510 câu hỏi trắc nghiệm ôn thi vào ngân hàng BIDV
510 câu hỏi trắc nghiệm ôn thi vào ngân hàng BIDV do tracnghiem.net sưu tầm, kèm đáp án chi tiết sẽ giúp bạn ôn tập và luyện thi một cách dễ dàng. Để ôn tập hiệu quả các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời các câu hỏi và xem lại đáp án và lời giải chi tiết. Sau đó các bạn hãy chọn mục "Thi thử" để hệ thống lại kiến thức đã ôn. Chúc các bạn thành công với bộ đề "Cực Hot" này nhé!
Chọn hình thức trắc nghiệm (25 câu/45 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Theo quy định hiện hành, BIDV được xem xét, quyết định cấp bảo lãnh cho những đối tượng nào?
A. Phó Tổng Giám đốc BIDV
B. Khách hàng cá nhân là người không cư trú
C. Kế toán trưởng của BIDV
D. a, b và c đều sai
-
Câu 2:
Theo quy định hiện hành của BIDV, Chi nhánh áp dụng mức lãi suất đối với các khoản cho vay bắt buộc khi BIDV thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh ở mức nào?
A. Tối đa 150% lãi suất cho vay ngắn hạn thông thường được BIDV công bố tại thời điểm cho vay bắt buộc
B. Tối thiểu từ 110% đến tối đa không quá 150% lãi suất cho vay ngắn hạn thông thường được BIDV công bố tại thời điểm cho vay bắt buộc
C. Tối thiểu từ 120% đến tối đa không quá 150% lãi suất cho vay ngắn hạn thông thường được BIDV công bố tại thời điểm cho vay bắt buộc.
D. Tối thiểu từ 130% đến tối đa không quá 150% lãi suất cho vay ngắn hạn thông thường được BIDV công bố tại thời điểm cho vay bắt buộc.
-
Câu 3:
Theo quy định hiện hành của BIDV, Chi nhánh phải thực hiện đăng ký khoản thu hồi nợ bảo lãnh đối với người không cư trú trong thời hạn bao nhiêu ngày?
A. Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày chuyển tiền thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh
B. Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày chuyển tiền thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh
C. Trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày chuyển tiền thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh
D. Trong thời hạn 45 ngày làm việc kể từ ngày chuyển tiền thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh
-
Câu 4:
Theo quy định hiện hành của BIDV, Chi nhánh được xem xét quyết định cấp bảo lãnh trong trường những hợp nào?
A. Cấp bảo lãnh đối với Khách hàng tổ chức là người không cư trú
B. Cấp bảo lãnh thanh toán trái phiếu
C. Cấp bảo lãnh cấp bảo lãnh đối với các nghĩa vụ trả tiền thuê trong hoạt động cho thuê tài chính
D. a, b và c đều không được
-
Câu 5:
Theo Thông tư số 28/2012/TT-NHNN ngày 03/10/2012, khi nào nghĩa vụ bảo lãnh được chấm dứt?
A. Việc bảo lãnh được huỷ bỏ hoặc thay thế bằng biện pháp bảo đảm khác
B. Bên nhận bảo lãnh miễn thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh cho bên bảo lãnh
C. Bên bảo lãnh đã thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh theo cam kết bảo lãnh.
D. Cả a, b và c
-
Câu 6:
Theo quy định của BIDV, Chi nhánh được xem xét quyết định cấp bảo lãnh với thời hạn mở (không xác định được thời điểm hết hiệu lực và không quy định thời hạn bảo lãnh tối đa) đối với những trường hợp nào?
A. 100% Giá trị bảo lãnh được khách hàng bảo đảm bằng hình thức ký quỹ.
B. Khách hàng xếp hạn tín dụng từ BBB trở lên
C. 100% Giá trị bảo lãnh được bảo đảm bằng giấy tờ có giá, sổ tiết kiệm.
D. Cả a, b và c
-
Câu 7:
Theo quy định hiện hành của BIDV, Chi nhánh được thực hiện cấp bảo lãnh vay vốn theo những phương thức nào?
A. i nhánh được thực hiện cấp bảo lãnh vay vốn theo những phương thức nào? Cấp bảo lãnh theo món (từng lần)
B. Cấp bảo lãnh theo hạn mức tín dụng
C. Cấp bảo lãnh theo hạn mức tín dụng dự phòng
D. Cả a, b và c
-
Câu 8:
Chi nhánh được xem xét quyết định cấp bảo lãnh thanh toán theo hạn mức khi khách hàng đáp ứng những điều kiện nào?
A. Khách hàng có xếp hạng tín dụng nội bộ từ A trở lên
B. Khách hàng không có nợ quá hạn tại thời điểm cấp bảo lãnh, chưa từng phát sinh nợ cho vay bắt buộc tại BIDV
C. Khách hàng không có nợ xấu tại TCTD khác
D. Cả a, b và c
-
Câu 9:
Theo quy định hiện hành của BIDV, đối tượng khách hàng được BIDV bảo lãnh là ai?
A. Tổ chức là người cư trú
B. Cá nhân là người cư trú
C. Tổ chức là người không cư trú
D. Cả a, b và c
-
Câu 10:
BIDV được xem xét cấp bảo lãnh đối với những nghĩa vụ nào?
A. Nghĩa vụ thanh toán các khoản thuế, phí, các nghĩa vụ tài chính khác đối với Nhà nước
B. Nghĩa vụ thanh toán tiền mua vật tư, hàng hoá, máy móc, thiết bị và các khoản chi phí thực hiện dự án hoặc phương án đầu tư, sản xuất, kinh doanh, hoặc dịch vụ đời sống
C. Nghĩa vụ trả nợ gốc, lãi vay và các chi phí khác liên quan đến khoản vay
D. Cả a, b và c
-
Câu 11:
Quyền và nghĩa vụ của bên bảo lãnh là gì?
A. Chấp nhận hoặc từ chối đề nghị cấp bảo lãnh của khách hàng.
B. Khởi kiện theo quy định của pháp luật khi bên được bảo lãnh vi phạm nghĩa vụ đã cam kết
C. Thu phí bảo lãnh, điều chỉnh phí bảo lãnh
D. Cả a, b và c
-
Câu 12:
Quyền và nghĩa vụ của bên được bảo lãnh là gì?
A. Chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực, đầy đủ của các thông tin, tài liệu đã cung cấp
B. Chịu sự kiểm tra, kiểm soát, giám sát trách nhiệm, nghĩa vụ thực hiện bảo lãnh của bên bảo lãnh
C. Thực hiện đầy đủ và đúng hạn nghĩa vụ, trách nhiệm đã cam kết và các thoả thuận quy định tại hợp đồng cấp bảo lãnh
D. Cả a, b và c
-
Câu 13:
Quyền và nghĩa vụ của bên nhận bảo lãnh là gì?
A. Yêu cầu bên bảo lãnh thực hiện đúng nghĩa vụ, trách nhiệm theo cam kết bảo lãnh
B. Khởi kiện theo quy định của pháp luật khi bên bảo lãnh vi phạm nghĩa vụ đã cam kết
C. Kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ của cam kết bảo lãnh
D. Cả a, b và c
-
Câu 14:
Theo quy định về trình tự, thủ tục, thẩm quyền cấp tín dụng đối với khách hàng doanh nghiêp của BIDV, phó Giám đốc QLKH ký trên tờ trình đề xuất giải ngân của Bộ phận QLKH trong những trường hợp nào?
A. Giám đốc Chi nhánh yêu cầu PGĐ QLKH ký phê duyệt trên Đề xuất giải ngân
B. Trong trường hợp thiếu chứng từ giải ngân và/hoặc chưa đủ điều kiện giải ngân
C. Cả 2 trường hợp a và b nói trên
D. Phó Giám đốc QLKH luôn phải ký duyệt đề xuất trên tờ trình đề xuất giải ngân
-
Câu 15:
Theo quy định về trình tự, thủ tục, thẩm quyền cấp tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp của BIDV: khi cho vay/bảo lãnh có bảo đảm 100% bằng cầm cố sổ tiết kiệm, chứng từ có giá hoặc tiền gửi thì nội dung trong Báo cáo đề xuất tín dụng, có cấn thực hiện phân tích về khách hàng hay không?
A. Không cần phân tích tình hình chung của khách hàng
B. Không cần phân tích tình hình tài chính của khách hàng
C. Có thể phân tích, đánh giá ngắn gọn ở một số nội dung: Đánh giá chung về khách hàng, phân tích tình hình tài chính khách hàng
D. Cả a và b
-
Câu 16:
Theo quy định về trình tự, thủ tục, thẩm quyền cấp tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp của BIDV, báo cáo đề xuất tín dụng của các khoản tín dụng vượt thẩm quyền của Phòng Giao dịch sẽ được trình đối tượng nào?
A. Phòng QLKH
B. Phòng QLRR
C. PGĐ QLKH (hoặc Lãnh đạo chi nhánh phụ trách PGD được uỷ quyền phê duyệt đề xuất tín dụng)
D. Giám đốc Chi nhánh
-
Câu 17:
Theo quy định về trình tự, thủ tục, thẩm quyền cấp tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp của BIDV, đối với các khoản tín dụng phải qua thẩm định rủi ro, khi PGĐ QLKH từ chối thì Hồ sơ sẽ được chuyển/ trình cá nhân/ bộ phận nào?
A. Bộ phận QLRR để tiếp tục thực hiện đến khi cấp có thẩm quyền quyết định
B. Bộ phận QLKH/Lãnh đạo Phòng Tài trợ dự án/Lãnh đạo PGD để từ chối cấp tín dụng cho khách hàng
C. Trình PGĐ QLRR để xem xét tiếp
D. Trình Giám đốc Chi nhánh
-
Câu 18:
Theo quy định về trình tự, thủ tục, thẩm quyền cấp tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp của BIDV, việc điều chỉnh tín dụng bao gồm các nội dung nào?
A. Gia hạn nợ, điều chỉnh kỳ hạn nợ/Điều chỉnh thời gian hiệu lực của Thư bảo lãnh
B. Điều chỉnh điều kiện tín dụng; Điều chỉnh biện pháp bảo đảm/Tài sản bảo đảm
C. Điều chỉnh tăng Hạn mức tín dụng/Số tiền cho vay, bảo lãnh
D. Cả a, b và c
-
Câu 19:
Theo quy định về trình tự, thủ tục, thẩm quyền cấp tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp của BIDV, đối với trường hợp thu nợ gốc, lãi, phí thủ công, khi khách hàng đến trả nợ đúng hạn, bộ phận nào xử lý và xử lý như thế nào?
A. Đến hạn thu nợ gốc, lãi, phí Bộ phận QTTD lập Chỉ thị thu nợ gửi Bộ phận Dịch vụ khách hàng để thực hiện thu nợ
B. Đến hạn thu nợ gốc, lãi, phí Bộ phận Dịch vụ khách hàng thực hiện thu nợ và in chứng từ chuyển trả khách hàng cùng với sổ phụ
C. Đến hạn, Bộ phận QLKH lập Giấy đề nghị thu nợ chuyển cho Bộ phận QTTD kiểm tra, đối chiều và Bộ phận QTTD chuyển Giấy đề nghị thu nợ cho Bộ phận Dịch vụ khách hàng thực hiện thu nợ
D. Cả a, b và c đều sai
-
Câu 20:
Theo quy định về trình tự, thủ tục, thẩm quyền cấp tín dụng đối với khách hàng doanh nghiêp của BIDV, cán bộ QLKH có thể yêu cầu khách hàng trả nợ trước hạn trong trường hợp nào?
A. Khách hàng có nguồn tiền lớn về tài khoản
B. Phát hiện khách hàng vi phạm các cam kết trong hợp đồng tín dụng
C. Chi nhánh bị vượt giới hạn tín dụng
D. Cả a, b và c đều đúng
-
Câu 21:
Theo quy định về trình tự, thủ tục, thẩm quyền cấp tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp của BIDV, khi chi nhánh phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh, cho khách hàng vay bắt buộc để thanh toán cho người thụ hưởng thì bộ phận QLKH và QLRR thực hiện như thế nào?
A. Bộ phận QLKH lập Tờ trình đề xuất cho vay bắt buộc trình PGĐ QLKH phê duyệt đề xuất, sau đó chuyển sang Bộ phận QLRR để thẩm định rủi ro và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt cho vay bắt buộc
B. Bộ phận QLKH lập Tờ trình cho vay bắt buộc và Thông báo cho vay bắt buộc trình PGĐ QLKH/Giám đốc phê duyệt và ký cho vay bắt buộc
C. Bộ phận QLKH lập Tờ trình đề nghị cho vay bắt buộc chuyển Bộ phận QTTD Bộ phận QTTD rà soát và lập Đề xuất giải ngân cho vay bắt buộc trình PGĐ phụ trách tác nghiệp ký phê duyệt
D. Bộ phận QTTD lập Tờ trình đề nghị cho vay bắt buộc và lập Đề xuất giải ngân cho vay bắt buộc trình PGĐ phụ trách tác nghiệp ký phê duyệt.
-
Câu 22:
Theo quy định về trình tự, thủ tục, thẩm quyền cấp tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp của BIDV, đối với trường hợp khách hàng mở L/C bằng vốn tự có kí quĩ 100% trị giá L/C cùng loại tiền tệ với loại tiền tệ của L/C thì, bộ phận nào đầu mối tiếp nhận hồ sơ và xem xét mở L/C cho khách hàng?
A. Bộ phận TNTTTM là đầu mối tiếp nhận hồ sơ mở L/C và xem xét, thực hiện theo đúng quy định về thanh toán quốc tế
B. Bộ phận QLKH là đầu mối tiếp nhận hồ sơ mở L/C, sau đó chuyển cho Bộ phận TNTTTM xem xét, thực hiện theo đúng quy định về thanh toán quốc tế
C. Bộ phận QLKH hoặc Bộ phận TNTTTM đầu mối tiếp nhận hồ sơ mở L/C từ khách hàng. Bộ phận TNTTTM xem xét và thực hiện mở L/C theo đúng quy định về thanh toán quốc tế
D. Cả a, b và c đều sai
-
Câu 23:
Theo quy định về trình tự, thủ tục, thẩm quyền cấp tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp của BIDV, các sửa đổi nào đối với L/C mà việc phê duyệt sửa đổi phải được thực hiện như các bước phê duyệt mở L/C?
A. Sửa đổi liên quan đến tăng giá trị L/C
B. Thay đổi thời hạn hiệu lực của L/C, cảng nhận hàng, những thay đổi về mặt hàng, quy cách chất lượng hàng hoá và điều kiện đòi tiền ngân hàng phát hành L/C
C. Cả a và b đều đúng
D. Cả a và b đều sai
-
Câu 24:
Theo quy định về trình tự, thủ tục, thẩm quyền cấp tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp, thời gian thực hiện kiểm tra sử dụng vốn vay sau khi giải ngân như thế nào?
A. Định kỳ hàng tháng
B. Trong vòng 5 ngày đối với giải ngân tiền mặt và 10 ngày đối với giải ngân chuyển khoản kể từ thời điểm giải ngân
C. Trong vòng 10 ngày đối với giải ngân tiền mặt và 20 ngày đối với giải ngân chuyển khoản kể từ thời điểm giải ngân
D. Trong vòng 10 ngày đối với giải ngân tiền mặt và 30 ngày đối với giải ngân chuyển khoản kể từ thời điểm giải ngân
-
Câu 25:
Theo quy định về trình tự, thủ tục, thẩm quyền cấp tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp, đối với cho vay theo món/cho vay đầu tư dự án giải ngân 1 lần, bộ phận nào thực hiện lập đề xuất giải ngân hàng lập tờ trình duyệt giải ngân?
A. Bộ phận QLKH bắt buộc phải lập Đề xuất giải ngân
B. Bộ phận QLKH không lập Đề xuất giải ngân mà phải lập Tờ trình duyệt giải ngân
C. Bộ phận QLKH không lập Đề xuất giải ngân mà Bộ phận QTTD lập Tờ trình duyệt giải ngân
D. Bộ phận QLKH lập Đề xuất giải ngân chuyển sang Bộ phận QTTD lập Tờ trình duyệt giải ngân