230 câu trắc nghiệm môn Luật tài chính
Chia sẻ hơn 230 câu hỏi trắc nghiệm môn Luật tài chính dành cho các bạn sinh viên chuyên ngành Luật ôn thi đạt kết quả cao. Nội dung câu hỏi bao gồm như hệ thống tài chính, quy phạm pháp luật tài chính, chế định pháp lý,... Để ôn tập hiệu quả các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời các câu hỏi và xem lại đáp án và lời giải chi tiết. Sau đó các bạn hãy chọn tạo đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức mình đã ôn tập nhé!
Chọn hình thức trắc nghiệm (25 câu/30 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Nội dung tái cấu trúc thị trường chứng khoán Việt Nam bao gồm:
A. Cơ sở hàng hóa; thị trường trái phiếu; cơ sở nhà đầu tư và tổ chức kinh doanh chứng khoán
B. Các công ty chứng khoán và các công ty đại chúng
C. Công ty quản lý quỹ và các sở giao dịch chứng khoán
D. Thị trường trái phiếu Chính phủ và trái phiếu doanh nghiệp
-
Câu 2:
Quan điểm nào sau đây không nằm trong định hướng phát triển và hoàn thiện HTTC đến năm 2020?
A. Đặt quá trình phát triển và hoàn thiện HTTC trong tổng thể hình thành đồng bộ thể chế thị trường, cải cách cơ cấu và hội nhập kinh tế quốc tế.
B. Hướng tới hình thành và phát triển một HTTC cân đối hơn; xác định và lựa chọn mô hình quản lý tài chính phù hợp với sự phát triển của HTTC.
C. Quán triệt đầy đủ quan điểm, chủ trương của Đảng về phát triển TTTC và nhận thức đúng về vai trò của HTTC.
D. Xây dựng trung tâm tài chính của khu vực tại Việt Nam
-
Câu 3:
Quỹ có khả năng đạt mức tăng NAV cao trong điều kiện:
A. Thị trường tăng điểm
B. Thị trường biến động thất thường
C. Thị trường giảm điểm
D. Thị trường nhà đất giảm giá
-
Câu 4:
Thành phần tham gia đấu thầu trái phiếu chính phủ trên thực tế chủ yếu là:
A. Ngân hàng thương mại nhà nước và do nhà nước nắm cổ phần chi phối
B. Ngân hàng liên doanh
C. Ngân hàng nước ngoài
D. Ngân hàng thương mại cổ phần tư nhân
-
Câu 5:
Thị trường tài chính có mấy vai trò chính?
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
-
Câu 6:
Thị trường trái phiếu Việt Nam chủ yếu là:
A. Trái phiếu Chính phủ
B. Trái phiếu công ty
C. Trái phiếu đặc biệt
D. Trái phiếu do Ngân hàng thương mại phát hành
-
Câu 7:
Tín dụng khu vực nhà nước có xu hướng?
A. Giảm dần
B. Không thay đổi
C. Tăng dần
D. Tăng mạnh
-
Câu 8:
Tính đến năm 2008, thị trường doanh nghiệp bảo hiểm 100% vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam:
A. Chỉ có doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ
B. Chỉ có doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ
C. Có cả doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ và doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ
D. Chưa có sự xuất hiện của các doanh nghiệp bảo hiểm có 100% vốn đầu tư nước ngoài
-
Câu 9:
Tổ chức nào sau đây không phải là tổ chức nhận ký thác?
A. Công ty tài chính
B. Hiệp hội tín dụng
C. Ngân hàng thương mại
D. Tổ chức tiết kiệm
-
Câu 10:
Trong giai đoạn 1990-2000, tính cạnh tranh của thị trường tài chính Việt Nam rất hạn chế là do:
A. Chưa có thị trường chứng khoán
B. Tỷ lệ chi phối của khối ngân hàng thương mại nhà nước lớn
C. Chưa có thị trường tiền tệ
D. Tỷ lệ chi phối của khối ngân hàng nước ngoài, ngân hàng liên doanh lớn
-
Câu 11:
Trung tâm giao dịch chứng khoán Việt Nam được thành lập trong:
A. Giai đoạn trước năm 1990
B. Giai đoạn 1990-2000
C. Giai đoạn 2001-2007
D. Giai đoạn 2007-2010
-
Câu 12:
Tỷ trọng tổng tài sản của các Ngân hàng thương mại so với GDP khoảng?
A. Nhỏ hơn 150% nhưng lớn hơn 50%
B. Hơn 150%
C. Nhỏ hơn 20%
D. Nhỏ hơn 50% nhưng lớn hơn 20%
-
Câu 13:
Vào cuối năm 2015, để đảm bảo an toàn hoạt động các ngân hàng thương mại được khuyến khích duy trì tỷ lệ dư nợ tín dụng so với nguồn vốn huy động là:
A. Không quá 70%
B. Tối thiểm 90% và không quá 100%
C. Không quá 85%
D. Tối thiểu 85% và không quá 95%
-
Câu 14:
Việc giám sát hệ thống tài chính Việt Nam chủ yếu thiên về?
A. Giám sát an toàn vĩ mô
B. Giám sát từ xa
C. Giám sát trên cơ sở rủi ro
D. Giám sát tuân thủ
-
Câu 15:
Việt Nam đang duy trì thị trường ngoại tệ:
A. 1 giá
B. 2 giá
C. 3 giá
D. 4 giá
-
Câu 16:
Với năng lực tài chính lớn, các định chế tài chính chưa chắc chắn có thể:
A. Tránh được nguy cơ phá sản
B. Mở rộng mạng lưới cung cấp sản phẩm dịch vụ NH tiện ích đến các khách hàng mục tiêu trong nền kinh tế
C. Nâng cao chất lượng dịch vụ tài chính tiện ích đến với KH.
D. Tiếp cận kỹ thuật công nghệ tiên tiến
-
Câu 17:
Vốn chủ sở hữu của các ngân hàng nhà nước có xu hướng?
A. Tăng
B. Giảm
C. Giảm mạnh
D. Không thay đổi
-
Câu 18:
Yếu tố nào không phải là nguyên nhân khiến hoạt động giám sát các định chế tài chính ngày càng trở nên khó khăn?
A. Các bộ phận của TTTC ngày càng đan xen nhau chặt chẽ
B. Sự gia tăng các sáng tạo tài chính và công nghệ thông tin - truyền thông
C. Tự do hóa kinh tế - tài chính
D. Cổ phần hóa các định chế tài chính nhà nước
-
Câu 19:
Theo pháp luật Việt Nam hiện hành, ngân sách nhà nước được hiểu là gì?
A. Là toàn bộ các khoản thu của Nhà nước được dự toán và thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định
B. Là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước được dự toán và thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định
C. Là toàn bộ các khoản thu từ thuế, chi thường xuyên của Nhà nước được dự toán và thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định
D. Là toàn bộ các khoản chi của Nhà nước được dự toán và thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định
-
Câu 20:
Theo pháp luật Việt Nam hiện hành, số dư của quỹ dự trữ tài chính ở mỗi cấp được quy định như thế nào?
A. Không vượt quá 20% dự toán chi ngân sách hằng năm của cấp đó
B. Từ 25% dự toán chi ngân sách hằng năm của cấp đó trở lên
C. Không vượt quá 25% dự toán chi ngân sách hằng năm của cấp đó
D. Không vượt quá 25% dự toán chi ngân sách hằng năm của ngân sách nhà nước
-
Câu 21:
Theo pháp luật Việt Nam hiện hành, ngân sách địa phương hưởng 100% khoản thu nào sau đây?
A. Thuế bảo vệ môi trường thu từ hàng hóa nhập khẩu
B. Thuế môn bài
C. Thuế tiêu thụ đặc biệt thu từ hàng hóa nhập khẩu
D. Thuế giá trị gia tăng thu từ hàng hóa nhập khẩu
-
Câu 22:
Theo pháp luật Việt Nam hiện hành, ngân sách trung ương hưởng 100% khoản thu nào sau đây?
A. Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu
B. Thuế thu nhập cá nhân
C. Thuế môn bài
D. Thuế sử dụng đất nông nghiệp
-
Câu 23:
Theo pháp luật Việt Nam hiện hành, mức bố trí dự phòng ngân sách nhà nước được quy định như thế nào?
A. Từ 2% đến 4% tổng chi ngân sách địa phương
B. Từ 2% đến 4% tổng chi ngân sách mỗi cấp
C. Từ 1% đến 4% tổng chi ngân sách mỗi cấp
D. Từ 2% đến 4% tổng chi ngân sách trung ương
-
Câu 24:
Theo pháp luật Việt Nam hiện hành, nội dung nào sau đây thể hiện nguyên tắc cân đối ngân sách nhà nước?
A. Ngân sách nhà nước được cân đối theo nguyên tắc tổng số thu từ thuế, phí, lệ phí phải lớn hơn tổng số chi thường xuyên, chi đầu tư phát triển, chi dự trữ quốc gia, chi trả nợ lãi, chi viện trợ
B. Ngân sách nhà nước được cân đối theo nguyên tắc tổng số thu từ thuế, phí, lệ phí phải lớn hơn tổng số chi thường xuyên và chi đầu tư phát triển
C. Ngân sách nhà nước được cân đối theo nguyên tắc tổng số thu từ thuế, phí, lệ phí phải lớn hơn tổng số chi thường xuyên và góp phần tích lũy ngày càng cao để chi đầu tư phát triển
D. Ngân sách nhà nước được cân đối theo nguyên tắc tổng số thu từ thuế phải lớn hơn tổng số chi thường xuyên và góp phần tích lũy ngày càng cao để chi đầu tư phát triển
-
Câu 25:
Theo pháp luật Việt Nam hiện hành, bội chi ngân sách nhà nước gồm những thành phần nào?
A. Bội chi ngân sách trung ương và bội chi ngân sách địa phương cấp xã
B. Bội chi ngân sách trung ương và bội chi ngân sách địa phương tỉnh
C. Bội chi ngân sách Chính phủ và bội chi ngân sách địa phương cấp tỉnh
D. Bội chi ngân sách trung ương và bội chi ngân sách địa phương cấp tỉnh