243 câu trắc nghiệm Môi trường và con người
Bộ 243 câu trắc nghiệm Môi trường và con người (có đáp án) được chia sẻ dành cho các bạn sinh viên chuyên ngành tham khảo ôn tập chuẩn bị cho kì thi sắp tới. Bộ đề có nội dung về nghiên cứu mối quan hệ và sự tiếp xúc qua lại giữa con người và môi trường thiên nhiên quanh ta nhằm mục tiêu giữ gìn cũng như bảo vệ môi trường sống trên trái đất của con người luôn xanh sạch đẹp ... Để việc ôn tập trở nên hiệu quả hơn, các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời lần lượt các câu hỏi cũng như so sánh đáp và lời giải chi tiết được đưa ra. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức mình đã ôn tập được nhé!
Chọn hình thức trắc nghiệm (20 câu/30 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Rừng ngập mặn là:
A. Rừng phòng hộ
B. Rừng đặc dụng
C. Rừng nguyên sinh
D. Rừng thứ sinh
-
Câu 2:
Rừng nguyên sinh ở Việt Nam chiếm:
A. 18% tổng diện tích rừng
B. 12% tổng diện tích rừng
C. 10% tổng diện tích rừng
D. . 8% tổng diện tích rừng
-
Câu 3:
Anh chị hãy cho biết chất thải rắn là gì?
A. Chất thải rắn là những vật chất con người không sử dụng nữa
B. Chất thải rắn là những chất thải ở dạng rắn và không còn giá trị hữu dụng với con người nữa
C. Chất thải rắn là những vật chất con người bỏ vào thùng rác
D. Chất thải rắn là những vật chất ở dạng rắn
-
Câu 4:
Anh chị hãy cho biết phân loại chấi thải rắn dựa theo tiêu chí nào:
A. Nguồn phát sinh, vị trí phát sinh, tính chất hóa học, tính chất nguy hại
B. Đô thị và nông thôn
C. Nguồn phát sinh, tính chất hóa học, tính chất nguy hại
D. Chủ trương phân loại rác tại nguồn của thành phố
-
Câu 5:
Chất thải nào sau đây không phải là chất thải nguy hại:
A. Các loại bông bang, gạc nẹp dung trong khám bệnh, điều trị, phẫu thuật
B. Pin, ắc quy thải
C. Thủy tinh, chai lọ thải
D. Chất thải có chứa dầu
-
Câu 6:
Rừng nguyên sinh ở Việt Nam phân bố ở:
A. Rừng Cúc Phương
B. Rừng Nam Cát Tiên
C. Rừng Bạch Mã
D. Rừng U Minh
-
Câu 7:
Thế nào là chất lại nguy hại:
A. Chất thải có chứa các hợp chất dễ cháy nổ
B. Chất thải có chứa các hợp chất dễ cháy nổ, dễ nổ, dễ ăn mòn
C. Chất thải có chứa các hợp chất dễ cháy nổ, dễ nổ, dễ ăn mòn, bay hơi, độc hại với con người và hệ sinh thái
D. Chất thải có chứa các chất hoặc hợp chất gây tác động trực tiếp (dễ cháy, dễ nổ, dễ ăn mòn, lây nhiễm và các đặc tính nguy hại khác) hoặc tương tác với chất khác đến môi trường và sức khỏe
-
Câu 8:
Việc “đúc ép các chất thải công nghiệp làm vật liệu xây dựng” thuộc phương pháp xử lý chất thải rắn nào?
A. Phương pháp cơ học
B. Phương pháp cơ lý
C. Phương pháp sinh học
D. Không thuộc phương pháp nào
-
Câu 9:
Luật bảo vệ và phát triển rừng Việt Nam ưu tiên:
A. Trồng rừng và phủ xanh đất trống đồi trọc
B. Hạn chế khai hoang đất rừng, di dân tự do
C. Xây dựng vườn quốc gia và khu bảo tồn
D. Đóng cửa rừng tự nhiên
-
Câu 10:
Theo QCVN 07:2009/BTNMT thì chất thải được gọi là chất thải nguy hại có tính kiềm khi:
A. pH>= 7
B. pH>=12,5
C. pH>=10
D. ph>=8
-
Câu 11:
Một số chất thải bất kỳ phải có mấy thành phần nguy hại vượt ngưỡng chất thải nguy hại thì được phân định là chất thải nguy hại:
A. Chỉ cần 1 thành phần
B. 2 thành phần
C. 3 thành phần
D. 4 thành phần
-
Câu 12:
Làm thế nào để tăng độ che phủ của rừng:
A. Trồng cây gây rừng
B. Phát triển khu bảo tồn
C. Giao đất giao rừng cho người dân
D. Chống ô nhiễm môi trường
-
Câu 13:
Sắp xếp nguyên lý quản lý chất thải theo hướng lựa chọn từ thấp đến cao:
A. Ngăn ngừa – tái sử dụng – giảm thiểu – tái chế - thu hồi – thải bỏ
B. Thải bỏ - thu hồi – tái chế - tái sử dụng – giảm thiểu – ngăn ngừa
C. Thải bỏ - tái chế - tái sử dụng – thu hồi – giảm thiểu – ngăn ngừa
D. Ngăn ngừa – giảm thiểu – tái sử dụng – tái chế - thu hồi
-
Câu 14:
“Việc sử dụng một sản phẩm nhiều lần cho đến hết tuổi thọ sản phẩm hoặc sử dụng sản phẩm theo một chức năng mới, mục đích mới” được gọi là:
A. Tái chế chất thải
B. Tái sử dụng
C. Giảm thiểu chất thải
D. Xử lý chất thải
-
Câu 15:
Tài nguyên khoáng sản bao gồm các loại tài nguyên nào?
A. Kim loại, phi kim
B. Kim loại, phi kim, khoáng sản cháy
C. Kim loại, phi kim, dầu mỏ, khí đốt
D. Kim loại, phi kim, than bùn, dầu mỏ, khí đốt
-
Câu 16:
Chất nào sau đây không thuộc hợp chất ô nhiễm hữu cơ bền (POPs):
A. Các hợp chất của Dioxin
B. Các hợp chất của Furan
C. Eldrin (Hexadrin)
D. Barium
-
Câu 17:
Các loại sơn được xếp vào nhóm chất thải nguy hại nào?
A. Chất gây độc
B. Những chất ăn mòn
C. Các chất rắn dễ cháy, chất có khả năng tự bốc cháy và những chất gặp nước sẽ sinh ra khí dễ cháy
D. Các chất lỏng dễ gây cháy
-
Câu 18:
Hoạt động nào là nguồn phát sinh chất thải nguy hại lớn nhất tại các đô thị ở VN:
A. Từ hoạt động nông nghiệp
B. Từ hoạt động công nghiệp
C. Từ thương mại
D. Từ việc tiêu dung trong dân dụng
-
Câu 19:
Dầu hỏa được hình thành từ:
A. Sự phân giải của các thực vật phù du (phytoplankton) và động vật phù du (zooplankton) chết lắng động ở đáy biển
B. Sự lắng đọng của dương xỉ, thạch tùng khổng lồ của thời kì cách dây 320- 380 triệu năm
C. Sự lắng đọng của các loại động vật giáp xác ở đáy biển
D. Sự tích lũy than đá trong đất cách đây trên 300 triệu năm
-
Câu 20:
“Việc chế biến lại một sản phẩm và sử dụng sản phẩm theo một chức năng mới, mục đích mới” được gọi là:
A. Tái chế chất thải
B. Tái sử dụng
C. Giảm thiểu chất thải
D. Xử lý chất thải