460 câu trắc nghiệm Tài chính công
tracnghiem.net tổng hợp và chia sẻ đến các bạn 460 câu hỏi trắc nghiệm Tài chính công có đáp án, bao gồm kiến thức về ngân sách nhà nước; dự trữ quốc gia; các quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách... Hi vọng sẽ trở thành nguồn tài liệu bổ ích giúp các bạn học tập và nghiên cứu một cách tốt nhất. Để ôn tập hiệu quả các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời các câu hỏi và xem lại đáp án và lời giải chi tiết. Sau đó các bạn hãy chọn mục "Thi thử" để hệ thống lại kiến thức đã ôn. Chúc các bạn thành công với bộ đề "Cực Hot" này nhé.
Chọn hình thức trắc nghiệm (25 câu/30 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Bộ phận nào sau đây không thuộc hệ thống tài chính công?
A. Tài chính doanh nghiệp
B. Tài chính của các đơn vị sự nghiệp công
C. Tài chính của các cơ quan nhà nước
D. Ngân sách nhà nước
-
Câu 2:
Nội dung nào sau đây là tính chất của thu Ngân sách nhà nước?
A. Tự nguyện
B. Vừa tự nguyện, vừa bắt buộc
C. Bắt buộc
D. Không tự nguyện và không bắt buộc
-
Câu 3:
Nội dung nào sau đây thể hiện tính xã hội của tài chính công?
A. Kết hợp giữa nghĩa vụ và quyền lợi
B. Kết hợp giữa cưỡng chế và tự nguyện
C. Kết hợp nhà nước và nhân dân cùng làm
D. Cả 3 phương án trên
-
Câu 4:
Nội dung nào dưới đây không phải là đặc điểm của thu ngân sách nhà nước?
A. Thu ngân sách nhà nước luôn chứa đựng mối quan hệ kinh tế, chính trị, lợi ích
B. Thu ngân sách nhà nước mang tính pháp chế và tính cưỡng chế cao
C. Thu ngân sách nhà nước chủ yếu mang tính chất tự nguyện
D. Thu ngân sách nhà nước phần lớn không được hoàn trả trực tiếp
-
Câu 5:
Trong các nội dung về tài chính công sau đây, nội dung nào đúng?
A. Tài chính công là tài chính của khu vực công và khu vực tư
B. Tài chính công bao gồm tài chính nhà nước, tài chính doanh nghiệp và tài chính dân cư
C. Tài chính công là sự tạo lập và sử dụng các quỹ tiền tệ của Nhà nước bằng việc sử dụng quyền lực hợp pháp của Nhà nước để phân phối của cải xã hội nhằm thực hiện các chức năng của Nhà nước
D. Tài chính công bao gồm tài chính nhà nước, tín dụng nhà nước và tín dụng ngân hàng
-
Câu 6:
Nội dung nào dưới đây không phải là vai trò của Tài chính công?
A. Tài chính công đảm bảo cho sự phát triển kinh tế - xã hội và điều chỉnh vĩ mô các quan hệ trong nền kinh tế
B. Tài chính công góp phần đa dạng hóa các dịch vụ công
C. Phân phối các nguồn lực tài chính theo luật định, tạo lập và sử dụng các quỹ tiền tệ tập trung theo mục tiêu Nhà nước
D. Tài chính công góp phần vào sự phát triển ổn định và công bằng xã hội
-
Câu 7:
Nội dung nào sau đây là một trong các cơ sở để tổ chức hệ thống ngân sách nhà nước Việt Nam?
A. Tổ chức hệ thống tài chính
B. Hệ thống chính trị
C. Hệ thống bộ máy Nhà nước Việt Nam
D. Hệ thống các tổ chức đoàn thể
-
Câu 8:
Trong các khái niệm hệ thống ngân sách nhà nước dưới đây khái niệm nào là đúng?
A. Hệ thống ngân sách nhà nước là hệ thống các cơ quan tài chính
B. Hệ thống ngân sách nhà nước là hệ thống các cơ quan thu
C. Hệ thống ngân sách nhà nước là tổng thể các cấp ngân sách có quan hệ mật thiết với nhau trong quá trình thực hiện nhiệm vụ thu, chi của ngân sách nhà nước mỗi cấp
D. Hệ thống ngân sách nhà nước gồm ngân sách nhà nước, tài chính doanh nghiệp, tài chính dân cư
-
Câu 9:
Nguyên nhân nào sau đây không gây nên bội chi ngân sách nhà nước?
A. Chi tiêu ngân sách lãng phí và kém hiệu quả
B. Chính sách và điều hành ngân sách nhà nước không hợp lý
C. Dự báo nguồn thu không chính xác
D. Cắt giảm đầu tư công
-
Câu 10:
Nguyên tắc nào dưới đây không phải là nguyên tắc quản lý chi đầu tư phát triển của ngân sách nhà nước?
A. Cấp phát, thanh toán trong phạm vi kế hoạch vốn đầu tư hàng năm đã được phân bố
B. Cấp phát vốn đầu tư đúng mục đích, đúng đối tượng
C. Cấp phát, thanh toán không phải theo khối lượng hoàn thành nhưng phải trong phạm vi dự toán đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt
D. Thực hiện đúng trình tự đầu tư xây dựng cơ bản của Nhà nước
-
Câu 11:
Nguyên tắc nào sau đây không phải là nguyên tắc phân cấp quản lý ngân sách nhà nước?
A. Phân cấp quản lý ngân sách nhà nước phải đảm bảo công khai, minh bạch
B. Phân cấp quản lý ngân sách nhà nước phải đảm bảo phân chia đồng đều ngân sách giữa các địa phương
C. Phân cấp quản lý ngân sách nhà nước phải đảm bảo vai trò chủ đạo của ngân sách trung ương và vị trí độc lập của ngân sách địa phương trong hệ thống ngân sách của nhà nước thống nhất
D. Phân cấp quản lý ngân sách phải tiến hành đồng bộ với phân cấp kinh tế - xã hội và tổ chức bộ máy hành chính
-
Câu 12:
Nội dung nào dưới đây không phải là nội dung phân cấp quản lý ngân sách nhà nước?
A. Phân cấp về thẩm quyền ban hành cơ chế chính sách
B. Phân cấp về thẩm quyền ban hành các luật thuế
C. Phân cấp về trách nhiệm trong quá trình thực hiện chu trình ngân sách nhà nước
D. Phân cấp về nguồn thu và nhiệm vụ chi
-
Câu 13:
Khoản kinh phí nào dưới đây được giao cho cơ quan nhà nước để thực hiện cơ chế tự chủ về tài chính?
A. Kinh phí đầu tư xây dựng cơ bản
B. Kinh phí thực hiện nhiệm vụ đột xuất được cấp trên giao
C. Kinh phí ngân sách nhà nước cấp để thực hiện chức năng, nhiệm vụ được Nhà nước giao, các khoản thu phí và lệ phí được để lại cho đơn vị theo qui định của pháp luật
D. Kinh phí thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia
-
Câu 14:
Phương pháp nào dưới đây không phải là phương pháp quản lý tài chính đối với đơn vị thụ hưởng ngân sách nhà nước?
A. Phương pháp quản lý theo định mức
B. Phương pháp quản lý theo kế hoạch
C. Phương pháp thu đủ, chi đủ
D. Phương pháp thu, chi chênh lệch
-
Câu 15:
Nhiệm vụ nào dưới đây kế toán trưởng cơ quan nhà nước thực hiện tự chủ không được làm?
A. Đề xuất phương án sử dụng tiết kiệm kinh phí được giao tự chủ
B. Quyết định một số định mức chi cao hơn quy định khi cần thiết
C. Tham mưu cho thủ trưởng cơ quan xây dựng qui chế chi tiêu nội bộ
D. Tổ chức điều hành hoạt động của bộ máy kế toán của cơ quan
-
Câu 16:
Tổ chức điều hành hoạt động của bộ máy kế toán của cơ quan
A. Lượng tiền trong lưu thông giảm
B. Lãi suất thị trường tăng
C. Lạm phát giảm
D. Lạm phát tăng
-
Câu 17:
Theo luật ngân sách nhà nước ban hành năm 2002, hệ thống ngân sách nhà nước ở nước ta có mấy cấp ngân sách?
A. Hai cấp: ngân sách Trung ương, ngân sách Địa phương
B. Ba cấp: ngân sách Trung ương, ngân sách cấp tỉnh, ngân sách cấp huyện
C. Một cấp: ngân sách Trung ương
D. Bốn cấp: ngân sách Trung ương, ngân sách cấp tỉnh, ngân sách cấp huyện, ngân sách cấp xã
-
Câu 18:
Khoản thu nào dưới đây được sử dụng để bù đắp thâm hụt ngân sách nhà nước:
A. Trái phiếu Chính phủ
B. Lệ phí
C. Thuế
D. Phí
-
Câu 19:
Cơ quan nào dưới đây có thẩm quyền phân cấp cụ thể nguồn thu và nhiệm vụ chi cho ngân sách các cấp ở địa phương?
A. Bộ Tài chính
B. Ủy ban nhân dân Tỉnh
C. Ủy ban thường vụ Quốc hội
D. Hội đồng nhân dân tỉnh
-
Câu 20:
Trong các khái niệm dưới đây về phân cấp quản lý ngân sách nhà nước, khái niệm nào đúng?
A. Phân cấp quản lý ngân sách nhà nước là quá trình nhà nước phân phối quỹ ngân sách nhà nước cho các cấp ngân sách ở trung ương và địa phương
B. Phân cấp quản lý ngân sách nhà nước là quá trình giao và quyết định dự toán cho các bộ ngành trung ương và địa phương
C. Phân cấp quản lý ngân sách nhà nước là quá trình Nhà nước giao nhiệm vụ thu chi ngân sách nhà nước hàng năm cho chính quyền địa phương các cấp
D. Phân cấp quản lý ngân sách nhà nước là quá trình phân giao nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm giữa trung ương và các cấp chính quyền địa phương trong hoạt động quản lý ngân sách nhà nước
-
Câu 21:
Nội dung nào dưới đây là chi thường xuyên của ngân sách nhà nước?
A. Chi mua hàng hóa, vật tư chiến lược dự trữ quốc gia
B. Chi thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia
C. Chi đầu tư xây dựng các công trình thuộc kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội
D. Chi cho an ninh quốc phòng
-
Câu 22:
Loại công cụ nợ nào sau đây, Chính phủ không sử dụng để huy động vốn?
A. Cổ phiếu
B. Tín phiếu
C. Trái phiếu
D. Công trái
-
Câu 23:
Nguyên tắc nào sau đây không phải là nguyên tắc hoạt động của quỹ đầu tư phát triển địa phương?
A. Tự chủ về thực hiện nhiệm vụ
B. Tự chủ về tài chính
C. Bảo toàn phát triển vốn
D. Tự bù đắp chi phí và chịu rủi ro
-
Câu 24:
Cơ quan nhà nước nào sau đây trực tiếp quản lý quỹ Bảo hiểm xã hội Việt Nam?
A. Tập đoàn tài chính - Bảo Việt
B. Bộ Lao động Thương binh và Xã hội
C. Bảo hiểm xã hội Việt Nam
D. Ngân hàng chính sách xã hội
-
Câu 25:
Dự trữ nhà nước được hình thành từ nguồn tài chính chủ yếu nào sau đây?
A. Ngân sách nhà nước
B. Viện trợ của các tổ chức quốc tế
C. Vay nợ trong và ngoài nước
D. Đóng góp của các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế