400+ câu hỏi trắc nghiệm môn Linh kiện điện tử
tracnghiem.net tổng hợp và chia sẻ đến các bạn 400+ câu hỏi trắc nghiệm môn Linh kiện điện tử có đáp án, bao gồm các kiến thức tổng quan về điện trở, định luật Ohm, mạch điện, tụ điện, quá trình nạp điện,... Hi vọng sẽ trở thành nguồn tài liệu bổ ích giúp các bạn học tập và nghiên cứu một cách tốt nhất. Để ôn tập hiệu quả các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời các câu hỏi và xem lại đáp án và lời giải chi tiết. Sau đó các bạn hãy chọn mục "Thi thử" để hệ thống lại kiến thức đã ôn. Chúc các bạn thành công với bộ đề "Cực Hot" này nhé!
Chọn hình thức trắc nghiệm (25 câu/45 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Dòng điện a nốt nhỏ nhất giữ cho thyristor dẫn điện gọi là:
A. Dòng điện duy trì
B. Dòng điện bão hòa
C. Dòng điện đánh thủng
D. Dòng điện kích thích
-
Câu 2:
Để kích thích cho SCR hoạt động người ta thường:
A. Dùng dòng điện duy trì
B. Dùng cái ngắt điện
C. Dùng hiện tượng đánh thủng lớp tiếp xúc PN
D. Kích thích cực cửa G
-
Câu 3:
Điện áp cần thiết đặt vào cực phát của UJT để nó dẫn điện gọi là:
A. Điện áp đỉnh UP
B. Điện áp trũng UV
C. Điện áp kích khởi UK
D. Điện áp đỉnh khuỷu UB0
-
Câu 4:
Dùng UJT để tạo dao động xung người ta sử dụng đoạn đặc tuyến:
A. Điện trở âm và điện trở dương
B. Vùng ngưng dẫn
C. Điện trở âm
D. Điện trở dương
-
Câu 5:
Một diod có điện áp là 0,7V, dòng điện chạy qua nó là 50mA. Hỏi công suất của nó là bao nhiêu?
A. 3,5W
B. 35mW
C. 50mW
D. 35W
-
Câu 6:
Điện trở mà giá trị không thay đổi được gọi là:
A. Biến trở
B. Chiết áp
C. Điện trở cố định
D. Nhiệt trở
-
Câu 7:
Khi sử dụng tụ điện, phải biết đến những tham số cơ bản nào?
A. Trị số điện dung, hệ số nhiệt độ và dòngđiện cực đại
B. Trị số điện dung, dung sai và điện áp cực đại cho phép
C. Trị số điện dung, dung sai và công suất tiêu tán
D. Hệ số nhiệt độ, công suất tiêu tán và phạm vi nhiệt độ sử dụng
-
Câu 8:
Khi sử dụng điện trở ta phải biết những tham số cơ bản nào của chúng?
A. Trị số điện trở, dung sai và công suất tiêu tán
B. Hệ số nhiệt, công suất tiêu tán và khoảng nhiệt độ làm việc
C. Trị số điện trở, dung sai và điện áp làm việc cho phép
D. Trị số điện trở, hệ số nhiệt và dòng điện cực đại
-
Câu 9:
Khi sử dụng diod ta phải biết những tham số giới hạn nào của chúng?
A. Giá trị dòng điện thuận cực đại và nhiệt độ làm việc cho phép
B. Giá trị dòng điện thuận cực đại và điện áp ngược cho phép
C. Giá trị dòng điện thuận cực đại và điện áp thuận cho phép
D. Giá trị dòng điện thuận cực đại và công suất tiêu tán cực đại
-
Câu 10:
Khi sử dụng SCR ta phải biết những tham số giới hạn nào của chúng?
A. Giá trị dòng điện thuận cực đại, nhiệt độ làm việc cho phép và dòng điện kích cực G cực tiểu
B. Giá trị dòng điện thuận cực đại, điện áp ngược cực đại và dòng điện kích cực G cực tiểu
C. Giá trị dòng điện thuận cực đại và điện áp thuận cho phép và dòng điện kích cực G cực tiểu
D. Giá trị dòng điện thuận cực đại, phạm vi tần số làm việc và dòng điện kích cực G cực tiểu
-
Câu 11:
Vật liệu kênh dẫn của JFET kênh N là chất:
A. Bán dẫn thuần
B. Hợp kim
C. Bán dẫn loại N
D. Bán dẫn loại P
-
Câu 12:
Vật liệu phần nguồn (S) và phần máng (D) của MOSFET kênh cảm ứng loại N là:
A. Kim loại
B. Bán dẫn thuần
C. Bán dẫn tạp loại N
D. Bán dẫn tạp loại P
-
Câu 13:
Khi sử dụng transistor lưỡng cực ta phải biết những tham số giới hạn nào của chúng?
A. Dòng điện tối đa cho phép, điện áp ngược cực đại cho phép và công suất tiêu tán tối đa
B. Dòng điện ngược tối đa cho phép, điện áp thuận cực đại và công suất tiêu tán tối đa
C. Dòng điện tối đa cho phép, hệ số nhiệt độ và công suất tiêu tán tối đa
D. Dòng điện tối đa cho phép, điện áp thuận tối đa cho phép cho phép và phạm vi tần số sử dụng
-
Câu 14:
Khi sử dụng JFET ta phải biết những tham số giới hạn nào của chúng?
A. Dòng điện cửa cực đại (IGmax)cho phép, điện áp máng-nguồn cực đại (UDSmax) cho phép và điện áp cửa nguồn cực đại (UGSmax) cho phép.
B. Dòngđiện máng cực đại (IDmax)cho phép, điện áp máng-nguồn cực đại (UDSmax) cho phép và điện áp cửa nguồn cực đại (UGSmax) cho phép.
C. Dòng điện máng cực đại (IDmax)cho phép, điện áp nguồn cung cấp (UDD) và điện áp cửa-nguồn cực đại (UGSmax) cho phép.
D. Không phải các tham số trên.
-
Câu 15:
Để tạo ra dòng điện trong mạch, transistor trường sử dụng:
A. Chỉ mỗi hạt dẫn lỗ trống
B. Chỉ mỗi hạt dẫn điện tử tự do
C. Cả hai loại hạt dẫn là điện tử tự do và lỗ thống
D. Chỉ một loại hạt dẫn: hoặc là điện tử tự do hoặc là lỗ trống
-
Câu 16:
Photodiod là:
A. Diod phát quang
B. Diod biến dung
C. Quang trở
D. Diod thu quang
-
Câu 17:
Phototcell là:
A. Diod phát quang
B. Diod thu quang
C. Tế bào quang điện
D. Diod laser
-
Câu 18:
Vi mạch là linh kiện điện tử có các ưu điểm cơ bản:
A. Tiêu thụ ít năng lượng
B. Kích thước nhỏ
C. Độ tin cậy cao
D. Tất cả các ý trên
-
Câu 19:
Loại vi mạch được sản xuất và sử dụng nhiều nhất là:
A. Vi mạch màn mỏng
B. Vi mạch màng dày
C. Vi mạch lai
D. Vi mạch bán dẫn
-
Câu 20:
Vi mạch khuếch đại điện áp thuộc loại:
A. Vi mạch lai
B. Vi mạch số
C. Vi mạch tuyến tính
D. Tổ hợp vi mạch transistor, diod
-
Câu 21:
Vi mạch khuếch đại thuật toán có:
A. Hai ngõ vào và hai ngõ ra
B. Một ngõ vào và một ngõ ra
C. Ba ngõ vào và một ngõ ra
D. Hai ngõ vào và một ngõ ra
-
Câu 22:
Vi mạch số được sử dụng rộng rãi hiện nay là loại:
A. Họ TTL và họ CMOS
B. Họ DTL
C. Họ RTL
D. Họ TL
-
Câu 23:
Vi mạch nhớ là một linh kiện điện tử có khả năng:
A. Lưu trữ dữ liệu và các chương trình điều khiển dưới dạng số thập phân
B. Lưu trữ các chữ cái và các chữ số
C. Lưu trữ các dữ liệu dưới dạng số nhị phân
D. Lưu giữ các dữ liệu và các chương trìnhđiều khiển dưới dạng số nhị phân
-
Câu 24:
Tìm câu sai trong các câu sau đây.
A. Biến áp cách ly
B. Biến áp không cách ly
C. Biến áp một chiều
D. Biến áp tự ngẫu
-
Câu 25:
Cuộn cảm dùng để:
A. Tạo thành mạch cộng hưởng
B. Tạo thành mạch lọc dải
C. Tạo thành cuộn chặn
D. Tất cả các đáp án trên