690 câu trắc nghiệm Ký sinh trùng
Bộ 690 câu trắc nghiệm Ký sinh trùng (có đáp án) được chia sẻ dành cho các bạn sinh viên chuyên ngành tham khảo ôn tập chuẩn bị cho kì thi sắp tới. Bộ đề có nội dung xoay quanh kiến thức cơ bản về ký sinh trùng, vật chủ của nó, và mối quan hệ giữa chúng ... Để việc ôn tập trở nên hiệu quả hơn, các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời lần lượt các câu hỏi cũng như so sánh đáp và lời giải chi tiết được đưa ra. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức mình đã ôn tập được nhé!
Chọn hình thức trắc nghiệm (30 câu/30 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Điều kiện thuận lợi để ấu trùng giun móc tồn tại và phát triển ở ngoại cảnh:
A. Môi trường nước như ao hồ.
B. Đất xốp, cát, nhiệt độ cao, ẩm.
C. Môi trường nước, nhiệt độ từ 250C đến 300C.
D. Bóng râm mát
-
Câu 2:
Trong bệnh sán lá gan lớn, giai đoạn ấu trùng chu du, bệnh nhân có triệu chứng:
A. Sốt, đau hạ sườn phải, váng da, tiêu chảy
B. Sốt, đau hạ sườn phải, nhức đầu, nổi mẫn
C. Sốt, đau hạ sườn phải, vàng da đi cầu phân nhầy máu
D. Sốt, đau bụng vùng thượng vị, vàng da tiêu chảy
-
Câu 3:
Yếu tố dịch tễ thuận lợi cho sự tăng tỉ lệ nhiễm giun móc:
A. Không có công trình vệ sinh hiện đại
B. Thói quen đi chân đất của người dân
C. Tỷ lệ nhiễm giun tóc cao
D. Vùng đất sét cứng
-
Câu 4:
Trong bệnh sán lá gan lớn, giai đoạn ấu trùng chu du, bạch cầu toan tính có thể tăng đến:
A. 50%
B. 60%
C. 70%
D. 80%
-
Câu 5:
Ở Việt Nam, vùng có tỷ lệ nhiễm giun móc cao thường là:
A. Nơi có thói quen sử dụng cầu tiêu, ao cá
B. Nông trường mía, cao su
C. Các thành phố, đô thị.
D. Cư dân sống vùng sông nước
-
Câu 6:
Mỗi con sán lá gan lớn trưởng thành, hút bao nhiêu ml máu mỗi ngày:
A. 0,1 ml
B. 0,2ml
C. 0,3ml
D. 0,4ml
-
Câu 7:
Khi nhiễm với số lượng nhiều sán lá gan lớn, bệnh nhân có triệu chứng:
A. Vàng da, bón, thiếu máu, đau hạ sườn phải
B. Vàng da, đi cầu nhầy máu, thiếu máu, đau hạ sườn phải
C. Vàng da, tiêu chảy, thiếu máu, đau hạ sườn phải
D. Vàng da, sốt, đi cầu nhầy máu, đau hạ sườn phải
-
Câu 8:
Chẩn đoán bệnh sán lá gan lớn giai đoạn trưởng thành dựa vào:
A. Tìm trứng trong phân hay dịch hút tá tràng
B. Siêu âm gan
C. Xét nghiệm máu bạch cầu toan tính tăng
D. Triệu chứng lâm sàng
-
Câu 9:
Trình tự biểu hiện lâm sàng tương ứng với giai đoạn phát triển của giun móc:
A. Ấu trùng xâm nhập qua da gây nên viêm ngứa da tại nơi xâm nhập. Ấu trùng lên phổi gây nên hội chứng Loeffler. Giun ở tá tràng gây viêm tá tràng và thiếu máu.
B. Ấu trùng xâm nhập qua da không biểu hiện lâm sàng vì quá nhỏ. Ấu trùng lên phổi gây nên hội chứng Loeffler. Giun ở tá tràng gây viêm tá tràng và thiếu máu
C. Ấu trùng xâm nhập qua da không biểu hiện lâm sàng vì quá nhỏ. Ấu trùng lên phổi không có triệu chứng lâm sàng vì quá ít. Giun ở tá tràng gây viêm tá tràng và thiếu máu
D. Ấu trùng xâm nhập qua da gây nên viêm ngứa da tại nơi xâm nhập. Ấu trùng lên phổi gây nên hội chứng Loeffler. Giun ở ruột gây tắc ruột
-
Câu 10:
Chẩn đoán bệnh sán lá gan lớn lạc chổ ở các cơ quan: mắt, tim, phổi, da dựa vào:
A. Chọc dò sinh thiết các cơ quan; mắt, tim phổi, da
B. Hình ảnh siêu âm
C. Hình ảnh XQ
D. Chẩn đoán miễn dịch: tìm kháng thể trong máu
-
Câu 11:
Thuốc đặc trị điều trị sán lá gan lớn là:
A. Metronidazol
B. Levamizole
C. Triclabendazol
D. Emetin
-
Câu 12:
Ấu trùng thực quản phình của giun móc được hình thành:
A. Ở ruột non từ trứng do giun cái đẻ trong ruột
B. Do giun cái đẻ ra ấu trùng ở ruột non
C. Từ trứng giun móc ở ngoại cảnh
D. Ở ruột non, từ trứng do người nuốt vào
-
Câu 13:
Chẩn đoán bệnh sán lá gan nhỏ chỉ cần dựa vào xét nghiệm công thức bạch cầu có bạch cầu toan tính tăng cao:
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 14:
Chẩn đoán bệnh sán lá lá gan lớn chỉ cần đựa vào lâm sàng và hình ảnh siêu âm gan:
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 15:
Kết quả xét nghiệm soi phân tươi trả lời: "Tìm thấy ấu trùng I của giun móc", kết quả này :
A. Không chấp nhận vì không bao giờ thấy ấu trừng giun móc trong bệnh phẩm soi tươi
B. Có thể chấp nhận nếu phân đã để trên 24 giờ mới xét nghiệm và xét nghiệm viên rất có kinh nghiệm
C. Đúng vì ấu trùng I giun móc bình thường được hình thành ở ruột non
D. Sai vì ấu trùng I giun móc chỉ lưu thông trong máu ký chủ
-
Câu 16:
Tác hại nghiêm trọng của bệnh giun móc nặng và kéo dài:
A. Thiếu máu nhược sắc
B. Thiếu máu ưu sắc
C. Viêm tá tràng đưa đến loét tá tràng
D. Viêm tá tràng đưa đến ung thư tá tràng
-
Câu 17:
Loài muỗi truyền rốt rét ở vùng đồng bằng ven biển Việt Nam:
A. Anopheles dirus
B. Anopheles minimus
C. Anopheles sundaicus
D. Anopheles stephensi
-
Câu 18:
Suy tim trong bệnh giun móc nặng có tính chất
A. Bệnh lý thực thể của tim, có khả năng bồi hoàn
B. Bệnh lý thực thể của tim, không có khả năng bồi hoàn
C. Bệnh lý cơ năng của tim, có khả năng bồi hoàn
D. Bệnh lý cơ năng của tim, không có khả năng bồi hoàn
-
Câu 19:
Sarcoptes scabiei có thể gây bệnh khắp cơ thể ngoại trừ:
A. Kẻ tay
B. Mặt
C. Quanh rốn
D. Quanh cơ quan sinh dục
-
Câu 20:
Ở Việt Nam hiện nay, vai trò quan trọng nhất của chí (Peduculus humanus)là:
A. Truyền bệnh sốt phát ban do Rickettsia
B. Truyền bệnh sốt hồi quy do Borrelia
C. Ngứa có thể gây nhiễm trùng
D. Truyền bệnh viêm gan B
-
Câu 21:
Đặc điểm sau đây không thấy ở muỗi Anopheles:
A. Ấu trùng nằm ngang mặt nước khi lên để thở
B. Một số loài truyền bệnh sốt rét
C. Con trưởng thành khi đậu thì ngực và bụng song song với vách đậu
D. Trứng đẻ rời rạc, có phao ở 2 bên
-
Câu 22:
Diệt được giun móc trong ruột là giải quyết được
-Tình trạng thiếu máu. -Tình trạng suy tim. -Tình trạng rối loạn tiêu hoá
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 23:
Xenopsylla cheopis có vai trò quan trọng trong y học vì:
A. Làm chuột chết nhiều, gây ô nhiễm môi trường
B. Truyền bệnh dịch hạch ở chuột, sau đó truyền qua người
C. Mật độ ký sinh trùng tăng làm ảnh hưởng đến vệ sinh môi trường
D. Khi dốt người sẽ gây lỡ ngứa ngoài da
-
Câu 24:
Muỗi Aedes thường có đặc điểm sau ngoại trừ:
A. Đẻ trứng ở nước sạch không có chất hữu cơ
B. Hút máu ban ngày
C. Có khoảng 870 loài
D. Tất cả đều gây bệnh xuất huyết
-
Câu 25:
Giun móc/mỏ trưởng thành ký sinh ở:
A. Ở manh tràng
B. Ở tá tràng
C. Đường bạch huyết
D. Đường mật
-
Câu 26:
Vai trò y học của chí Pediculus humannus ngoại trừ là:
A. Truyền bệnh sốt phát ban do Ricketsra prowazeki
B. Truyền bệnh sốt hồi qui do Borrelia recurrentis
C. Gây ngứa nơi chích
D. Truyền bệnh viêm gan B
-
Câu 27:
Người có thể bị nhiễm giun móc/mỏ do:
A. Muổi đốt
B. Ăn phải trứng giun
C. Mút tay
D. Đi chân đất
-
Câu 28:
Muỗi truyền bệnh dịch cho người do:
A. Muỗi có thói quen vừa hút máu, vừa phóng uế, trong phân có mầm bệnh
B. Người đập và chà nát cở thể muỗi trên da, mầm bệnh từ dịch cơ thể muỗi theo vết chích vào người
C. Khi hút máu, muỗi nhả nước bọt có mầm bệnh vào da người
D. Mầm bệnh dính trên chân, cánh muỗi, rơi xuống da theo vết chích vào máu
-
Câu 29:
Thức ăn của giun móc/mỏ trong cơ thể là:
A. Máu
B. Dịch mật
C. Dịch bạch huyết
D. Sinh chất ở ruột
-
Câu 30:
Loài Anopheles truyền bệnh sốt rét ở vùng rừng núi Việt Nam là:
A. Anopheles sundaicus
B. Anopheles vagus
C. Anopheles tessellatus
D. Anopheles dirus