tượng axit hóa
B. Hiện tượng kiềm hóa
C. Hiện tượng phú dưỡng hóa
D. Hiện tượng mặn hóa
-
Câu 4:
Phú dưỡng là do sự gia tăng hàm lượng chất nào trong nước:
A. Fe, Mn
B. N, P
C. Ca, Mg
D. Cl, F
-
Câu 5:
Gia tăng dân số là vấn đề môi trường vì:
A. Con người khai thác và sử dụng tài nguyên
B. Con người gây ô nhiễm môi trường
C. Con người làm biến đổi khí hậu
D. Ba câu A, B và C đều đúng
-
Câu 6:
Các nội dung sau thuộc về học thuyết dân số nào:“Dân số tăng theo cấp số nhân; còn lương thực, thực phẩm, phương tiện sinh hoạt chỉ tăng theo cấp số cộng. - Dân cư trên trái đất phát triển nhanh hơn khả năng nuôi sống của nó - Để hạn chế nhịp độ tăng dân số, các giải pháp sai lệch, ấu trĩ chưa được đưa ra gồm thiên tai, dịch bệnh, chiến tranh…..”
A. Học thuyết Malthus
B. Học thuyết quá độ dân số
C. Học thuyết Mac – Lênin về vấn đề dân số
D. Ba câu A, B và C đều đúng
-
Câu 7:
Thế nào là nước bị ô nhiễm
A. Là nước chứa nồng độ các chất ô nhiễm vượt quá mức an toàn cho phép
B. Là nước chứa nhiều vi trùng và các tác nhân gây bệnh khác
C. Là nước chứa nhiều váng bọt
D. Là nước rất đục
-
Câu 8:
Đặc tính nước thải sinh hoạt không bao gồm:
A. Chứa nhiều chất hữu cơ
B. Chứa Nitơ, Phôtpho
C. Các chất khó phân hủy sinh học
D. Mang các mầm bệnh
-
Câu 9:
Các đặc điểm “mức sinh và mức tử đều cao, dân số tăng chậm” thuộc giai đoạn nào trong học thuyết quá độ dân số:
A. Giai đoạn 1 (giai đoạn trước quá độ dân số)
B. Giai đoạn 2 (giai đoạn quá độ dân số)
C. Giai đoạn 3 (giai đoạn sau quá độ dân số)
D. Ba câu A, B và C đều sai
-
Câu 10:
Các đặc điểm “mức sinh và mức tử đều giảm, nhưng mức tử giảm nhanh hơn nhiều, dân số tăng nhanh” thuộc giai đoạn nào trong học thuyết quá độ dân số:
A. Giai đoạn 1 (giai đoạn trước quá độ dân số)
B. Giai đoạn 2 (giai đoạn quá độ dân số)
C. Giai đoạn 3 (giai đoạn sau quá độ dân số)
D. Ba câu A, B và C đều sai
-
Câu 11:
Các đặc điểm “mức sinh và mức tử đều thấp, dân số tăng chậm” thuộc giai đoạn nào trong học thuyết quá độ dân số:
A. Giai đoạn 1 (giai đoạn trước quá độ dân số)
B. Giai đoạn 2 (giai đoạn quá độ dân số)
C. Giai đoạn 3 (giai đoạn sau quá độ dân số)
D. Ba câu A, B và C đều sai
-
Câu 12:
Khi hàm lượng oxy hòa tan (DO) của nguồn nước giảm thấp chứng tỏ:
A. Nguồn nước bị ô nhiễm bởi các chất hữu cơ
B. Quá trình quang hợp được tăng cường
C. Hệ thủy sinh sinh trưởng phát triển tốt
D. Quá trình phân hủy hiểu khí chiếm ưu thế
-
Câu 13:
Biết tỷ lệ gia tăng dân số của một nước là 1.5%/năm, thời gian để dân số nước đó tăng gấp đôi là:
A. 36.55 năm
B. 41.55 năm
C. 46.55 năm
D. 51.55 năm
-
Câu 14:
Một thành phố có 20,000 dân, tỉ lệ gia tăng dân số là 2.0%/năm thì số dân của thành phố trong 10 năm tới là:
A. 24.380 người
B. 29.380 người
C. 34.380 người
D. 39.380 người
-
Câu 15:
Ở giai đoạn kết thúc của quá trình phú dưỡng hóa, thủy vực có các đặc điểm sau:
A. Thừa oxy do quá trình phân hủy xác thực vật phù du
B. Tăng tính đa dạng hệ sinh thái thủy vực
C. Tăng cường quá trình tự làm sạch
D. Quá trình phân hủy kị khí chiếm ưu thế
-
Câu 16:
Khí quyển gồm bao nhiêu tầng:
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
-
Câu 17:
Các khí gây hiệu ứng nhà kính bao gồm:
A. O2
B. Hơi H2O
C. CO2
D. A và C đúng
-
Câu 18:
Các khí gây hiệu ứng nhà kính được kiểm soát bởi Nghị đinh thư Kyoto bao gồm:
A. CO2
B. O3
C. Hơi H2O
D. Ba câu A, B và C đều đúng
-
Câu 19:
Sự nóng dần lên của Trái Đất dẫn đến hậu quả:
A. Đe dọa an ninh lương thực
B. Suy giảm đa dạng sinh học
C. Giảm khả năng cung cấp nước ngọt và nhấn chìm các vùng đất thấp
D. Ba câu A, B và C đều đúng
-
Câu 20:
Hoạt động nào của con người góp phần làm gia tăng hiệu ứng nhà kính:
A. Trồng rừng
B. Sử dụng nhiên liệu hóa thạch
C. Sử dụng năng lượng tái tạo
D. Sử dụng khí sinh học