690 câu trắc nghiệm Ký sinh trùng
Bộ 690 câu trắc nghiệm Ký sinh trùng (có đáp án) được chia sẻ dành cho các bạn sinh viên chuyên ngành tham khảo ôn tập chuẩn bị cho kì thi sắp tới. Bộ đề có nội dung xoay quanh kiến thức cơ bản về ký sinh trùng, vật chủ của nó, và mối quan hệ giữa chúng ... Để việc ôn tập trở nên hiệu quả hơn, các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời lần lượt các câu hỏi cũng như so sánh đáp và lời giải chi tiết được đưa ra. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức mình đã ôn tập được nhé!
Chọn hình thức trắc nghiệm (30 câu/30 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Trong chu kỳ sinh thái của ký sinh trùng sốt rét thì muỗi Anopheles cái là:
A. Vật chủ phụ
B. Vật chủ trung gian truyền bệnh
C. Môi giới truyền bệnh
D. Vật chủ chính và là vật chủ trung gian truyền bệnh
-
Câu 2:
Một thể phân chia trong tế bào gan của P.falciparum vỡ ra sẽ cho khoảng.... mãnh trùng:
A. 10.000
B. 20.000
C. 30.000
D. 40.000
-
Câu 3:
Một thể phân chia trong tế bào gan của P.virax vỡ ra sẽ cho khoảng ......mảnh trùng:
A. 10.000
B. 20.000
C. 100.000
D. 200.000
-
Câu 4:
Trong chu kỳ sinh thái của P. falciparum không có giai đoạn nào sau đây:
A. Chu kỳ hữu tính ở muỗi
B. Chu kì ngoại hồng cầu tiên phát
C. Chu kỳ ngoại hồng cầu thứ phát
D. Chu kỳ vô tính trong hồng cầu
-
Câu 5:
Trong chu kỳ sinh thái của P.vivax không có giai đoạn nào sau đây:
A. Chu kì ngoại hồng cầu tiên phát
B. Chu kỳ ngoại hồng cầu thứ phát
C. Chu kỳ vô tính trong hồng cầu
D. Chu kì hồng cầu tiên phát
-
Câu 6:
Nhiệt độ môi trường tốt nhất cho ký sinh trùng sốt rét hoàn thành chu kỳ hữu tính ở muỗi là:
A. 14,5oC
B. 14,5oC - 16,50C
C. 16,5oC
D. 28oC - 300C
-
Câu 7:
Thời gian hoàn thành chu kỳ vô tính trong hồng cầu của P. falciparum:
A. 24 giờ
B. 24 giờ - 36 giờ
C. 24 giờ - 48 giờ
D. 48 giờ
-
Câu 8:
Thời gian hoàn thành chu kỳ vô tính trong hồng cầu của P.virax là:
A. 36 giờ
B. 48 giờ
C. 24 giờ
D. 72 giờ
-
Câu 9:
P.vivax ký sinh vào loại hồng cầu nào sau đây:
A. Non
B. Trẻ
C. Già
D. Trưởng thành
-
Câu 10:
P.falciparum ký sinh vào loại hồng cầu nào dưới đây:
A. Non
B. Trẻ
C. Già
D. Có thể ký sinh cả 3 loại hồng cầu trên
-
Câu 11:
Khi muỗi Anopheles cái hút máu người có chứa ký sinh trùng sốt rét, thể nào dưới đây của ký sinh trùng sốt rét có thể phá triển được trong cơ thể muỗi:
A. Tự dưỡng
B. Phân Chia
C. Giao Bào
D. Giao tử
-
Câu 12:
Hình thể của P.virax trong máu ngoại vi có các đặc điểm sau ngoại trừ:
A. Có thể gặp cả 3 thể: Tư dưỡng, phân chia, giao bào ở máu ngoại vi
B. Hồng cầu bị ký sinh trùng trương to, méo mó
C. Có thể có thể tư dưỡng dạng Amip
D. Giao bào hình liềm
-
Câu 13:
Hình thể của P. falciparum trong máu ngoại vi có các đặc điểm sau ngoại trừ:
A. Có thể gặp trong mọi loại hồng cầu
B. Hiếm thấy thể phân chia trong máu ngoại vi
C. Hồng cầu bị ký sinh có hạt Maurer
D. Giao bào hình cầu
-
Câu 14:
Ký sinh trùng sốt rét thuộc ngành đơn bào, giới động vật, lớp bào tử trùng, họ Plasmodideae, giống Plasmodium?
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 15:
Muỗi Anopheles cái hút máu bệnh nhân sốt rét, hút tất cả các thể vô tính lẫn hữu tính của KST sốt rét, thể vô tính bị tiêu hủy trong dạ dày muỗi, thể hữu tính gọi là giao tử sẽ thực hiện chu kỳ hữu tính ở muỗi?
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 16:
Tại điểm X nọ ở Alưới, xét nghiệm máu bệnh nhân mới có cơn sốt đầu tiên, sẽ thấy:
A. Thể tư dưỡng non
B. Thể phân chia
C. Thể giao bào
D. Thể tư dưỡng và thể giao bào
-
Câu 17:
Khi được truyền máu có thể giao bào của P.falciparum, người nhận máu sẽ bị:
A. Sốt rét cơn
B. Sốt rét có biến chứng
C. Sốt rét tái phát
D. Không bị sốt rét
-
Câu 18:
Giao bào có đặc điểm sau:
A. Sống ngoài hồng cầu
B. Tác nhân gây nhiễm cho muỗi
C. Xuất hiện trong máu ngoại vi cùng lúc với có cơn sốt
D. Gây dịch trong thiên nhiên
-
Câu 19:
Cơn sốt đầu tiên xuất hiện sau khi:
A. Giai đoạn phát triển ở gan chấm dứt
B. Giai đoạn sinh sản trong hồng cầu bắt đầu
C. Sau nhiều chu kỳ vô tính trong hồng cầu
D. Khi mật độ ký sinh trùng trong máu đạt tới ngưỡng gây sốt
-
Câu 20:
Chu trình phát triển của ký sinh trùng sốt rét ở muỗi tuỳ thuộc chủ yếu vào vào:
A. Số lượng giao bào muỗi hút vào dạ dày
B. Loài muỗi Anopheles
C. Nhiệt độ của môi trường bên ngoài
D. Độ ẩm của không khí
-
Câu 21:
Thoa trùng trong bệnh sốt rét có đặc điểm:
A. Được tiêm vào người khi muỗi bị nhiễm đốt
B. Có thể truyền trực tiếp từ máu người bị nhiễm sốt rét
C. Là nguyên nhân chính của sốt rét do truyền máu
D. Bị tiêu diệt bởi thuốc Chloroquin
-
Câu 22:
Thể tư dưỡng của KSTSR của người có đặc điểm ngoại trừ:
A. Gây nhiễm cho muỗi
B. Phát triễn thành thể phân chia
C. Thường có không bào
D. Luôn luôn phá huỷ hồng cầu của ký chủ
-
Câu 23:
Làm phết máu để tìm KSTSR:
A. Tốt nhất là lấy máu vào ban đêm
B. Nhuộm bằng thuốc nhuộm Giemsa
C. Giọt dày có ít khả năng tìm thấy KSTSR hơn giọt mỏng
D. Nhuộm màu Giemsa với pH=7,3 là tốt nhất
-
Câu 24:
Bệnh sốt rét do P.vivax trong vùng dịch tể có thể gây ra ngoại trừ:
A. Sốt rét thể não
B. Lách to
C. Sẩy thai
D. Sự suy yếu kéo dài
-
Câu 25:
Khi bị nhiễm thể tư dưỡng của P.vivax do truyền máu bệnh nhân có thể mắc:
A. Sốt rét ác tính
B. Sốt rét cơn có tái phát xa
C. Không bị bệnh.
D. Sốt rét cơn có giaia đoạn ủ bệnh ngắn
-
Câu 26:
Thể tư dưỡng của P.falciparum có đặc điểm sau ngoại trừ:
A. Thường có hình nhẫn gồm có nhân, nguyên sinh chất và khoảng không bào
B. Có hạt Schuffner
C. Có thể gặp 2 hay nhiều thể cùng ký sinh trong một hồng cầu
D. Là thể gây sốt
-
Câu 27:
Bệnh sốt rét do P.falciparum có các đặc điểm sau:
A. Có từ 0,2-2% hồng cầu bị ký sinh
B. Không gây bệnh sốt rét tái phát
C. Sốt rét nhẹ
D. Sốt rét nặng hoặc ác tính và kháng thuốc
-
Câu 28:
Thể tư dưởng của ký sinh trùng sốt rét của người có các đặc điểm sau:
A. Hiếm khi phát triển thành thể phân chia
B. Thường có dạng amip
C. Chỉ có một thể tư dưỡng trong 1 hồng cầu
D. Thường có một thể tư dưỡng trong 1 hồng cầu
-
Câu 29:
Thể phân chia trong hồng cầu của KSTSR có các đặc điểm sau:
A. Tất cả phát triển thành thể giao bào
B. Phá vỡ hồng cầu giải phóng mãnh trùng
C. Là thể gây nhiễm cho muỗi
D. Tồn tại trong máu lâu gây sốt rét tái phát xa
-
Câu 30:
Bệnh sốt rét do P. vivax có các đặc điểm sau:
A. Thường gây sốt rét nhẹ và thường
B. Thường gây sốt rét nặng
C. Đề kháng với Chloroquin
D. Bệnh thường gây sốt rét ác tính