460 câu trắc nghiệm Tài chính công
tracnghiem.net tổng hợp và chia sẻ đến các bạn 460 câu hỏi trắc nghiệm Tài chính công có đáp án, bao gồm kiến thức về ngân sách nhà nước; dự trữ quốc gia; các quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách... Hi vọng sẽ trở thành nguồn tài liệu bổ ích giúp các bạn học tập và nghiên cứu một cách tốt nhất. Để ôn tập hiệu quả các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời các câu hỏi và xem lại đáp án và lời giải chi tiết. Sau đó các bạn hãy chọn mục "Thi thử" để hệ thống lại kiến thức đã ôn. Chúc các bạn thành công với bộ đề "Cực Hot" này nhé.
Chọn hình thức trắc nghiệm (25 câu/30 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Phát hành trái phiếu DN là kênh huy động vốn:
A. Rẻ hơn vay từ NHTM
B. Khối lượng vốn huy động lớn
C. Linh động hơn vay từ NHTM
D. Hấp dẫn trong nền kinh tế tăng trưởng
-
Câu 2:
TSCĐ vô hình bao gồm:
A. Bằng phát minh, sáng chế
B. Bản quyền tác giả
C. Đất đai
D. Không câu nào đúng
-
Câu 3:
“Sự khan hiếm” trong kinh tế học đề cập chủ yếu đến:
A. Thời kỳ xảy ra nạn đói
B. Độc quyền hoá việc cung ứng hàng hoá. Độc quyền hoá các kênh phân phối hàng hoá
C. Độc quyền hoá các tài nguyên dùng để cung ứng hàng hoá
D. Không câu nào đúng
-
Câu 4:
Mua 1 chiếc ôtô giá 739,500 triệu đồng. Mua chiếc ôtô thứ 2 sẽ được giảm 25 triệu đồng so với giá bình thường. Chi phí cận biên của chiếc ôtô thứ 2 là:
A. 739,500 triệu đồng
B. 714,900 triệu đồng
C. 714,500 triệu đồng
D. 764,500 triệu đồng
-
Câu 5:
Lựa chọn câu hỏi đúng, giải thích vì sao? Điều kiện biên về tính hiệu quả cho rằng:
A. Mức sản xuất hiệu quả nhất về một loại hàng hoá sẽ đạt được khi MB < MC
B. Nếu MB > MC thì đơn vị hàng hoá đó nên gia tăng sản xuất thêm
C. Mức sản xuất hiệu quả nhất về 1 loại hàng hoá sẽ đạt được khi MB – MC = 0
D. B và C đều đúng
-
Câu 6:
Hàng hoá CC cung cấp đạt hiệu quả tối ưu tại mức sản lượng mà:
A. MC = MB
B. TSB – TSC = 0
C. MB – MC > 0
D. Các câu trên đều sai
-
Câu 7:
Những điều nào sau đây là đúng với ngoại ứng tiêu cực, vì sao?
A. Tại mức sản lượng tối ưu xã hội, MSC > MPB
B. Tại mức sản lượng tối ưu xã hội, MSC = MPB
C. Tại mức sản lượng tối ưu xã hội, MSB < MSC
D. Tại mức sản lượng tối ưu xã hội, MSB = MSC
-
Câu 8:
Trong trường hợp xảy ra ngoại ứng tiêu cực, mức sản lượng tối ưu xã hội là sản lượng mà tại đó (giải thích tại sao?):
A. MB = MPC
B. MPB = MPC
C. MB = MSC
D. Các câu trên đều sai
-
Câu 9:
Nhận định nào dưới đây là sai?
A. Mức sản lượng tối ưu xã hội là mức sản xuất không gây ô nhiễm
B. Khi xuất hiện ngoại ứng tích cực thì thị trường luôn tạo ra một mức sản lượng thấp hơn mức sản lượng tối ưu xã hội
C. HHCC thuần tuý là một dạng đặc biệt của ngoại ứng tích cực
-
Câu 10:
NSNN là công cụ:
A. Phân bổ gián tiếp nguồn tài chính quốc gia
B. Phân bổ trực tiếp nguồn tài chính quốc gia
C. Cả a và b
-
Câu 11:
Những đặc điểm nào sau đây KHÔNG đúng với bản chất của NSNN:
A. NSNN luôn gắn chặt với sở hữu Nhà nước
B. NSNN nhằm phục vụ lợi ích toàn xã hội
C. NSNN luôn vận động thường xuyên, liên tục
D. Hoạt động thu, chi NSNN luôn luôn được thực hiện theo nguyên tắc không hoàn trả trực tiếp
-
Câu 12:
Những đặc điểm nào sau đây không đúngvới tính chất không hoàn trả trực tiếp của NSNN:
A. Phần giá trị mà người đó được hưởng thụ có thể nhiều hơn khoản đóng góp mà họ đã nộp vào NSNN
B. Phần giá trị mà người đó được hưởng thụ luôn ít hơn khoản đóng góp mà họ đã nộp vào NSNN
C. Người nộp thuế không có quyền đòi hỏi Nhà nước phải cung cấp hàng hoá, dịch vụ công cộng trực tiếp cho mình mới nộp thuế cho Nhà nước
D. Cả b và c
-
Câu 13:
Năm ngân sách là quá trình:
A. Thực hiện và quyết toán ngân sách Nhà nước
B. Lập và thực hiện ngân sách Nhà nước
C. Lập, thực hiện và quyết toán ngân sách Nhà nước
D. Không có đáp án đúng
-
Câu 14:
Tài chính công có vai trò:
A. Khắc phục thất bại thị trường.
B. Tái phân phối thu nhập xã hội.
C. Cả hai đáp án trên.
-
Câu 15:
Chính phủ có thể áp dụng biện pháp nào sau đây để giảm bớt sự chênh lệch về thu nhập giữa các tầng lớp dân cư trong xã hội:
A. Đánh thuế Tiêu thụ đặc biệt
B. Đánh thuế thu nhập cá nhân
C. Trợ cấp
D. Cả 3 đáp án a, b và c
-
Câu 16:
Để thu hẹp khoảng cách về thu nhập trong xã hội, qua việc sử dụng công cụ thuế, Nhà nước sẽ:
A. Tăng thuế đối với hàng hóa thiết yếu
B. Tăng thuế đối với hàng hóa xa xỉ
C. Giảm thuế đối với hàng hóa xa xỉ
D. Giảm thuế đối với mọi mặt hàng
-
Câu 17:
Phí là khoản thu:
A. Nhằm bù đắp một phần chi phí Nhà nước bỏ ra
B. Chỉ áp dụng với những người được hưởng lợi ích
C. Cả a và b
-
Câu 18:
Phí thuộc ngân sách nhà nước thu về:
A. Đủ để bù đắp chi phí đã bỏ ra
B. Vượt quá chi phí đã bỏ ra
C. Không đủ bù đắp chi phí đã bỏ ra
D. Không tính tới chi phí đã bỏ ra
-
Câu 19:
Nhận định nào đúng về lệ phí:
A. Việc thu lệ phí chỉ nhằm bù đắp một phần chi phí Nhà nước bỏ ra
B. Lệ phí mang tính hoàn trả trực tiếp cho người nộp
C. Cả a và b
-
Câu 20:
Có một số loại lệ phí không phải là nguồn thu cho NSNN:
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 21:
Khoản thu nào dưới đây chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng thu Ngân sách Nhà nước ở Việt Nam:
A. Thuế
B. Phí
C. Lệ phí
D. Nguồn thu từ các hoạt động kinh tế của Nhà nước
-
Câu 22:
Tại Việt Nam, khoản thu nào là nguồn thu 100% của ngân sách Trung ương
A. Thuế nhập khẩu
B. Thuế giá trị gia tăng đối với hàng nhập khẩu
C. Lệ phí trước bạ
D. Đáp án a và b
-
Câu 23:
Những khoản thu nào KHÔNG THUỘC khoản mục thu thường xuyên trong cân đối ngân sách Nhà nước:
A. Phí, lệ phí
B. Phát hành trái phiếu Chính phủ
C. Vay nợ nước ngoài
D. B và C đều đúng
-
Câu 24:
Thông thường việc xác định mức động viên (thu) vào NSNN căn cứ vào:
A. Mức độ thâm hụt NSNN
B. Thu nhập GDP bình quân đầu người
C. Mức độ viện trợ của nước ngoài
D. Đáp án a và b
-
Câu 25:
Khi xác định khối lượng trái phiếu chính phủ cần phát hành trong kỳ, Chính phủ phải căn cứ vào:
A. Mức độ thâm hụt NSNN
B. Mức độ viện trợ của nước ngoài
C. Nhu cầu mở rộng đầu tư công cộng
D. Đáp án a và c