230 câu trắc nghiệm môn Luật tài chính
Chia sẻ hơn 230 câu hỏi trắc nghiệm môn Luật tài chính dành cho các bạn sinh viên chuyên ngành Luật ôn thi đạt kết quả cao. Nội dung câu hỏi bao gồm như hệ thống tài chính, quy phạm pháp luật tài chính, chế định pháp lý,... Để ôn tập hiệu quả các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời các câu hỏi và xem lại đáp án và lời giải chi tiết. Sau đó các bạn hãy chọn tạo đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức mình đã ôn tập nhé!
Chọn hình thức trắc nghiệm (25 câu/30 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Chọn khoản thu ngân sách Trung ương được hưởng 100%.
A. Thuế Thu nhập doanh nghiệp
B. Thuế thu nhập doanh nghiệp của đơn vị hạch toán toàn ngành
C. Thuế thu nhập doanh nghiệp của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
D. Thuế thu nhập doanh nghiệp của doanh nghiệp nhà nước
-
Câu 2:
Tỷ lệ phần trăm (%) phân chia các khoản thu và số bổ sung cân đối từ ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới được quy định ổn định ….
A. Từ 4 đến 5 năm
B. Từ 2 đến 3 năm
C. Từ 5 đến 6 năm
D. Từ 3 đến 5 năm
-
Câu 3:
Chọn câu trả lời đúng nhất về Chi bổ sung dự trữ nhà nước?
A. Là khoản chi thường xuyên của ngân sách Trung ương
B. Là khoản chi thường xuyên
C. Là khoản chi đầu tư phát triển
D. Là khoản chi đầu tư phát triển của ngân sách Trung ương
-
Câu 4:
Quan hệ pháp luật nào không phải là quan hệ pháp luật NSNN?
A. Quan hệ viện trợ giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Nhật Bản
B. Quan hệ mua bán trái phiếu chính phủ giữa các tổ chức, cá nhân
C. Quan hệ nộp thuế vào Quỹ NSNN
D. Quan hệ trả lương cho cán bộ, công chức
-
Câu 5:
Chọn các câu trả lời đúng nhất về Khoản thu điều tiết:
A. Là khoản thu ngân sách cấp dưới chuyển lên cho ngân sách cấp trên
B. Là khoản thu từ ngân sách cấp trên chuyển xuống cho ngân sách cấp dưới
C. Là khoản thu phân chia giữa ngân sách các cấp địa phương
D. Là khoản thu được phân chia theo tỷ lệ phần trăm giữa ngân sách Trung ương và ngân sách địa phương
-
Câu 6:
Chọn khoản thu ngân sách địa phương được hưởng 100%.
A. Thuế Thu nhập cá nhân
B. Phí sử dụng đường bộ thu từ chủ sở hữu xe máy
C. Thuế tiêu thụ đặc biệt
D. Lệ phí trước bạ
-
Câu 7:
Quan hệ xã hội nào sau đây được các Quy phạm pháp luật NSNN điều chỉnh?
A. Hiệu trưởng trường mầm non thu tiền ăn trưa của các học sinh
B. Ông C ủng hỗ quỹ Ủng hộ đồng bào Miền Trung bị lũ lụt
C. UBND phường X trả tiền công dọn dẹp vệ sinh trụ sở UBND phường cho Cô B
D. Bác A nộp phí sử dụng đường bộ cho Tổ trưởng tổ dân phố nơi cư trú
-
Câu 8:
Chọn câu trả lời đúng nhất về thuế thu nhập cá nhân?
A. Là khoản thu ngân sách địa phương hưởng 100%
B. Là khoản thu bổ sung của ngân sách Trung ương cho ngân sách địa phương
C. Là khoản thu ngân sách Trung ương hưởng 100%
D. Là khoản thu điều tiết
-
Câu 9:
VBPL nào không phải là nguồn của luật NSNN?
A. Pháp lệnh phí và lệ phí
B. Luật NSNN 2002
C. Luật doanh nghiệp nhà nước
D. Luật quản lý thuế 2006
-
Câu 10:
Biểu thuế gồm các mức thuế suất áp dụng giảm dần tương ứng với sự tăng lên của đối tượng tính thuế ở các bậc gọi là:
A. Biểu thuế lũy thoái từng phần
B. Biểu thuế lũy tiến
C. Biểu thuế lũy tiến từng phần
D. Biểu thuế lũy thoái
-
Câu 11:
Chọn câu trả lời đúng nhất về thuế trực thu?
A. Thuế tiêu thụ đặc biệt là thuế trực thu
B. Thuế giá trị gia tăng là thuế trực thu
C. Thuế môn bài là thuế trực thu
D. Thuế tài nguyên là thuế trực thu
-
Câu 12:
Quyền thu thuế theo quốc tịch cho phép:
A. Nhà nước thu thuế đối với Việt Kiều đang định cư ở nước ngoài
B. Nhà nước thu thuế với doanh nghiệp nước ngoài khi họ đến Việt Nam nghiên cứu thị trường
C. Nhà nước thu thuế đối với người nước ngoài khi họ đến Việt Nam du lịch
D. Nhà nước thu thuế đối với người Việt Nam đi xuất khẩu lao động ở nước ngoài
-
Câu 13:
Chọn nhận định không đúng về vai trò của thuế:
A. Thuế là công cụ điều hoà thu nhập xã hội góp phần bảo đảm công bằng xã hội
B. Thuế là công cụ chủ yếu tạo lập nguồn thu cho ngân sách nhà nước.
C. Thuế là công cụ để nhà nước trừng phạt tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật
D. Thuế là công cụ điều tiết nền kinh tế.
-
Câu 14:
Phương pháp điều chỉnh của pháp luật thuế mang tính:
A. Bắt buộc tương đối
B. Thỏa thuận
C. Mệnh lệnh bắt buộc và thỏa thuận
D. Mệnh lệnh bắt buộc
-
Câu 15:
Chọn nhận định đúng nhất về kỳ hạn nộp thuế:
A. Được xác định phù hợp với khả năng của người nộp thuế
B. Được xác định giống nhau giữa các loại thuế
C. Có sự khác nhau giữa các loại thuế
D. Do cơ quan quản lý thuế ấn định
-
Câu 16:
Quyền thu thuế theo lãnh thổ cho phép:
A. Quốc gia chỉ có quyền đặt ra và thu các loại thuế trong phạm vi chủ quyền lãnh thổ đối với công dân của mình
B. Quốc gia có quyền đặt ra và thu các loại thuế trong phạm vi chủ quyền lãnh thổ đối với tất cả đối tượng không kể họ là công dân hay cư dân sống trên lãnh thổ quốc gia đó
C. Quốc gia chỉ có quyền đặt ra và thu các loại thuế trong phạm vi chủ quyền lãnh thổ đối với các pháp nhân mang quốc tịch Việt Nam
D. Quốc gia không có quyền đặt ra và thu các loại thuế trong phạm vi chủ quyền lãnh thổ đối với các pháp nhân mang quốc tịch nước ngoài
-
Câu 17:
Nguyên tắc đánh thuế bình đẳng, công bằng đòi hỏi:
A. Người được hưởng nhiều lợi ích từ xã hội thì phải đóng thuế nhiều hơn
B. Những người có hoàn cảnh điều kiện như nhau đều được đối xử bình đẳng, được áp dụng thuế như nhau
C. Người nghèo cần được ưu đãi về thuế
D. Những người thu nhập như nhau phải nộp thuế bằng nhau
-
Câu 18:
Người nộp thuế là:
A. Là người thực sự mất một phần thu nhập vì thuế
B. Là tổ chức, cá nhân sử dụng hàng hóa, dịch vụ
C. Là người sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ
D. Tổ chức, cá nhân có nghĩa vụ kê khai, nộp thuế cho Nhà nước.
-
Câu 19:
Biểu thuế gồm các mức thuế suất áp dụng thay đổi theo mức cao hơn trên toàn bộ đối tượng tính thuế theo thuế suất tương ứng nếu mức thuế thuộc bậc quy định gọi là:
A. Biểu thuế lũy tiến từng phần
B. Biểu thuế lũy tiến toàn phần
C. Biểu thuế lũy thoái từng phần
D. Biểu thuế lũy thoái toàn phần
-
Câu 20:
Tên gọi của luật thuế:
A. Gắn liền với phạm vi áp dụng của luật thuế
B. Luôn được xác định theo đối tượng tính thuế
C. Thể hiện đặc điểm của người nộp thuế
D. Được xác định theo nội dung tính chất của hoạt động làm phát sinh quan hệ pháp luật thuế giữa Nhà nước với người nộp
-
Câu 21:
Đối tượng chịu thuế là:
A. Là hành vi sử dụng hàng hóa, dịch vụ
B. Là hành vi sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ
C. Là hàng hóa, dịch vụ, thu nhập, tài sản bị đánh thuế
D. Là hành vi tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ
-
Câu 22:
Đánh thuế trùng là:
A. Một người nộp thuế phải nộp nhiều loại thuế cho một hàng hóa chịu thuế
B. Đánh nhiều loại thuế trên một đối tượng chịu thuế
C. Một người bị nộp nhiều loại thuế cho một dịch vụ chịu thuế
D. Một đối tượng chịu thuế bị đánh một loại thuế nhiều lần
-
Câu 23:
Thuế gián thu có đặc điểm:
A. Người nộp thuế và người chịu thuế đồng thời là một
B. Người nộp thuế là người sử dụng hàng hóa, dịch vụ thuộc diện chịu thuế
C. Tiền thuế cấu thành trong giá cả hàng hóa, dịch vụ
D. Nhà sản xuất, cung ứng dịch vụ là người chịu thuế
-
Câu 24:
Nguồn của pháp luật thuế bao gồm:
A. Chỉ bao gồm: Luật thuế, Điều ước Quốc tế mà Việt Nam tham gia
B. Chỉ bao gồm luật quốc gia
C. Luật quốc gia và luật quốc tế
D. Bao gồm Luật thuế và các văn bản hướng dẫn thi hành
-
Câu 25:
Thẩm quyền ban hành luật thuế:
A. Ủy ban thường vụ quốc hội
B. Bộ Tài Chính
C. Quốc hội
D. Chính phủ