230 câu trắc nghiệm môn Luật tài chính
Chia sẻ hơn 230 câu hỏi trắc nghiệm môn Luật tài chính dành cho các bạn sinh viên chuyên ngành Luật ôn thi đạt kết quả cao. Nội dung câu hỏi bao gồm như hệ thống tài chính, quy phạm pháp luật tài chính, chế định pháp lý,... Để ôn tập hiệu quả các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời các câu hỏi và xem lại đáp án và lời giải chi tiết. Sau đó các bạn hãy chọn tạo đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức mình đã ôn tập nhé!
Chọn hình thức trắc nghiệm (25 câu/30 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Kết dư ngân sách Nhà nước hàng năm được nộp vào quỹ dự trữ Nhà nước theo qui định của Pháp luật ngân sách hiện hành.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 2:
Mức bội chi ngân sách Nhà nước được xác định bằng tổng mức bội chi của ngân sách trung ương và ngân sách địa phương trong năm ngân sách.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 3:
Phát hành thêm tiền là một trong những biện pháp góp phần giải quyết bội chi ngân sách Nhà nước.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 4:
Việc lập phê chuẩn dự toán ngân sách Nhà nước do cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất là QH thực hiện.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 5:
Trong mọi trường hợp, dự toán ngân sách Nhà nước phải được QH thông qua trước ngày 15/11 của năm trước.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 6:
UBNĐ là cơ quan có thẩm quyền QĐ dự toán ngân sách Nhà nước cấp mình.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 7:
Các đơn vị dự toán ngân sách được trích lại 50% kết dư ngân sách Nhà nước để lập quỹ dự trữ tài chính của đơn vị.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 8:
Quỹ dự trữ tài chính là quỹ tiền tệ được sử dụng để khắc phục hậu quả của thiên tai.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 9:
Số tăng thu ngân sách Nhà nước được dùng để thưởng cho các đơn vị dự toán ngân sách Nhà nước theo quyết định của Chủ tịch UBNĐ.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 10:
HĐNĐ các cấp có thẩm quyền quyết định về mức thu phí trên địa bàn thuộc quyền quản lý.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 11:
Chính phủ là cơ quan có thẩm quyền cao nhất trong lĩnh vực chấp hành ngân sách Nhà nước.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 12:
Dự phòng ngân sách là khoản tiền được sử dụng để thực hiện những khoản chi khi nguồn thu chưa kịp đáp ứng.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 13:
Cơ quan thuế là cơ quan có chức năng thu và quản lý các nguồn thu của ngân sách Nhà nước.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 14:
Tất cả các khoản thu ngân sách Nhà nước đều phải tập trung vào kho bạc Nhà nước.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 15:
Kho bạc Nhà nước là cơ quan có thẩm quyền thu ngân sách Nhà nước.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 16:
Tất cả các cơ quan Nhà nước đều là chủ thể tham gia quan hệ pháp luật chi ngân sách Nhà nước.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 17:
Bộ trưởng bộ tài chính là chủ thể duy nhất được quyền quyết định các khoản chi từ dự phòng ngân sách trung ương.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 18:
Hệ thống tài chính gồm có 4 khâu.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 19:
Chỉ có các đơn vị dự toán ngân sách Nhà nước mới tham gia vào quan hệ pháp luật ngân sách Nhà nước.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 20:
Bất kỳ cấp ngân sách nào cũng có khoản thu bổ sung.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 21:
Khoản thu 100% do cấp nào thu thì cấp đó được thụ hưởng.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 22:
Khoản thu điều tiết chỉ có ở cấp ngân sách Tỉnh và Xã.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 23:
Dự toán ngân sách Nhà nước do Quốc hội lập và phê chuẩn.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 24:
Ngân hàng Nhà nước và kho bạc Nhà nước là cơ quan quản lý quỹ ngân sách Nhà nước của Chính phủ.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 25:
Cấp ngân sách trung ương điều hành ngân sách Nhà nước cấp tỉnh.
A. Đúng
B. Sai