230 câu trắc nghiệm môn Luật tài chính
Chia sẻ hơn 230 câu hỏi trắc nghiệm môn Luật tài chính dành cho các bạn sinh viên chuyên ngành Luật ôn thi đạt kết quả cao. Nội dung câu hỏi bao gồm như hệ thống tài chính, quy phạm pháp luật tài chính, chế định pháp lý,... Để ôn tập hiệu quả các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời các câu hỏi và xem lại đáp án và lời giải chi tiết. Sau đó các bạn hãy chọn tạo đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức mình đã ôn tập nhé!
Chọn hình thức trắc nghiệm (25 câu/30 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Mọi khoản chi có chứng từ hợp lệ đều được quyết toán.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 2:
Các khoản thu ngân sách Nhà nước chỉ bao gồm các khoản thu phí, lệ phí.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 3:
Khoản vay nợ của nước ngòai là khoản thu ngân sách Nhà nước.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 4:
Hoạt động của Đoàn TNCS HCM được hưởng kinh phí từ ngân sách Nhà nước.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 5:
Chi cho họat động quản lý Nhà nước là khoản chi không thường xuyên.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 6:
Các đơn vị dự toán được trích lại 50% kết dư ngân sách Nhà nước để lập quỹ dự trữ.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 7:
Mọi tài sản có giá trị lớn hơn 5 triệu đồng đều được xem là tài sản cố định.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 8:
Các đơn vị dự toán ngân sách Nhà nước đều được lập quỹ dự trữ ngân sách Nhà nước.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 9:
Tất cả các cơ quan Nhà nước đều là chủ thể tham gia vào quan hệ pháp luật thu ngân sách Nhà nước.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 10:
Kết dư ngân sách hàng năm được nộp vào quĩ dự trữ tài chính theo qui định của pháp luật hiện hành.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 11:
Tiền lương là khoản chi được áp dụng theo phương thức: chi theo lệnh chi tiền.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 12:
Bộ trưởng bộ Tài chính là cơ quan duy nhất được quyền quyết định đối với các khoản chi từ quĩ dự trữ tài chính.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 13:
Khoản thu từ thuế TTĐB là khoản thu được phân chia tỉ lệ phần trăm giữa ngân sách trung ương và ngân sách địa phương.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 14:
Việc lập, phê chuẩn và chấp hành dự toán ngân sách Nhà nước do chính phủ thực hiện.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 15:
Bội chi là một thuật ngữ được dùng để chỉ tình trạng tạm thời thiếu hụt ngân sách.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 16:
Ngân sách Nhà nước được thực hiện trong 02 năm.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 17:
UBNĐ cấp tỉnh là cơ quan có thẩm quyền quyết định tỷ lệ phần trăm (%) phân chia giữa ngân sách các cấp chính quyền địa phương?
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 18:
Mọi khoản chi trong năm ngân sách đều được xem là hợp pháp và đưa vào quyết toán?
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 19:
Thuế GTGT là khoản thu thuộc 100% của ngân sách địa phương?
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 20:
Chọn câu trả lời đúng về nguyên tắc ngân sách thăng bằng?
A. Thăng bằng ngân sách thực chất là sự cân bằng giữa tổng thu hoa lợi với tổng chi không có tính chất phí tổn
B. Thăng bằng ngân sách thực chất là sự cân bằng giữa tổng thu hoa lợi với tổng chi có tính chất phí tổn
C. NSNN thăng bằng khi tất cả các khoản chi trong tài khoản ngân sách cân bằng với tất cả các khoản thu có trong tài khoản ngân sách
D. Thăng bằng ngân sách thực chất là sự cân bằng giữa tổng thu phi hoa lợi với tổng chi có tính chất phí tổn
-
Câu 21:
Thẩm quyền quy định Mức bội chi ngân sách nhà nước và nguồn bù đắp thuộc về:
A. Ủy Ban Kinh tế và Ngân sách
B. Bộ Tài Chính
C. Chính Phủ
D. Quốc hội
-
Câu 22:
Bội chi ngân sách nhà nước được giải quyết bằng:
A. Phát hành tiền
B. Cắt giảm biên chế
C. Nâng trần bội chi ngân sách
D. Vay nợ
-
Câu 23:
Chọn các câu trả lời đúng nhất về khoản thu bổ sung?
A. Là khoản thu thường xuyên của ngân sách Trung ương
B. Ngân sách Trung ương không có khoản thu bổ sung
C. Là khoản thu thường xuyên của các cấp ngân sách
D. Là khoản thu thường xuyên của ngân sách địa phương
-
Câu 24:
Đặc điểm phân biệt NSNN với Ngân sách của cá nhân, gia đình, doanh nghiệp là:
A. Được thể hiện dưới hình thức bằng văn bản
B. Có giá trị thực hiện trong 1 năm dương lịch
C. Được thiết lập và thực thi hoàn toàn vì mục tiêu mưu cầu lợi ích chung cho toàn thể quốc gia
D. Ghi nhận các khoản thu, chi cho các nhu cầu thường xuyên
-
Câu 25:
Chọn các câu trả lời đúng nhất về mô hình tổ chức NSNN Việt Nam?
A. NSNN bao gồm bao gồm Ngân sách các cấp có Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân
B. NSNN bao gồm 2 cấp, Ngân sách Trung ương và ngân sách địa phương
C. NSNN bao gồm ngân sách Trung ương, ngân sách Tỉnh, ngân sách huyện và ngân sách xã
D. NSNN bao gồm ngân sách Trung ương và NS địa phương. Ngân sách địa phương bao gồm Ngân sách các cấp có Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân