690 câu trắc nghiệm Ký sinh trùng
Bộ 690 câu trắc nghiệm Ký sinh trùng (có đáp án) được chia sẻ dành cho các bạn sinh viên chuyên ngành tham khảo ôn tập chuẩn bị cho kì thi sắp tới. Bộ đề có nội dung xoay quanh kiến thức cơ bản về ký sinh trùng, vật chủ của nó, và mối quan hệ giữa chúng ... Để việc ôn tập trở nên hiệu quả hơn, các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời lần lượt các câu hỏi cũng như so sánh đáp và lời giải chi tiết được đưa ra. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức mình đã ôn tập được nhé!
Chọn hình thức trắc nghiệm (30 câu/30 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Thời gian từ khi sán lá phổi xâm nhập vào vật chủ chính đến khi trưởng thành đẻ trứng khoảng:
A. 1 tháng
B. 2 tháng
C. 3 tháng
D. 4 tháng
-
Câu 2:
Biểu hiện lâm sàng đầu tiên của bệnh sán lá phổi là:
A. Ho ra máu
B. Ho ra đàm có màu rỉ sắt
C. Ho khan
D. Ho ra máu tươi, sốt buổi chiều
-
Câu 3:
Triệu chứng của bệnh sán lá phổi trong trường hợp sán ký sinh lạc chổ:
A. Rối loạn thị giác
B. Rối loạn cảm giác
C. Rối loạn cảm giác, liệt
D. Áp xe gan
-
Câu 4:
Chẩn đoán bệnh sán lá phổi dựa vào:
A. Hình ảnh XQ
B. Xét nghiệm tìm trứng trong đàm hoặc phân (bệnh nhân nuốt đàm)
C. Triệu chứng lâm sàng
D. Triệu chứng lâm sàng và tiền sử ăn tôm cua nướng
-
Câu 5:
Hình ảnh XQ phổi trong bệnh sán lá phổi dễ nhầm với bệnh nào sau đây:
A. Viêm phế quản
B. Giãn phế quản
C. Tràn dịch màng phổi
D. Lao hạch ở phổi
-
Câu 6:
Thuốc điều trị bệnh sán lá phổi là:
A. Metronidazol
B. Albendazol
C. Praziquantel
D. Niclosamide
-
Câu 7:
Để dự phòng bệnh sán lá phổi không nên ăn:
A. Gỏi tôm sống
B. Gỏi cá giếc
C. Lươn nướng
D. Ếch nướng
-
Câu 8:
Chẩn đoán bệnh sán lá phổi bắt buộc phải tìm thấy trứng sán trong đàm?
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 9:
Sán lá phổi trưởng thành có hình bầu dục, dày, bề mặt có gai, màu đỏ sẩm trông giống hạt... ... ...
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 10:
Ngoài người, vật chủ chính của sán lá ruột có thể là:
A. Gà, vịt
B. Lợn
C. Trâu, bò
D. Chuột
-
Câu 11:
Sán lá ruột trưởng thành ký sinh ở vị trí nào sau đây trong cơ thể người:
A. Tá tràng
B. Hổng tràng
C. Manh tràng
D. Trực tràng
-
Câu 12:
Loài ốc nào sau đây là vật chủ phụ thứ I của sán lá ruột:
A. Bythinia
B. Limnea
C. Bulimus
D. Planorbis
-
Câu 13:
Trứng sán lá ruột sau khi bài xuất ra khỏi cơ thể người phát triển thành ấu trùng lông khi gặp môi trường thích hợp nào sau đây:
A. Đất xốp, nhiều khí O2
B. Đất cát, nhiều khí O2
C. Nước ngọt (sông, ao, hồ...)
D. Nước biển
-
Câu 14:
Thời gian từ khi ấu trùng lông của sán lá ruột xâm nhập vào ốc và hoàn tất sự phát triển trong cơ thể ốc là:
A. 1 tháng
B. 2 tháng
C. 3 tháng
D. 4 tháng
-
Câu 15:
Người nhiễm sán lá ruột do ăn các loại thực phẩm nào sau đây chưa nấu chín:
A. Các loại rau thuỷ sinh ngó sen, rau muống, củ ấu..
B. Gỏi cá giếc
C. Tôm sống
D. Cua nướng
-
Câu 16:
Thời gian từ khi nhiễm nang ấu trùng sán lá ruột đến khi phát triển con trưởng thành:
A. 1 tháng
B. 2 tháng
C. 3 tháng
D. 4 tháng
-
Câu 17:
Trong cơ thể người, ngoài ruột non sán lá ruột có thể lạc chổ đến các vị trí khác như: da, phổi, tim, mắt, não... tạo nên các nang sán:
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 18:
Khi nhiễm với số lượng ít sán lá ruột bệnh nhân có triệu chứng:
A. Mệt mõi, thiếu máu nhẹ, đôi khi đau bụng tiêu chảy
B. Mệt mõi, thiếu máu nặng, phù, đau bụng dữ dội
C. Sụt cân, phù, thiếu máu, đi cầu phân nhầy máu
D. Sụt cân, phù, thiếu máu, tiêu chảy ồ ạt
-
Câu 19:
Khi nhiễm với số lượng nhiều sán lá ruột bệnh nhân có triệu chứng:
A. Đau bụng vùng hạ vị, tiêu chảy, mệt mõi, sụt cân, phù
B. Đau bụng vùng thượngû vị, tiêu chảy, mệt mõi, sụt cân, phù
C. Đau bụng vùng hạ sường phải, tiêu chảy, mệt mõi, sụt cân, phù
D. Đau bụng vùng hạ vị, đi cầu phân nhầy máu, sốt
-
Câu 20:
Trong bệnh sán lá ruột, bạch cầu toan tính có thể tăng đến:
A. 20-25%
B. 26-30%
C. 31-35%
D. 36-40%
-
Câu 21:
Trứng Trichuris trichiura có đặc điểm
A. Hình bầu dục, vỏ dày, xù xì, bên ngoài là lớp albumin
B. Hình cầu, vỏ dày, có tia
C. Hình bầu dục, hơi lép một bên, bên trong có sẵn ấu trùng
D. Hình giống như trái cau, vỏ dày, hai đầu có nú
-
Câu 22:
Trichuris trichiura trưởng thành có dạng
A. Giống như sợi tóc, thon dài, mảnh
B. Giống như sợi chỉ rối
C. Giống như cái roi của người luyện võ, phần đuôi to, phần đầu nhỏ
D. Giống như cái roi, phần đầu to, phần đuôi nhỏ
-
Câu 23:
Chẩn đoán bệnh sán lá ruột dựa vào:
A. Siêu âm bụng
B. Xét nghiệm máu bạch cầu toan tính tăng
C. Xét nghiệm phân tìm trứng
D. Triệu chứng lâm sàng và tiền sử ăn các loại thực vật thuỷ sinh chưa nấu chín
-
Câu 24:
Khi nhiễm nhiều Trichuris trichiura, triệu chứng lâm sàng thường thấy
A. Đau bụng và có cảm giác nóng rát ở vùng thượng vị
B. Tiêu chảy giống lỵ
C. Sa trực tràng
D. Đau vùng hố chậu phải do giun chui ruột thừa.
-
Câu 25:
Thuốc nào sau đây được dùng để điều trị bệnh sán lá ruột:
A. Mebendazol
B. Albendazol
C. Metrnidazol
D. Niclosamide
-
Câu 26:
Người ăn các loại rau thuỷ sinh như ngó sen, rau muống... chưa nấu chín có thể bị bệnh sán lá ruột và sán lá gan lớn:
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 27:
Để phòng bệnh sán lá ruột không nên ăn rau sống
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 28:
Về mặt cấu tạo, tất cả các loài sán lán đều có cấu tạo lưỡng tính, ngoại trừ:
A. Sán máng (Schistosoma)
B. Sán là gan bé (Clonorchis sinensis)
C. Sán lá gan lớn (Fasciola hepatica)
D. Sán lá ruột (Fasciolopsis buski)
-
Câu 29:
Người nhiễm các loại sán lá lưỡng tính qua đường tiêu hoá:
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 30:
Phát hiện người nhiễm Trichuris trichiura ở mức độ nhẹ nhờ vào:
A. Người bệnh có biểu hiện hội chứng lỵ trên lâm sàng
B. Xét nghiệm máu thấy bạch cầu toan tính tăng cao
C. Tình cờ xét nghiệm phân kiểm tra sức khoẻ thấy trứng trong phân
D. Người bệnh có biểu hiện thiếu má