230 câu trắc nghiệm môn Luật tài chính
Chia sẻ hơn 230 câu hỏi trắc nghiệm môn Luật tài chính dành cho các bạn sinh viên chuyên ngành Luật ôn thi đạt kết quả cao. Nội dung câu hỏi bao gồm như hệ thống tài chính, quy phạm pháp luật tài chính, chế định pháp lý,... Để ôn tập hiệu quả các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời các câu hỏi và xem lại đáp án và lời giải chi tiết. Sau đó các bạn hãy chọn tạo đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức mình đã ôn tập nhé!
Chọn hình thức trắc nghiệm (25 câu/30 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Tỷ lệ trích lập quỹ phát triển khoa học và công nghệ của doanh nghiệp được thành lập, hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam là:
A. Tối đa 10% thu nhập tính thuế hàng năm
B. Tối đa 10% thu nhập chịu thuế hàng năm
C. Tối đa 15% thu nhập chịu thuế hàng năm
D. Tối đa 15% thu nhập tính thuế hàng năm
-
Câu 2:
Chi phí gốc là 500tr, tỷ lệ chi phí cộng thêm là 50%, vậy giá bán sẽ là:
A. 750 tr
B. 1000 tr
C. 250 tr
D. 500 tr
-
Câu 3:
Chi phí gốc trong định giá bán thông thường theo giá thành sản xuất gồm:
A. Biến phí sản xuất, định phí sản xuất
B. Biến phí sản xuất
C. Biến phí toàn bộ
D. Định phí sản xuất
-
Câu 4:
Định giá bán dịch vụ không áp dụng với doanh nghiệp nào?
A. Doanh nghiệp du lịch
B. Doanh nghiệp may mặc
C. Doanh nghiệp sửa chữa, lắp ráp
D. Doanh nghiệp về tư vấn
-
Câu 5:
Giá bán sản phẩm dịch vụ thông thường xác định bằng:
A. Chi phí gốc + Chi phí cộng thêm
B. Giá dự đoán
C. Giá thị trường
D. Tất cả các phương án
-
Câu 6:
Lý do nào không phải lý do phân biệt thông tin không thích hợp và thích hợp?
A. Ra quyết định tuyệt đối chính xác
B. Giảm tình trạng quá tải thông tin
C. Tiết kiệm thời gian, chi phí
D. Tránh sử dụng nhầm thông tin
-
Câu 7:
Nguyên tắc định giá bán sản phẩm thông thường có bao nhiêu nguyên tắc?
A. 1 nguyên tắc
B. 2 nguyên tắc
C. 3 nguyên tắc
D. 4 nguyên tắc
-
Câu 8:
Tính chi phí cộng thêm trong trường hợp định giá bán theo giá thành sản xuất sẽ dựa vào:
A. Chi phí bán hàng
B. Chi phí quản lý doanh nghiệp
C. Vốn đầu tư
D. Tất cả các phương án
-
Câu 9:
Áp lực hợp nhất các định chế tài chính nào ngày càng lớn trong xu thế phát triển tài chính đến năm 2020?
A. Các định chế tài chính nhỏ
B. Các định chế tài chính đa quốc gia
C. Các định chế tài chính lớn
D. Các định chế tài chính quy mô trung bình
-
Câu 10:
Biện pháp xử lý nợ xấu trong hệ thống các ngân hàng thương mại Việt Nam giai đoạn 2011-2014 là:
A. Bán nợ xấu cho nhà đầu tư nước ngoài
B. Chứng khoán hóa các khoản nợ xấu
C. Hạn chế chi trả cổ tức
D. Bán nợ xấu cho VAMC và DATC
-
Câu 11:
Các chủ thể trên thị trường tài chính không bao gồm đối tượng nào sau đây?
A. Các cơ quan nghiên cứu
B. Người đầu tư
C. Người kinh doanh chênh lệch giá
D. Người tiết kiệm
-
Câu 12:
Các ngân hàng thương mại Việt Nam mua mạnh trái phiếu Chính phủ trong giai đoạn 2012-2014 bởi vì:
A. Các ngân hàng thương mại bị rủi ro tín dụng cao
B. Các ngân hàng thương mại đang gặp vấn đề về rủi ro tác nghiệp
C. Các ngân hàng thương mại thiếu vốn huy động
D. Trái phiếu Chính phủ là kênh đầu tư an toàn trong bối cảnh tăng trưởng tín dụng khó khăn
-
Câu 13:
Chính phủ phê duyệt Đề án Tái cơ cấu hệ thống ngân hàng vào năm?
A. 2010
B. 2011
C. 2012
D. 2013
-
Câu 14:
Đặc điểm nào không phải là đặc điểm của quỹ tiết kiệm và cho vay?
A. Thành viên vay vốn từ quỹ không phải thế chấp
B. Chỉ thành viên của quỹ mới được vay từ quỹ
C. Định kỳ mỗi thành viên phải đóng vào quỹ một khoản tiền nhất định và được hưởng lãi tiền gửi
D. Tổng số tiền huy động được từng định kỳ sẽ được quỹ cho vay xoay vòng các thành viên trên nguyên tắc đấu giá lãi suất cho vay không thấp hơn mức lãi tiền gửi
-
Câu 15:
oanh nghiệp bảo hiểm được khuyến khích thí điểm sản phẩm?
A. Bảo hiểm nông nghiệp
B. Bảo hiểm nhân thọ
C. Bảo hiểm phi nhân thọ
D. Bảo hiểm xe cộ
-
Câu 16:
Động lực tăng trưởng, luồng chu chuyển tài chính và các trung tâm tài chính trên thế giới sẽ quy dồn về?
A. Bắc Mỹ
B. Châu Âu
C. Đông Á
D. Nam Á
-
Câu 17:
Hệ thống tài chính không bao gồm các bộ phận sau đây?
A. Các cơ quan quản lý
B. Các định chế tài chính
C. Người tiêu dùng (người phát hành và đầu tư) các tài sản tài chính và hệ thống các công cụ tài chính
D. Thị trường tài chính
-
Câu 18:
Hệ thống tài chính khu vực Đông Á có xu hướng chung là tiếp tục thúc đẩy hợp tác và hội nhập tài chính khu vực trên bao nhiêu lĩnh vực?
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
-
Câu 19:
Hình thức nào không phải là hình thức phát hành trái phiếu Kho bạc?
A. Đấu thầu
B. Phát hành qua công ty môi giới
C. Phát hành qua đại lý
D. Phát hành trực tiếp qua hệ thống Kho bạc
-
Câu 20:
Kể từ năm 2012, UBCKNN triển khai các biện pháp nhằm tăng cường năng lực quản trị và hoạt động của các Công ty chứng khoán dựa trên?
A. Quy định về nhân sự cấp cao và bộ máy quản lý
B. Quy định về giá trị CAR và NAV
C. Hoạt động giám sát với mô hình cảnh báo sớm ứng dụng bộ chỉ tiêu RORAC; Quy định về mức độ đủ vốn; Quy định về hướng dẫn thông lệ khuôn khổ quản lý rủi ro cho các công ty chứng khoán;
D. Quy định về mức độ đủ vốn; Quy định về hướng dẫn thông lệ khuôn khổ quản lý rủi ro cho các công ty chứng khoán; Hoạt động giám sát với mô hình cảnh báo sớm ứng dụng bộ chỉ tiêu CAMELS
-
Câu 21:
Lãi suất thương phiếu không phụ thuộc vào:
A. Mức lãi suất chung của thị trường tiền tệ
B. Thời hạn thanh toán
C. Sự xếp hạng tín nhiệm của người đầu tư
D. Số vốn cần vay
-
Câu 22:
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã cho phép các ngân hàng thực hiện nghiệp vụ hoán đổi lãi suất từ năm nào?
A. 1990
B. 1998
C. 2003
D. 2008
-
Câu 23:
Nguồn tài chính phục vụ quá trình tái cơ cấu hệ thống tổ chức tín dụng Việt Nam trong giai đoạn 2011-2014 là từ?
A. Ngân sách Nhà nước
B. Trái phiếu Chính phủ
C. Vay IMF
D. Vay Worldbank
-
Câu 24:
Nguyên nhân dẫn đến nợ xấu trong hệ thống tài chính Việt Nam?
A. Các doanh nghiệp vay vốn không có tài sản bảo đảm
B. Các doanh nghiệp vay vốn không có thiện chí trả nợ
C. Các doanh nghiệp vay vốn thuộc sở hữu nhà nước
D. Các doanh nghiệp vay vốn làm ăn không hiệu quả
-
Câu 25:
Nhóm giải pháp cơ cấu lại hoạt động của các Tổ chức tín dụng Việt Nam theo Quyết định 254 tập trung vào?
A. Giảm tỷ trọng thu nhập từ hoạt động tín dụng
B. Tăng tỷ lệ dư nợ tín dụng so với huy động vốn
C. Tăng tỷ trọng thu nhập từ hoạt động tín dụng
D. Tăng vốn tự có