460 câu trắc nghiệm Tài chính công
tracnghiem.net tổng hợp và chia sẻ đến các bạn 460 câu hỏi trắc nghiệm Tài chính công có đáp án, bao gồm kiến thức về ngân sách nhà nước; dự trữ quốc gia; các quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách... Hi vọng sẽ trở thành nguồn tài liệu bổ ích giúp các bạn học tập và nghiên cứu một cách tốt nhất. Để ôn tập hiệu quả các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời các câu hỏi và xem lại đáp án và lời giải chi tiết. Sau đó các bạn hãy chọn mục "Thi thử" để hệ thống lại kiến thức đã ôn. Chúc các bạn thành công với bộ đề "Cực Hot" này nhé.
Chọn hình thức trắc nghiệm (25 câu/30 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Khái niệm “ngân sách đầu vào” (input budget) được hiểu là:
A. ngân sách chỉ quan tâm đến chi cho những yếu tố đầu vào
B. ngân sách được soạn lập để mua hàng hóa, dịch vụ
C. ngân sách hướng đến chi nhiều hơn đến đạt mục tiêu
D. ngân sách được soạn lập nhằm tiết kiệm tối đa các yếu tố đầu vào
-
Câu 2:
Phát biểu nào hợp lý hơn:
A. Mọi công dân đều muốn trở thành free-rider
B. Một số công dân vô tình trở thành free-rider
C. Không công dân nào muốn trở thành free-rider
D. Không hề tồn tại free-rider trong nền kinh tế
-
Câu 3:
Các khoản thu ngân sách địa phương hưởng 100%:
A. thuế nhà đất, thuế chuyển quyền sử dụng đất, thuế môn bài và thuế sử dụng đất nông nghiệp.
B. thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế nhà đất, thuế chuyển quyền sử dụng đất và thuế sử dụng đất nông nghiệp.
C. thuế sử dụng đất nông nghiệp, thuế tiêu thụ đặc biệt nội địa, thuế giá trị gia tăng nội địa và thuế môn bài.
D. thuế thu nhập cá nhân, thuế tiêu thụ đặc biệt nội địa, thuế giá trị gia tăng nội địa và thuế nhà, đất.
-
Câu 4:
Trong lĩnh vực tài chính công, đầu ra (output) được hiểu là:
A. những hàng hóa, dịch vụ được tạo ra từ một chương trình chi tiêu công.
B. tác động (impact) của một chương trình chi tiêu công đến đời sống kinh tế-xã hội.
C. lợi nhuận do chương trình chi tiêu công mang lại.
D. những tiến bộ trong kiểm soát chi tiêu công.
-
Câu 5:
Chính phủ phát hành trái phiếu dài hạn để lấy tiền mua nhà rồi bán lại thấp dưới giá mua cho người có thu nhập thấp là một hành động thuộc:
A. Chính sách tài khóa
B. Chính sách tiền tệ
C. Chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ
D. Chính sách nợ công
-
Câu 6:
Ở Việt Nam, tỷ lệ phân chia cho ngân sách địa phương từ các khoản thu phân chia giữa ngân sách trung ương và ngân sách địa phương được quy định…
A. thống nhất cả nước
B. cho từng vùng
C. cho từng địa phương trong dài hạn
D. cho từng địa phương trong mỗi thời kỳ ổn định ngân sách
-
Câu 7:
Hãy chỉ ra những trường hợp chính phủ và tư nhân có thể phối hợp cung cấp:
A. Phòng cháy chữa cháy
B. Đèn giao thông
C. Đường cao tốc
D. Cho trẻ sơ sinh uống vitamine A
-
Câu 8:
Hệ thống ngân sách nhà nước Việt Nam gồm:
A. Ngân sách Trung ương, ngân sách xã và ngân sách quận.
B. Ngân sách tỉnh, ngân sách thành phố thuộc tỉnh và ngân sách phường.
C. Ngân sách trung ương, ngân sách tỉnh và ngân sách xã.
D. Ngân sách cấp xã, ngân sách cấp huyện, ngân sách trung ương và ngân sách cấp tỉnh.
-
Câu 9:
Phát biểu nào hợp lý?
A. Vẫn tồn tại “free-rider” cho dù bộ máy chính phủ kiểm soát hoàn hảo.
B. Không thể xuất hiện “free-rider” nếu toàn dân ý thức tốt về trách nhiệm của mình.
C. Có thể loại bỏ “free-rider”
D. Không thể xuất hiện “free-rider” nếu bộ máy chính phủ kiểm soát hoàn hảo.
-
Câu 10:
Những cấp chính quyền nào được vay nợ?
A. Chính phủ, chính quyền cấp tỉnh và chính quyền cấp huyện
B. Chính quyền cấp tỉnh, chính quyền cấp huyện và chính quyền cấp xã
C. Chính phủ và chính quyền cấp tỉnh
D. Chính phủ, duy nhất
-
Câu 11:
Chính phủ thu phí người sử dụng (user fee) đối với một số dịch vụ công nhằm:
A. Hạn chế người sử dụng
B. Bù đắp một phần chi phí cung cấp
C. Nâng cao trách nhiệm của người cung cấp
D. Tất cả đều đúng.
-
Câu 12:
Tại Việt Nam, Quỹ dự trữ tài chính có thể được sử dụng nhằm:
A. hỗ trợ một phần kinh phí đột xuất cho ngân sách cấp dưới để chi thường xuyên.
B. thực hiện giải pháp khẩn cấp phòng chống và khắc phục thiên tai, hỏa hoạn.
C. trả nợ gốc.
D. tạo lập cân đối ngân sách nhà nước trung ương và địa phương.
-
Câu 13:
Trong khu vực công, nên thực hiện cơ chế tự chủ tài chính đối với:
A. đơn vị sự nghiệp dân lập
B. đơn vị sự nghiệp công lập
C. cơ quan hành chính nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập
D. cơ quan hành chính nhà nước
-
Câu 14:
Chính phủ vay nợ trong nước…
A. không gây ra gánh nặng nợ cho công dân tương lai.
B. gây ra gánh nặng nợ cho công dân tương lai.
C. sẽ làm nghèo công dân tương lai.
D. sẽ làm nghèo công dân hiện tại.
-
Câu 15:
Bội chi ngân sách kéo dài có thể gây:
A. Nợ công gia tăng
B. Nợ công gia tăng; áp lực gia tăng lạm phát
C. Nợ công gia tăng; áp lực gia tăng lạm phát và chèn ép đầu tư của khu vực tư nhân
D. Nợ công gia tăng; áp lực gia tăng lạm phát và chèn ép đầu tư của khu vực công
-
Câu 16:
Đặc điểm của tài chính công:
A. Thuộc sở hữu Nhà nước; hoạt động vì mục tiêu lợi nhuận, tạo ra chính sách công, mọi công dân có nhu cầu đều có thể tiếp cận.
B. Thuộc sở hữu Nhà nước; hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận, tạo ra hàng hóa công, mọi công dân có nhu cầu đều có thể tiếp cận.
C. Không thuộc sở hữu Nhà nước; hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận, tạo ra chính sách công, mọi công dân có nhu cầu đều có thể tiếp cận.
D. Tài chính công chính là tài chính Nhà nước.
-
Câu 17:
Bội chi ngân sách nhà nước là tình trạng:
A. Chi ngân sách lớn hơn thu ngân sách
B. Chi ngân sách nhỏ hơn thu ngân sách
C. Chi ngân sách lớn hơn hoặc bằng thu ngân sách
D. Chi ngân sách bằng thu ngân sách
-
Câu 18:
Vấn đề “Người hưởng tự do không phải trả tiền” là hiện tượng trong hoạt động:
A. Tài chính đa quốc gia
B. Tài chính công
C. Tài chính công ty
D. Tài chính cá nhân
-
Câu 19:
Chi thường xuyên gồm:
A. Chi sự nghiệp; chi quản lý nhà nước; chi an ninh, quốc phòng và trật tự an toàn xã hội.
B. Chi sự nghiệp; chi sự nghiệp văn hóa xã hội; chi an ninh, quốc phòng và trật tự an toàn xã hội.
C. Chi sự nghiệp; chi sự nghiệp văn hóa xã hội; chi quản lý nhà nước; chi an ninh, quốc phòng và trật tự an toàn xã hội.
D. Chi sự nghiệp; dự trữ nhà nước; chi đầu tư phát triển thuộc các chương trình mục tiêu quốc gia, dự án nhà nước; chi quản lý nhà nước; chi an ninh, quốc phòng và trật tự an toàn xã hội.
-
Câu 20:
Phí là khoản thu:
A. Nhằm bù đắp một phần chi phí Nhà nước bỏ ra
B. Mang tính phổ biến và không có tính chất hoàn trả trực tiếp, nhằm bù đắp chi phí do đơn vị sự nghiệp cung cấp dịch vụ
C. Mang tính bắt buộc và có tính chất hoàn trả trực tiếp, nhằm bù đắp một phần chi phí hành chính khi nhà nước cung cấp dịch vụ
D. Mang tính phổ biến và có tính chất hoàn trả trực tiếp, nhằm bù đắp chi phí do đơn vị sự nghiệp cung cấp dịch vụ
-
Câu 21:
Trong thuế đánh vào hàng hóa dịch vụ, người chịu thuế là:
A. Người bán hàng trung gian
B. Người bán hàng cuối cùng
C. Người tiêu dùng cuối cùng
D. Không có đáp án đúng
-
Câu 22:
Vai trò quan trọng nhất của thuế tiêu thụ đặc biệt là:
A. Tăng thu ngân sách nhà nước
B. Hạn chế tiêu dùng các mặt hàng không khuyến khích
C. Kích thích sản xuất
D. A và C đúng
-
Câu 23:
Lệ phí:
A. Là khoản thu bắt buộc đối với các pháp nhân và thể nhân
B. Là khoản thu mang tính chất bù đắp một phần chi phí thường xuyên và bất thường
C. Là khoản thu không mang tính hoàn trả trực tiếp
D. Là khoản thu không bắt buộc đối với các pháp nhân và thể nhân
-
Câu 24:
Phí và lệ phí là khoản thu của NSNN nhằm:
A. Bù đắp được chi phí do đó tối đa hóa gánh nặng phải bù đắp từ thu thuế; tối thiểu hóa nguồn thu; và kiểm soát được nhu cầu sử dụng
B. Bù đắp được chi phí do đó tối thiểu hóa gánh nặng phải bù đắp từ thu thuế; tối đa hóa nguồn thu; và đảm bảo công bằng cho người nộp thuế
C. Bù đắp được chi phí do đó tối thiểu hóa gánh nặng phải bù đắp từ thuế; Tối đa hóa nguồn thu; và kiểm soát được nhu cầu sử dụng
D. Tất cả đều sai
-
Câu 25:
Nguyên nhân gây bội chi ngân sách có thể do:
A. Nền kinh tế suy thoái; ảnh hưởng bởi chiến tranh hoặc thiên tai.
B. Nhà nước không sắp xếp nhu cầu chi tiêu cho phù hợp.
C. Cơ cấu chi tiêu và đầu tư không hợp lý; không có biện pháp thích hợp để khai thác đủ nguồn lực và nuôi dưỡng nguồn thu cho hợp lý.
D. Tất cả các phương án trên đều đúng.