690 câu trắc nghiệm Ký sinh trùng
Bộ 690 câu trắc nghiệm Ký sinh trùng (có đáp án) được chia sẻ dành cho các bạn sinh viên chuyên ngành tham khảo ôn tập chuẩn bị cho kì thi sắp tới. Bộ đề có nội dung xoay quanh kiến thức cơ bản về ký sinh trùng, vật chủ của nó, và mối quan hệ giữa chúng ... Để việc ôn tập trở nên hiệu quả hơn, các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời lần lượt các câu hỏi cũng như so sánh đáp và lời giải chi tiết được đưa ra. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức mình đã ôn tập được nhé!
Chọn hình thức trắc nghiệm (30 câu/30 phút)
-
Câu 1:
Con trưởng thành của các loại giun họ Anisakinae ký sinh ở:
A. Ruột non người
B. Dạ dày người
C. Dạ dày các động vật hữu nhũ biển (cá voi, cá heó, cá nhà táng...) và loài chân màng (sư tử biển, hải cẩu, hải mã...)
D. Dạ dày chim
-
Câu 2:
Bệnh ấu trùng giun đũa chó mèo, bạch cầu toan tính tăng trong các thể bệnh trừ thể bệnh ở:
A. Não
B. Mắt
C. Phổi
D. Gan
-
Câu 3:
Trong bệnh sán lá ruột, bạch cầu toan tính có thể tăng đến:
A. 20-25%
B. 26-30%
C. 31-35%
D. 36-40%
-
Câu 4:
Các triệu chứng của bệnh giun chỉ Wuchereria bancrofti sau 3 - 7 năm bị nhiễm bệnh là:
A. Sốt kéo dài, viêm hạch bạch huyết
B. Đái máu hoặc bạch huyết
C. Phát ban ở chi dưới, viêm hạch bạch huyết
D. Dãn mạch bạch huyết dưới da hoặc ở sâu: gây đái bạch huyết hoặc đái máu, chướng bụng bạch huyết, bạch huyết ở da và dưới da dãn và sần sùi
-
Câu 5:
Ba biểu hiện chính của bệnh gây ra do Giardia lamblia:
A. Đi chảy, thiếu máu, suy dinh dưỡng
B. Đi chảy, đau bụng, sình bụng
C. Thiếu máu, suy dinh dưỡng, suy nhược cơ thể
D. Suy dinh dưỡng, trí tuệ phát triển chậm, đau bụng đi chảy
-
Câu 6:
Trứng sán lá ruột sau khi bài xuất khỏi cơ thể người phát triển thành ấu trùng lông khi gặp môi trường thích hợp nào sau đây?
A. Đất xốp, nhiều khí O2
B. Đất cát, nhiều khí O2
C. Nước ngọt (sông, ao, hồ)
D. Nước lợ (đầm, phá)
-
Câu 7:
Trong chu kỳ sinh thái của P.vivax không có giai đoạn nào sau đây:
A. Chu kì ngoại hồng cầu tiên phát
B. Chu kỳ ngoại hồng cầu thứ phát
C. Chu kỳ vô tính trong hồng cầu
D. Chu kì hồng cầu tiên phát
-
Câu 8:
Loại giun sán nào có chu kỳ phát triển theo sơ đồ sau:
A. Giun đũa
B. Giun móc
C. Giun tóc
D. Sán lá
-
Câu 9:
Phụ nữ có khí hư có thể do các tác nhân sau trừ:
A. Trichomonas intestinalis
B. Trichomonas vaginalis
C. Candia albicans
D. Vi khuẩn
-
Câu 10:
Bào nang Entamoeba coli là:
A. Thể lây lan
B. Gây bệnh tiêu chảy
C. Gây bệnh khi có điều kiện thuận lợi
D. Gây bệnh kiết lỵ
-
Câu 11:
Giun đũa chó trưởng thành (Toxocara canis) sống ở ruột non của chó:
A. Dưới 6 tháng tuổi
B. 6 - 9 tháng tuổi
C. 9 - 12 tháng tuổi
D. 12 - 24 tháng tuổi
-
Câu 12:
Muỗi có vai trò chính truyền bệnh viêm não Nhật Bản B là:
A. Culex quinquefasciatus
B. Culex gelidus
C. Culex tritaeniorhynchus
D. Culex bitaeniorhynchus
-
Câu 13:
Tiền miễn dịch là miễn dịch thu được có đặc điểm sau:
A. Toàn diện
B. Bền vững
C. Không ổn định
D. Ngăn ngừa tái nhiễm
-
Câu 14:
Giun đũa chó mèo (Toxocara) khi lạc vào cơ thể người tồn tại dưới dạng:
A. Con trưởng thành sống ở ruột non
B. Con trưởng thành sống ở ruột già
C. Con trưởng thành sống ở phổi
D. Nang chứa ấu trùng ở hệ thần kinh trung ương
-
Câu 15:
Trong chu kỳ của sán dây lợn, người có thể là
A. Vật chủ chính
B. Vật chủ tình cờ
C. Vật chủ phụ
D. Câu A và C đều đúng
-
Câu 16:
Phương thức sinh sản của ký sinh trùng có thể là:
A. Sinh sản đa phôi
B. Sinh sản tái sinh
C. Sinh sản nẩy chồi
D. Tất cả đúng
-
Câu 17:
Nêu thứ tự cơ quan nội tạng của người mà ấu trùng giun móc đi qua:
A. Tim, Gan, Phổi, Hầu
B. Ruột, Tim, Phổi
C. Gan, Tim, Phổi, Hầu
D. Tim, Phổi, Ruộ
-
Câu 18:
Quá trình ký sinh trùng di chuyển từ ký chủ này sang ký chủ khác tuỳ thuộc:
A. Yếu tố cộng đồng trong một sinh cảnh
B. Khả năng tiếp nhận ký sinh trùng của từng cơ thể cảm thụ
C. Tính đặc hiệu ký sinh, vị trí ký sinh, yếu tố cộng đồng trong một sinh cảnh
D. Tính đặc hiệu ký sinh, vị trí ký sinh, yếu tố cộng đồng trong một sinh cảnh, khả năng tiếp nhận ký sinh trùng của từng cơ thể cảm thụ
-
Câu 19:
Trong cơ thể người, ngoài ruột non sán lá ruột có thể lạc chổ đến các vị trí khác như: da, phổi, tim, mắt, não... tạo nên các nang sán:
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 20:
Thức ăn của giun móc/mỏ trong cơ thể là:
A. Máu
B. Dịch mật
C. Dịch bạch huyết
D. Sinh chất ở ruột
-
Câu 21:
Bọ chét truyền dịch hạch cho người khi đốt là do:
A. Tiết dịch Coxa
B. Tiết nước bọt chứa mầm bệnh
C. Tắc nghẽn tiền phòng
D. Thải mầm bệnh dính bên ngoài bọ chét
-
Câu 22:
Vật chủ chính là:
A. Những sinh vật có KST sống nhờ
B. Những sinh vật mang KST ở giai đoạn sinh sản
C. Những sinh vật mang KST ở giai đoạn sinh sản hữu giới
D. Những sinh vật mang KST hoặc ở thể trưởng thành hoặc ở giai đoạn sinh sản hữu giới
-
Câu 23:
Trong điều trị bệnh giun móc/mỏ có thể dùng:
A. DEC
B. Quinin
C. Mebendazole
D. Metronidazole
-
Câu 24:
Tỷ lệ nhiễm sán lá gan nhỏ hiện nay ở Việt Nam khoảng:
A. 1-2 %
B. 3-5%
C. 6-8%
D. 9-11%
-
Câu 25:
Ấu trùng Anisakinae chết ở điều kiện nào sau đây:
A. Muối cá
B. Nấu chín cá hoặc đông lạnh -200C trong 24 giờ
C. Hun khói cá
D. Đông lạnh cá ở -20C trong 24 giờ
-
Câu 26:
Để phòng bệnh sán lá ruột không nên ăn rau sống
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 27:
Thể tư dưỡng của KSTSR của người có đặc điểm ngoại trừ:
A. Gây nhiễm cho muỗi
B. Phát triễn thành thể phân chia
C. Thường có không bào
D. Luôn luôn phá huỷ hồng cầu của ký chủ
-
Câu 28:
Hội chứng ấu trùng chu du ở da của người do loại ký sinh trùng nào sau đây gây ra:
A. Giun móc chó mèo
B. Giun lươn chó mèo
C. Giun móc người
D. Giun đũa người
-
Câu 29:
Động vật chân đốt nào sau đây là ký chủ trung gian của sán dây lùn ( H. nana):
A. Ốc Melania
B. Ốc Planorbus
C. Cua nước ngọt
D. Con mạt bột mì (Tennobrio molitor).
-
Câu 30:
Ấu trùng giun đũa chó mèo ký sinh ở gan có biểu hiện triệu chứng:
A. Gan to, cứng, bề mặt nhẵn, không đau
B. Gan to, mềm, bề mặt không đều, không đau
C. Gan to, sờ nhẵn, rung gan (+)
D. Gan teo nhỏ, không đau