460 câu trắc nghiệm Tài chính công
tracnghiem.net tổng hợp và chia sẻ đến các bạn 460 câu hỏi trắc nghiệm Tài chính công có đáp án, bao gồm kiến thức về ngân sách nhà nước; dự trữ quốc gia; các quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách... Hi vọng sẽ trở thành nguồn tài liệu bổ ích giúp các bạn học tập và nghiên cứu một cách tốt nhất. Để ôn tập hiệu quả các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời các câu hỏi và xem lại đáp án và lời giải chi tiết. Sau đó các bạn hãy chọn mục "Thi thử" để hệ thống lại kiến thức đã ôn. Chúc các bạn thành công với bộ đề "Cực Hot" này nhé.
Chọn hình thức trắc nghiệm (25 câu/30 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Nguồn vốn nhàn rỗi của Quỹ BHXH:
A. Được phép sử dụng để mua tín phiếu của Chính phủ
B. Không được phép sử dụng để đầu tư
C. Được phép sử dụng để mua cổ phiếu
D. Được phép cho mọi chủ thể trong nền kinh tế vay.
-
Câu 2:
Vốn để cho vay đầu tư của nhà nước:
A. Một phần là vốn của NSNN được cân đối để cho vay đầu tư
B. Không được lấy từ NSNN
C. Hoàn toàn có được là do Chính phủ phát hành trái phiếu
D. Hoàn toàn có được là do Chính phủ vay của nước ngoài
-
Câu 3:
Trong hoạt động TDNN, bên đi vay:
A. Không phải trả nợ vay
B. Chỉ phải trả một phần nợ vay
C. Phải đáp ứng những điều kiện do nhà nước quy định
D. Vay được khối lượng vốn lớn
-
Câu 4:
Nhà nước huy động vốn chủ yếu nhằm:
A. Tăng chi trả lương cho cán bộ, công chức
B. Tăng chi đầu tư phát triển
C. Tăng chi thực hiện nghiệp vụ
D. Tăng chi viện trợ quốc tế
-
Câu 5:
Chủ thể cung cấp ODA chủ yếu là các nước có:
A. Thu nhập bình quân đầu người cao
B. Nhiều tài nguyên thiên nhiên
C. Kim ngạch xuất khẩu lớn
D. Thu hút được nhiều vốn FDI
-
Câu 6:
Chủ thể nào sau đây không cung cấp vốn ODA?
A. Tổ chức quốc tế
B. Công ty chứng khoán
C. Tổ chức phi chính phủ
D. Chính phủ các nước
-
Câu 7:
Chi sửa chữa lớn tài sản cố định của một trường đại học công lập được xếp vào:
A. Chi đầu tư phát triển
B. Chi thực hiện nghiệp vụ
C. Chi thường xuyên
D. Chi hoạt động sản xuất, cung ứng dịch vụ
-
Câu 8:
So với hoạt động đầu tư của tư nhân, hoạt động đầu tư của nhà nước:
A. Hoàn toàn giống nhau
B. Hoàn toàn khác nhau
C. Có một số điểm giống nhau, nhưng khác nhau là chủ yếu
D. Không so sánh được
-
Câu 9:
So với tài chính công, NSNN xuất hiện:
A. Đồng thời
B. Muộn hơn
C. Sớm hơn
D. Không xác định chính xác
-
Câu 10:
Hình thức của NSNN:
A. Tổng số vay nợ của nhà nước
B. Tổng số thuế thu được của nhà nước
C. Tổng số chi để đảm bảo cho bộ máy nhà nước tồn tại và hoạt động
D. Bảng dự toán thu chi bằng tiền của Nhà nước cho một khoảng thời gian nhất định nào đó, thường là một năm
-
Câu 11:
So với ngân sách nhà nước, thuế xuất hiện:
A. Đồng thời
B. Muộn hơn
C. Sớm hơn
D. Không xác định chính xác
-
Câu 12:
Các quỹ tài chính công ngoài NSNN:
A. Không là quỹ tiền tệ của nhà nước
B. Là quỹ tiền tệ của nhà nước
C. Được tạo lập và sử dụng trong cân đối của NSNN
D. Không có mối liên hệ với NSNN
-
Câu 13:
Tất cả các khoản thu vào NSNN của Việt Nam đều phải được hạch toán dưới dạng:
A. Hàng hoá
B. Ngoại tệ
C. Đồng Việt Nam
D. Kết hợp giữa hàng hoá và tiền tệ
-
Câu 14:
Nhận định nào sau đây là chính xác?
A. Năm ngân sách ở tất cả các nước trên thế giới đều có thời điểm bắt đầu và kết thúc giống nhau
B. Năm ngân sách của các nước trên thế giới có độ dài không bằng nhau
C. Năm ngân sách ở các nước trên thế giới có thể có thời điểm bắt đầu và kết thúc không giống nhau, nhưng đều có độ dài bằng nhau
D. Năm ngân sách ở Việt Nam có thời điểm bắt đầu và kết thúc trùng với năm âm lịch
-
Câu 15:
Nhân định nào sau đây là chính xác?
A. Mọi loại thâm hụt ngân sách đều nguy hiểm và tồi tệ
B. Mọi loại thâm hụt ngân sách đều tốt
C. Có loại thâm hụt ngân sách có tác động tốt đối với nền kinh tế trong những điều kiện nhất định
D. Cần phải loại trừ hoàn toàn các loại thâm hụt ngân sách
-
Câu 16:
Nhận định nào sau đây là chính xác?
A. Tín dụng nhà nước chỉ tồn tại ở các nước đang phát triển
B. Tín dụng nhà nước chỉ tồn tại ở các nước phát triển
C. Tín dụng nhà nước tồn tại ở tất cả các nước
-
Câu 17:
Trong nền kinh tế thị trường, TDNN có xu hướng:
A. Ngày càng phát triển
B. Ngày càng giảm
C. Sẽ không còn
-
Câu 18:
Nhận định nào sau đây là chính xác?
A. Nhà nước phải đảm bảo 100% kinh phí để duy trì sự tồn tại và hoạt động của các đơn vị sự nghiệp nhà nước
B. Nhà nước đảm bảo kinh phí để duy trì sự tồn tại và hoạt động của các đơn vị sự nghiệp nhà nước
C. Nhà nước không cấp kinh phí cho các đơn vị sự nghiệp nhà nước
D. Các đơn vị sự nghiệp nhà nước tự huy động nguồn lực tài chính để tồn tại và hoạt động
-
Câu 19:
Nhận định nào sau đây là chính xác?
A. Đơn vị sự nghiệp nhà nước thực hiện quyền hành pháp
B. Uỷ ban nhân dân các cấp thực hiện quyền hành pháp
C. Toà án các cấp thực hiện quyền lập pháp
D. Quân đội thực hiện quyền tư pháp
-
Câu 20:
Nhận định nào sau đây là chính xác?
A. Ngân hàng Phát triển có thể phát hành trái phiếu để huy động vốn
B. Ngân hàng Phát triển chỉ được phép phát hành trái phiếu để huy động vốn
C. Ngân hàng Phát triển được phép phát hành cổ phiếu để huy động vốn
D. Ngân hàng Phát triển được phép in tiền để cho vay đầu tư
-
Câu 21:
Hoạt động của quỹ tài chính công ngoài NSNN:
A. Có tính ổn định, thường xuyên
B. Không có tính ổn định, thường xuyên
C. Hoàn toàn giống hoạt động của NSNN
D. Hoàn toàn khác hoạt động của NSNN
-
Câu 22:
Năm ngân sách của Việt Nam:
A. Có độ dài bằng với năm dương lịch
B. Có độ dài lớn hơn một năm dương lịch
C. Có độ dài bằng với năm âm lịch
D. Trùng với năm âm lịch
-
Câu 23:
Nhận định nào sau đây là không chính xác?
A. Thuế là một khoản thu của NSNN mang tính bắt buộc
B. Thuế là một khoản thu của NSNN mang tính không hoàn trả trực tiếp
C. Thuế là một công cụ để nhà nước điều tiết nền kinh tế
D. Thuế là một khoản thu của NSNN mang tính tự nguyện
-
Câu 24:
So với thuế, phí:
A. Có tính pháp lý cao hơn
B. Có tính pháp lý thấp hơn
C. Có diện tác động rộng hơn
D. Không có tính bồi hoàn trực tiếp
-
Câu 25:
So với thuế, lệ phí:
A. Có diện tác động rộng hơn
B. Có tính bồi hoàn trực tiếp
C. Có tính pháp lý cao hơn
D. Có tính tự nguyện cao