460 câu trắc nghiệm Tài chính công
tracnghiem.net tổng hợp và chia sẻ đến các bạn 460 câu hỏi trắc nghiệm Tài chính công có đáp án, bao gồm kiến thức về ngân sách nhà nước; dự trữ quốc gia; các quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách... Hi vọng sẽ trở thành nguồn tài liệu bổ ích giúp các bạn học tập và nghiên cứu một cách tốt nhất. Để ôn tập hiệu quả các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời các câu hỏi và xem lại đáp án và lời giải chi tiết. Sau đó các bạn hãy chọn mục "Thi thử" để hệ thống lại kiến thức đã ôn. Chúc các bạn thành công với bộ đề "Cực Hot" này nhé.
Chọn hình thức trắc nghiệm (25 câu/30 phút)
-
Câu 1:
Khoản chi mua sắm tài sản cố định của một đơn vị sự nghiệp nhà nước được xếp vào:
A. Chi thực hiện nghiệp vụ
B. Chi thường xuyên
C. Chi đầu tư phát triển
D. Chi hoạt động sản xuất, cung ứng dịch vụ
-
Câu 2:
Đặc điểm của hình thức cho vay đầu tư là Nhà nước:
A. Dùng uy tín để bảo lãnh cho các chủ đầu tư vay vốn
B. Không cần có vốn nhưng vẫn đảm bảo cho các chủ đầu tư vay được vốn
C. Cần có nhiều vốn để cho các chủ đầu tư vay
D. Hỗ trợ một phần nghĩa vụ trả nợ nhằm giảm lãi suất thực tế phải trả của chủ đầu tư
-
Câu 3:
So với việc huy động vốn thông qua phát hành trái phiếu Chính phủ trên thị trường vốn quốc tế, vay ODA có ưu điểm đó là:
A. Lãi suất thấp
B. Thời hạn vay ngắn
C. Không phải chấp nhận bất kỳ điều kiện ràng buộc nào
D. Có thể phải chấp nhận những điều kiện ràng buộc do các nhà tài trợ đưa ra
-
Câu 4:
Nguồn vốn nhàn rỗi của quỹ bảo hiểm xã hội:
A. Được nộp vào ngân sách nhà nước
B. Được phép sử dụng để đầu tư
C. Không được phép sử dụng để đầu tư
D. Được trả cho người lao động khi người lao động gặp rủi ro
-
Câu 5:
Tổ chức hệ thống ngân sách nhà nước của Việt Nam hiện nay:
A. Một mô hình hoàn chỉnh đã có trong lịch sử
B. Mang tính chất của hai mô hình
C. Một mô hình hoàn toàn mới, chưa có trong lịch sử
D. Không xác định được
-
Câu 6:
Thâm hụt chủ động là do:
A. Lạm phát tăng cao
B. Nhà nước muốn mở rộng giới hạn ngân sách
C. Nền kinh tế suy thoái
D. Mở cửa hội nhập quốc tế
-
Câu 7:
Năm ngân sách nhà nước Việt Nam tính theo năm dương và kéo dài:
A. từ ngày 01 tháng 10 năm nay đến ngày 30 tháng 09 năm sau.
B. từ ngày 01 tháng 07 năm nay đến ngày 30 tháng 06 năm sau.
C. từ ngày 01 tháng 04 năm nay đến ngày 31 tháng 03 năm sau.
D. từ ngày 01 tháng 01 đến ngày 31 tháng 12 hàng năm.
-
Câu 8:
Nhận định nào sau đây là chính xác?
A. Nhà nước phải đảm bảo 100% kinh phí để duy trì sự tồn tại và hoạt động của các đơn vị sự nghiệp nhà nước
B. Nhà nước đảm bảo kinh phí để duy trì sự tồn tại và hoạt động của các đơn vị sự nghiệp nhà nước
C. Nhà nước không cấp kinh phí cho các đơn vị sự nghiệp nhà nước
D. Các đơn vị sự nghiệp nhà nước tự huy động nguồn lực tài chính để tồn tại và hoạt động
-
Câu 9:
Tài chính Nhà nước và Tài chính công là 2 cách phân loại khác nhau về tài chính:
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 10:
Ngân sách nhà nước ta hiện nay giồm có ngân sách trung ương và ngân sách địa phương:
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 11:
Tín phiếu kho bạc là loại trái phiếu chính phủ có kỳ hạn nào dưới đây?
A. Từ 1 đến 3 năm
B. Trên 1 năm
C. Dưới 1 năm
D. Từ 5 năm trở lên
-
Câu 12:
Doanh thu, thu nhập, lợi nhuận của doanh nghiệp đều là những nguồn thu trực tiếp của NSNN:
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 13:
Trái phiếu Kho bạc Nhà nước do:
A. Kho bạc Nhà nước phát hành
B. Bộ tài chính phát hành
C. Tổ chức kinh tế – Tài chính Nhà nước phát hành
D. Chính phủ phát hành
-
Câu 14:
Để thu hẹp khoảng cách về thu nhập trong xã hội, qua việc sử dụng công cụ thuế, Nhà nước sẽ:
A. Tăng thuế đối với hàng hóa thiết yếu
B. Tăng thuế đối với hàng hóa xa xỉ
C. Giảm thuế đối với hàng hóa xa xỉ
D. Giảm thuế đối với mọi mặt hàng
-
Câu 15:
Nhận định nào sau đây là chính xác?
A. Cơ chế quản lí quỹ tài chính công ngoài NSNN “cứng nhắc” hơn so với cơ chế quản lí NSNN
B. Cơ chế quản lí quỹ tài chính công ngoài NSNN “linh hoạt” hơn so với cơ chế quản lí NSNN
C. Cơ chế quản lí quỹ tài chính công ngoài NSNN giống cơ chế quản lí NSNN
D. Cơ chế quản lí quỹ tài chính công ngoài NSNN không có mối quan hệ với cơ chế quản lí NSNN
-
Câu 16:
Nội dung nào sau đây là tính chất của thu Ngân sách nhà nước?
A. Tự nguyện
B. Vừa tự nguyện, vừa bắt buộc
C. Bắt buộc
D. Không tự nguyện và không bắt buộc
-
Câu 17:
Lựa chọn câu hỏi đúng, giải thích vì sao? Điều kiện biên về tính hiệu quả cho rằng:
A. Mức sản xuất hiệu quả nhất về một loại hàng hoá sẽ đạt được khi MB < MC
B. Nếu MB > MC thì đơn vị hàng hoá đó nên gia tăng sản xuất thêm
C. Mức sản xuất hiệu quả nhất về 1 loại hàng hoá sẽ đạt được khi MB – MC = 0
D. B và C đều đúng
-
Câu 18:
Hình thức thu chủ yếu của NSNN ta hiện nay là:
A. Thuế
B. Phí
C. Lệ phí
D. Tiền phạt
-
Câu 19:
Nhận định nào sau đây là chính xác?
Đơn vị sự nghiệp nhà nước tự đảm bảo một phần kinh phí hoạt động thường xuyên:
A. Được nhà nước cấp toàn bộ kinh phí hoạt động thường xuyên
B. Được nhà nước cấp một phần kinh phí hoạt động thường xuyên
C. Không được nhà nước cấp kinh phí hoạt động thường xuyên
D. Chỉ được nhà nước cấp kinh phí xây dựng cơ bản
-
Câu 20:
Giải pháp chính hiện nay Chính phủ Việt Nam áp dụng để bù đắp thâm hụt ngân sách là:
A. Phát hành tiền
B. Cắt giảm chi đầu tư
C. Cắt giảm chi thường xuyên
D. Vay nợ
-
Câu 21:
Các đơn vị sự nghiệp nhà nước hiện nay không được phép:
A. Vay vốn của các tổ chức tín dụng
B. Phát hành cổ phiếu
C. Tiếp nhận viện trợ từ nước ngoài
D. Tiếp nhận viện trợ từ các tổ chức từ thiện
-
Câu 22:
Thuế suất lũy tiến từng phần đảm bảo nguyên tắc đánh thuế nào sau đây:
A. Nguyên tắc ổn định
B. Nguyên tắc công bằng
C. Nguyên tắc hiệu quả
D. Rõ ràng, minh bạch
-
Câu 23:
Bảo hiểm xã hội ở Việt Nam hiện nay:
A. Là một phương thức kinh doanh
B. Là một chính sách trong hệ thống an sinh xã hội của quốc gia
C. Do các tổ chức tư nhân thực hiện
D. Chủ yếu áp dụng theo hình thức tự nguyện
-
Câu 24:
Khái niệm “khu vực” trong cụm từ “khu vực công” được hiểu là:
A. ranh giới địa lý.
B. chủ thể thực hiện các hoạt động.
C. phạm vi và mục đích của các hoạt động.
D. tổ chức thực hiện các hoạt động.
-
Câu 25:
Thu nhập của NSNN là:
A. Tổng số thu từ thuế
B. Tổng số thu từ thuế, phí, lệ phí
C. Tổng số nợ vay
D. Tổng số thu ngân sách