690 câu trắc nghiệm Ký sinh trùng
Bộ 690 câu trắc nghiệm Ký sinh trùng (có đáp án) được chia sẻ dành cho các bạn sinh viên chuyên ngành tham khảo ôn tập chuẩn bị cho kì thi sắp tới. Bộ đề có nội dung xoay quanh kiến thức cơ bản về ký sinh trùng, vật chủ của nó, và mối quan hệ giữa chúng ... Để việc ôn tập trở nên hiệu quả hơn, các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời lần lượt các câu hỏi cũng như so sánh đáp và lời giải chi tiết được đưa ra. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức mình đã ôn tập được nhé!
Chọn hình thức trắc nghiệm (30 câu/30 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Người mang KST nhưng không có biểu hiện bệnh lý gọi là:
A. Vật chủ bị bệnh mạn tính
B. Vật chủ có miễn dịch bảo vệ
C. Vật chủ tình cờ
D. Vật chủ mang KST lạnh
-
Câu 2:
Ăn rau sống không sạch, người có thể nhiễm các loại KST sau trừ:
A. Giun đũa
B. Lỵ amip
C. Trùng roi đường sinh dục
D. Trùng lông
-
Câu 3:
Bạch cầu ái toan thường không tăng khi người nhiễm loại KST:
A. Giardia intestinalis
B. Ascaris lumbricoides
C. Ancylostoma duodenale
D. Toxocara canis
-
Câu 4:
Loại KST có thể tự tăng sinh trong cơ thể người:
A. Giun tóc
B. Giun móc
C. Giun kim
D. Giun chỉ
-
Câu 5:
Bệnh động vật ký sinh là:
A. Những bệnh và những hiện tượng nhiễm ký sinh trùng qua lại tự nhiên giữa động vật có xương sống và người
B. Những bệnh ký sinh trùng lây từ động vật có xương sống sang người và ngược lại
C. Những bệnh và hiện tượng nhiễm ký sinh trùng qua lại tự nhiên giữa động vật có vú và người
D. Những bệnh và hiện tượng nhiễm ký sinh trùng qua lại tự nhiên giữa động vật nuôi gần người và người
-
Câu 6:
Trong chu kỳ của sán dây lợn, người có thể là
A. Vật chủ chính
B. Vật chủ tình cờ
C. Vật chủ phụ
D. Câu A và C đều đúng
-
Câu 7:
Bệnh động vật ký sinh chủ yếu gồm bệnh giun sán và đơn bào?
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 8:
Quá trình ký sinh trùng di chuyển từ ký chủ này sang ký chủ khác tuỳ thuộc:
A. Yếu tố cộng đồng trong một sinh cảnh
B. Khả năng tiếp nhận ký sinh trùng của từng cơ thể cảm thụ
C. Tính đặc hiệu ký sinh, vị trí ký sinh, yếu tố cộng đồng trong một sinh cảnh
D. Tính đặc hiệu ký sinh, vị trí ký sinh, yếu tố cộng đồng trong một sinh cảnh, khả năng tiếp nhận ký sinh trùng của từng cơ thể cảm thụ
-
Câu 9:
Sinh vật nào sau đây không phải là KST
A. Muỗi cái
B. Ruồi nhà
C. Ve
D. Con ghẻ
-
Câu 10:
Khi ký sinh trùng tồn tại trong cơ thể ký chủ dưới dạng trưởng thành thì đó là ký chủ chính :
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 11:
Bệnh KST phổ biến nhất ở Việt Nam
A. Giun kim
B. Sốt rét
C. Giun móc
D. Giun đũa
-
Câu 12:
Khi ký sinh trùng tồn tại trong cơ thể ký chủ dưới dạng ấu trùng thì đó là ký chủ chính:
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 13:
Tác hại hay gặp nhất do KST gây ra:
A. Thiếu máu
B. Đau bụng
C. Mất sinh chất
D. Biến chứng nội khoa
-
Câu 14:
Anh hưởng qua lại giữa KST và vật chủ trong quá trình ký sinh dẫn đến các kết quả sau trừ:
A. KST bị tiêu diệt
B. Vật chủ chế
C. Bệnh KST có tính chất cơ hội
D. Cùng tồn tại với vật chủ
-
Câu 15:
Bệnh KST có các đặc diểm sau ngoại trừ:
A. Bệnh KST phổ biến theo vùng
B. Có thời hạn
C. Bệnh khởi phát rầm rộ
D. Lâu dài
-
Câu 16:
Hội chứng ấu trùng di chuyển (larva migrans) gây ra do:
A. Ấu trùng giun có tính năng động cao
B. Ấu trùng giun sán nói chung
C. Ấu trùng sán dây
D. Ấu trùng sán lá
-
Câu 17:
Người mang KST nhưng không có biểu hiện bệnh lý được gọi là:
A. Ký chủ vĩnh viễn
B. Ký chủ chính
C. Ký chủ trung gian
D. Người lành mang mầm bệnh
-
Câu 18:
Ký sinh trùng là:
A. Một sinh vật sống
B. Trong qúa trình sống nhờ vào các sinh vật khác đang sống
C. Quá trình sống sử dụng các chất dinh dưỡng của sinh vật khác để phát triển và duy trì sự sống
D. Câu A, B, và C đúng
-
Câu 19:
Bệnh động vật ký sinh gặp ở những người làm nghề nghiệp nào sau đây:
A. Buôn bán
B. Nuôi thú
C. Nuôi gia cầm
D. Nuôi cá
-
Câu 20:
Hội chứng ấu trùng chu du ở da của người do loại ký sinh trùng nào sau đây gây ra:
A. Giun móc chó mèo
B. Giun lươn chó mèo
C. Giun móc người
D. Giun đũa người
-
Câu 21:
Vật chủ chính là:
A. Vật chủ chứa KST ở dạng trưởng thành
B. Vật chủ chúa KST thực hiện sinh sản bằng hình thức hữu tính
C. Vật chủ chúa KST thực hiện sinh sản bằng hình thức vô tính
D. Câu A và B đúng
-
Câu 22:
Trong hội chứng ấu trùng chu du ở da do giun móc chó mèo, người bị nhiễm bệnh do:
A. Ăn rau sống có chứa trứng giun
B. Uống nước chưa đun sôi có ấu trùng giun
C. Tiếp xúc với đất nhiễm phân chó mèo có chứa trứng
D. Ăn phải bọ chét ký sinh trên chó mèo
-
Câu 23:
Về mặt dịch tể học bệnh do ấu trùng giun móc chó mèo thường gặp ở:
A. Châu Âu
B. Châu Úc
C. Châu Á
D. Châu Phi, Đông Nam Á
-
Câu 24:
Người là vật chủ chính của các loại KST sau ngoại trừ
A. Giun đũa
B. Giun móc
C. KST sốt rét
D. Giun kim
-
Câu 25:
Hội chứng ấu trùng chu du ở da do giun móc chó mèo hay gặp ở đối tượng nào sau đây:
A. Người làm nghề bác sĩ thú y
B. Người tiếp xúc nhiều với đất: nông dân, trẻ nhỏ chơi với đất cát... ....
C. Công nhân lâm trường
D. Người làm công tác xét nghiệm tại phòng xét nghiệm ký sinh trùng
-
Câu 26:
Những KST sau được gọi là KST đơn ký ngoại trừ:
A. Giun đũa
B. Sán lá gan
C. Giun móc
D. Giun tóc
-
Câu 27:
Đặc điểm triệu chứng bệnh do ấu trùng giun móc chó mèo:
A. Chổ xâm nhập có vết sẩn đỏ ngứa, vài giờ hoặc 2 - 3 ngày sau xuất hiện đường gồ ngoằn ngoèo, ngứa, bệnh tự lành sau vài tuần đến vài tháng
B. Chổ xâm nhập có nốt ngứa, sau đó nổi u cục đỏ, lở loét chảy nhiều mủ, bệnh tự lành sau 2 tuần
C. Chổ xâm nhập chảy máu, sau đó thành u cục loét, bệnh tự lành
D. Chổ xâm nhập không có thương tổn gì rõ rệt chỉ hơi ngứa, sau đó tự hết.
-
Câu 28:
Hiện tượng viêm da do ấu trùng giun móc chó mèo thường gặp nhất ở:
A. Bàn chân
B. Đầu gối
C. Mông
D. Bộ phận cơ thể thường xuyên tiếp xúc với đất.
-
Câu 29:
Về mặt kích thước KST là những sinh vật có:
A. Kích thước to nhỏ tuỳ loại KST
B. Khoãng vài chục ? m
C. Khoãng vài mét
D. Khoãng vài mm
-
Câu 30:
Chẩn đoán bệnh ấu trùng giun móc chó mèo chủ yếu dựa vào:
A. Lâm sàng và xét nghiệm phân
B. Dịch tể có tiếp xúc với đất cát ô nhiễm phân chó mèo
C. Hình ảnh lâm sàng, dịch tể và đáp ứng tốt với điều trị để củng cố chẩn đoán
D. Lâm sàng, dịch tể và xét nghiệm bạch cầu toan tính tăng