460 câu trắc nghiệm Tài chính công
tracnghiem.net tổng hợp và chia sẻ đến các bạn 460 câu hỏi trắc nghiệm Tài chính công có đáp án, bao gồm kiến thức về ngân sách nhà nước; dự trữ quốc gia; các quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách... Hi vọng sẽ trở thành nguồn tài liệu bổ ích giúp các bạn học tập và nghiên cứu một cách tốt nhất. Để ôn tập hiệu quả các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời các câu hỏi và xem lại đáp án và lời giải chi tiết. Sau đó các bạn hãy chọn mục "Thi thử" để hệ thống lại kiến thức đã ôn. Chúc các bạn thành công với bộ đề "Cực Hot" này nhé.
Chọn hình thức trắc nghiệm (25 câu/30 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Chi ngân sách nhà nước…
A. thường chi bằng đồng tiền, không ngang giá và đa phần không hoàn trả.
B. thường mang tính kém hiệu quả và không minh bạch.
C. thường lấn át khu vực tư.
D. thường bất lợi cho những người thu nhập thấp.
-
Câu 2:
Ở Việt Nam, Quốc hội cho phép bội chi không vượt quá:
A. 5% tổng chi ngân sách nhà nước
B. 5% tổng dư nợ của khu vực công
C. 5% tổng thu ngân sách nhà nước
D. 5% tổng sản phẩm trong nước
-
Câu 3:
Theo Luật Ngân sách nhà nước Việt Nam, khoản dự phòng…
A. được sử dụng nhằm bù đắp bội chi ngân sách nhà nước.
B. được sử dụng cho các nhiệm vụ cấp bách phát sinh ngoài dự toán như phòng chống và khắc phục hậu quả của thiên tai,…
C. được sử dụng khi nguồn thu chưa tập trung kịp.
D. được sử dụng để trả nợ gốc các khoản nợ công.
-
Câu 4:
Kết dư ngân sách địa phương được xác định như sau:
A. = Tổng thu ngân sách – Tổng chi ngân sách
B. = (Tổng thu ngân sách + Vay bù đắp bội chi) – Tổng chi ngân sách
C. = Tổng thu ngân sách – (Vay bù đắp bội chi + Tổng chi ngân sách)
D. = (Tổng thu ngân sách + Cho vay ) – Tổng chi ngân sách
-
Câu 5:
Thuyết Rawls cho rằng:
A. Tổng phúc lợi xã hội tăng lên khi phúc lợi của nhóm dân cư giàu chuyển một phần vào ngân sách nhà nước thông qua thuế.
B. Tổng phúc lợi xã hội chỉ tăng lên khi phúc lợi của nhóm dân cư giàu nhất tăng lên.
C. Tổng phúc lợi xã hội chỉ tăng lên khi phúc lợi của nhóm dân cư nghèo nhất tăng lên.
D. Tổng phúc lợi xã hội chỉ tăng lên khi xã hội đạt hiệu suất Pareto trong phân phối.
-
Câu 6:
Tại Việt Nam, quản lý tài chính theo tự chủ hoàn toàn áp dụng đối với:
A. đơn vị sự nghiệp dân lập không có thu.
B. đơn vị sự nghiệp công lập có số thu ổn định nhưng nhỏ.
C. đơn vị sự nghiệp công lập có số thu ổn định và lớn.
D. cơ quan hành chính nhà nước.
-
Câu 7:
Tỉ lệ trích cho Khoản Dự phòng trong dự toán ngân sách Việt Nam:
A. Từ 2% đến 5% tổng số thu ngân sách
B. Từ 5% đến 7% tổng số chi ngân sách
C. Từ 2% đến 5% tổng số chi ngân sách
D. Từ 5% đến 7% tổng số thu ngân sách
-
Câu 8:
Ở Việt Nam, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh là chứng khoán nợ…
A. của chính quyền cấp tỉnh phát hành và được Chính phủ bảo lãnh.
B. của Ngân hàng Nhà nước phát hành và được Chính phủ bảo lãnh.
C. được phát hành bởi doanh nghiệp đầu tư theo chỉ định của Thủ tướng và được Chính phủ bảo lãnh.
D. của ngân hàng thương mại phát hành và được Chính phủ bảo lãnh.
-
Câu 9:
Theo Luật Ngân sách nhà nước Việt Nam, Quỹ Dự trữ tài chính…
A. được sử dụng cho các nhiệm vụ cấp bách phát sinh ngoài dự toán như phòng chống và khắc phục hậu quả của thiên tai,…
B. được sử dụng nhằm bù đắp thiếu hụt ngân sách tạm thời.
C. được sử dụng để trả phần gốc các khoản nợ được Chính phủ bảo lãnh.
D. tất cả đều đúng.
-
Câu 10:
Chính phủ nước Cộng hòa Y dự tính phát hành một loại trái phiếu kho bạc ba năm có giá trị đáo hạn 100.000 đơn vị tiền (đvt) và lãi suất cam kết là 9,0% một năm và chi lợi tức hàng năm. Nếu lãi suất tín dụng trung hạn trên thị trường đang là 10% một năm thì giá phát hành của trái phiếu sẽ là:
A. 97.513 đvt
B. 77.218 đvt
C. 75.131 đvt
D. 73.000 đvt
-
Câu 11:
Nỗ lực can thiệp vào nền kinh tế của chính phủ có thể bị thất bại bởi:
A. Không hiểu rõ các quy luật kinh tế; thiếu ý chí thống nhất
B. Thiếu thông tin; bị ràng buộc về thể chế; không lường hết phản ứng của tư nhân
C. Thiếu chiến lược; không đủ bản lĩnh chính trị
D. Bộ máy chính phủ yếu kém và nhiều tham nhũng
-
Câu 12:
Các khoản thuế sau đây thuộc Ngân sách trung ương 100%:
A. Thuế tiêu thụ đặc biệt hàng xuất khẩu, thuế giá trị gia tăng hàng nhập khẩu, thuế xuất nhập khẩu và thuế thu nhập doanh nghiệp của đơn vị hạch toán toàn ngành.
B. Thuế tiêu thụ đặc biệt hàng nhập khẩu, thuế giá trị gia tăng hàng xuất khẩu, thuế xuất nhập khẩu và thuế thu nhập doanh nghiệp của đơn vị hạch toán toàn ngành.
C. Thuế tiêu thụ đặc biệt hàng nhập khẩu, thuế giá trị gia tăng hàng nhập khẩu, thuế xuất nhập khẩu và thuế thu nhập doanh nghiệp của đơn vị hạch toán toàn ngành.
D. Thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế giá trị gia tăng hàng xuất nhập khẩu, thuế xuất nhập khẩu và thuế thu nhập doanh nghiệp của đơn vị hạch toán toàn ngành.
-
Câu 13:
Các khoản thu phân chia giữa Ngân sách Trung ương và Ngân sách địa phương:
A. Thuế thu nhập cá nhân, thuế tiêu thụ đặc biệt nội địa, thuế giá trị gia tăng nội địa và thuế môn bài.
B. Thuế thu nhập doanh nghiệp không của đơn vị hạch toán toàn ngành, thuế tiêu thụ đặc biệt nội địa, thuế giá trị gia tăng nội địa và thuế thu nhập cá nhân.
C. Thuế sử dụng đất nông nghiệp, thuế tiêu thụ đặc biệt nội địa, thuế giá trị gia tăng nội địa và thuế môn bài.
D. Thuế thu nhập cá nhân, thuế tiêu thụ đặc biệt nội địa, thuế giá trị gia tăng nội địa và thuế nhà, đất.
-
Câu 14:
Theo quan điểm tài chính công, xã hội gồm các chủ thể sau:
A. (bộ máy) Nhà nước, doanh nghiệp nhà nước và các tổ chức phi chính phủ (NGO).
B. (bộ máy) Nhà nước, tổ chức phi chính phủ (NGO) và khu vực tư.
C. (bộ máy) Nhà nước, doanh nghiệp và hộ gia đình.
D. (bộ máy) Nhà nước, doanh nghiệp và dân chúng.
-
Câu 15:
Năm 200…, tổng chi ngân sách trung ương là 300.000 tỉ đ, tổng thu ngân sách trung ương là 250.000 tỉ đ và vay bù đắp bội chi là 60.000 tỉ đ. Kết dư ngân sách trung ương là:
A. 110.000 tỉ đ
B. 50.000 tỉ đ
C. 10.000 tỉ đ
D. – 50.000 tỉ đ
-
Câu 16:
Hiện nay, dự toán ngân sách nhà nước Việt Nam được lập…
A. hàng năm
B. hai năm một lần
C. ba năm một lần
D. hàng năm và dùng cho ba năm
-
Câu 17:
Những cơ quan nào sau đây liên quan đến soạn lập ngân sách nhà nước:
A. Bộ Tài chính, Văn phòng trung ương Đảng CSVN và Quốc hội
B. Bộ Tài chính, Chính phủ và Quốc hội
C. Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch đầu tư và Ngân hàng nhà nước
D. Bộ Tài chính và Quốc hội
-
Câu 18:
Ngân sách nhà nước thâm hụt là do:
A. chính phủ vay nợ quá nhiều để đầu tư cho các chương trình mục tiêu quốc gia
B. chính phủ bảo lãnh nợ quá nhiều cho các doanh nghiệp nhà nước
C. chính phủ không nhận được viện trợ từ chính phủ các nước khác
D. các lý do không rõ rệt
-
Câu 19:
“Cơ chế” (mechanism) được hiểu là:
A. Cơ sở + chế độ chi tiêu
B. Sự tương tác mang tính hệ thống giữa các bộ phận hợp thành một chỉnh thể
C. Luật lệ + Người tham gia (Rules + Players)
D. Luật lệ + Định mức chi tiêu
-
Câu 20:
“Thể chế” (institution) được hiểu là:
A. Cơ sở + chế độ chi tiêu
B. Sự tương tác mang tính hệ thống giữa các bộ phận hợp thành một chỉnh thể
C. Quy tắc ứng xử + Người tham gia (Rules + Players)
D. Luật lệ + Định mức chi tiêu
-
Câu 21:
Khái niệm ngân sách theo đầu ra (Output-Based Budget) được hiểu là:
A. Ngân sách được soạn lập để mua hàng hóa, dịch vụ trong bộ máy nhà nước.
B. Ngân sách được soạn lập để mua hàng của khu vực tư.
C. Ngân sách được soạn lập nhằm đạt kết quả đã hoạch định trong ngắn hạn.
D. Ngân sách được soạn lập nhằm đạt kết quả đã hoạch định trong trung hạn.
-
Câu 22:
Ở Việt Nam, trái phiếu chính quyền địa phương (cấp tỉnh) là chứng khoán nợ của....
A. chính quyền cấp tỉnh bán cho chính phủ.
B. doanh nghiệp bán cho ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
C. chính phủ phát hành cho chính quyền cấp tỉnh.
D. ủy ban nhân dân cấp tỉnh phát hành ra công chúng.
-
Câu 23:
Thuật ngữ “free-rider” được dùng để chỉ:
A. những cá nhân nộp thuế ít hơn mức thụ hưởng hàng hóa công.
B. những cá nhân nộp lệ phí và phí ít hơn mức thụ hưởng hàng hóa công.
C. những cá nhân vô tình hoặc cố ý không thanh toán cho hàng hóa công đã thụ hưởng.
D. những cá nhân sống nhờ trợ cấp của chính phủ.
-
Câu 24:
Chính phủ…
A. nên can thiệp vào đời sống kinh tế-xã hội bất kể thị trường tư nhân thế nào.
B. chỉ nên can thiệp vào những lĩnh vực không có thị trường công.
C. chỉ nên can thiệp vào những lĩnh vực mà thị trường tư vận hành kém hiệu quả.
D. chỉ nên giữ trật tư xã hội và quốc phòng.
-
Câu 25:
Nợ công xuất hiện khi…
A. chính phủ gia tăng chi tiêu cho nhiều chương trình trọng điểm.
B. chính phủ bội thu ngân sách.
C. chính quyền cấp huyện tăng chi cho cơ sở hạ tầng trong khi thu không đủ.
D. ngân sách trung ương bội chi.