510 câu hỏi trắc nghiệm ôn thi vào ngân hàng BIDV
510 câu hỏi trắc nghiệm ôn thi vào ngân hàng BIDV do tracnghiem.net sưu tầm, kèm đáp án chi tiết sẽ giúp bạn ôn tập và luyện thi một cách dễ dàng. Để ôn tập hiệu quả các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời các câu hỏi và xem lại đáp án và lời giải chi tiết. Sau đó các bạn hãy chọn mục "Thi thử" để hệ thống lại kiến thức đã ôn. Chúc các bạn thành công với bộ đề "Cực Hot" này nhé!
Chọn hình thức trắc nghiệm (25 câu/45 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được cấp tín dụng không có bảo đảm cho đối tượng nào?
A. Kế toán trưởng của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài
B. Công ty có con trai của Chủ tịch HĐQT góp 10% Vốn điều lệ
C. Tổ chức kiểm toán, kiểm toán viên đang kiểm toán tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài; thanh tra viên đang thanh tra tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài
D. Cổ đông lớn, cổ đông sáng lập
-
Câu 2:
Công ty cho thuê tài chính không được thực hiện giao dịch nào?
A. Nhận tiền gửi của cá nhân
B. Nhận tiền gửi của tổ chức
C. Cho vay bổ sung vốn lưu động đối với bên thuê tài chính
D. Cả 3 hoạt động trên
-
Câu 3:
Theo công văn 8166/CV-QLTD ngày 26/12/2013, v/v hướng dẫn cho vay bằng ngoại tệ đối với khách hàng là người cư trú, Chi nhánh được quyết định cho vay đối với khách hàng bằng ngoại tệ nào?
A. USD
B. CAD
C. JPY
D. Cả 3 loại trên
-
Câu 4:
Dự án đầu tư cảng biển nước sâu của Công ty A đã được Chi nhánh B cho vay tài trợ dự án với số tiền 300 tỷđ. Đến hết năm 2013, do tình hình kinh tế khó khăn, doanh nghiệp không có khả năng thanh toán nợ vay theo đúng kế hoạch với Ngân hàng, vì vậy đã có văn bản đề nghị được cơ cấu nợ. Sau khi xem xét Chi nhánh đánh giá DN có đủ điều kiện để BIDV xem xét cơ cấu nợ, đồng thời việc phán quyết cơ cấu nợ vượt thẩm quyền của Chi nhánh, vì vậy Chi nhánh đã gửi hồ sơ trình HSC phê duyệt. Đối với trường hợp này, Chi nhánh B phải gửi hồ sơ trình lên Bộ phận nào thuộc Hội sở chính để tiếp tục xử lý hồ sơ
A. Ban QLRRTD
B. Ban KHDN
C. Ban Phát triển sản phẩm bán buôn
D. Ban phát triển Ngân hàng bán lẻ
-
Câu 5:
Quyết định số: 081/QĐ-HĐQT ngày 15/ 01 /2014 của Hội đồng quản trị Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam quy định về thẩm quyền, trình tự, thủ tục cơ cấu lại thời hạn trả nợ, gia hạn bảo lãnh áp dụng tại BIDV không điều chỉnh đối với đối tượng nào sau đây: i. Khoản Đầu tư trái phiếu doanh nghiệp ii. Khoản vay theo kế hoạch, chỉ định của Nhà nước iii. Khoản cho vay đối với các Định chế tài chính đặc biệt (Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ Tài chính, Kho bạc Nhà nước, Bảo hiểm Xã hội Việt Nam,...). iv. Khoản nợ do BIDV mua lại từ Bên bán nợ
A. i, ii
B. ii, iv
C. i, iii
D. iii, iv
-
Câu 6:
Công ty B đã được BIDV HSC phê duyệt HMTD ngắn hạn năm 2013 là 250 tỷ đồng, thời hạn cho vay 12 tháng, thẩm quyền phê duyệt là PTGĐ quản lý rủi ro. Do hoạt động sản xuất kinh doanh khó khăn, khách hàng không trả được nợ nên tháng 3/2014 Chi nhánh đề nghị gia hạn thời hạn trả nợ thêm 36 tháng đối với toàn bộ dư nợ hiện tại là 50 tỷ đồng. Thẩm quyền phê duyệt cơ cấu thời hạn trả nợ đối với khách hàng thuộc cấp nào?
A. Tổng Giám đốc
B. Phó Tổng Giám đốc quản lý rủi ro
C. Lãnh đạo Ban Quản lý rủi ro tín dụng
D. Hội đồng tín dụng cơ sở
-
Câu 7:
Công ty A đã được Chi nhánh BIDV phê duyệt cho vay đối với Dự án X với thời gian cho vay là 48 tháng. Do Dự án đi vào hoạt động chậm so với kế hoạch, nên Tháng 4/2014, khách hàng đề nghị gia hạn thời gian trả nợ của Dự án thêm 24 tháng, tổng thời gian cho vay là 72 tháng. Thẩm quyền phê duyệt cơ cấu thời hạn trả nợ đối với khách hàng thuộc cấp nào?
A. Phó Tổng Giám đốc quản lý rủi ro
B. Lãnh đạo Ban Quản lý rủi ro tín dụng
C. Hội đồng tín dụng cơ sở
D. Giám đốc Chi nhánh
-
Câu 8:
Công ty B đã được Chi nhánh BIDV phê duyệt cho vay đối với Dự án Y với thời gian cho vay là 36 tháng. Do Dự án không đem lại hiệu quả như dự kiến, không có khả năng trả nợ đúng hạn vì vậy khách hàng đề nghị gia hạn thời gian trả nợ của Dự án thêm 36 tháng, tổng thời gian cho vay là 72 tháng. Thẩm quyền phê duyệt cơ cấu thời hạn trả nợ đối với khách hàng thuộc cấp nào?
A. Tổng Giám đốc
B. Phó Tổng Giám đốc quản lý rủi ro
C. Lãnh đạo Ban Quản lý rủi ro tín dụng
D. Hội đồng tín dụng cơ sở
-
Câu 9:
BIDV sở hữu 15% vốn cổ phần của Công ty Y. Năm 2011, BIDV cho vay đối với Công ty để đầu tư Dự án A với thời hạn cho vay 8 năm. Tuy nhiên do Dự án bị chậm tiến độ, nguồn thu của Dự án và các nguồn thu khác của Công ty không đủ trả nợ theo Hợp đồng tín dụng. Đến tháng 2/2014 Công ty đề nghị gia hạn thời hạn trả nợ của Dự án thêm 8 năm. BIDV đánh giá Công ty có khả năng trả nợ trong thời gian tới. Theo QĐ 81/QĐHĐQT ngày 15/1/2014, BIDV có được phép cơ cấu cho Công ty Y không?
A. BIDV được phép cơ cấu với thời hạn tối đa 8 năm
B. BIDV không được phép cơ cấu
C. BIDV không được phép cơ cấu khi được sự chấp thuận của Ngân hàng nhà nước
D. Được phép cơ cấu với thời gian ≥ 8 năm
-
Câu 10:
Các đối tượng nào không thuộc phạm vi điều chỉnh của Quyết định 081/QĐ-HĐQT V/v Ban hành Quy định về cơ cấu lại thời hạn trả nợ và gia hạn bảo lãnh
A. Bảo lãnh phát hành trái phiếu
B. Bảo lãnh vay vốn
C. Cho vay theo kế hoạch, chỉ định của Nhà nước
D. Cho vay tái cơ cấu tài chính
-
Câu 11:
Khái niệm "Khách hàng" quy định tại Quyết định 081/QĐ-HĐQT V/v Ban hành Quy định về cơ cấu lại thời hạn trả nợ và gia hạn bảo lãnh không bao gồm các đối tượng: i.Doanh nghiệp ii.Cá nhân iii.Định chế tài chính là tổ chức tín dụng iv.Định chế tài chính đặc biệt (Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ Tài chính, Kho bạc Nhà nước, Bảo hiểm Xã hội Việt Nam,...)
A. i, ii
B. ii, iv
C. i, iii
D. iii, iv
-
Câu 12:
Trường hợp hồ sơ cơ cấu lại thời hạn trả nợ thuộc thẩm quyền của Hội đồng quản trị, hình thức thực hiện thẩm quyền là:
A. Kết luận trên Biên bản của Hội đồng
B. Kết luận trên Biên bản của Hội đồng và Quyết định cơ cấu lại thời hạn trả nợ
C. Kết luận trên Quyết định cơ cấu lại thời hạn trả nợ
D. Kết luận trên Báo cáo thẩm định rủi ro cơ cấu lại thời hạn trả nợ và Quyết định cơ cấu lại thời hạn trả nợ
-
Câu 13:
Dự án đầu tư A được Giám đốc Chi nhánh phê duyệt cho vay trong thẩm quyền phán quyết với thời hạn cho vay 50 tháng, đối với dự án này, Chi nhánh được quyết định cơ cấu lại thời hạn trả nợ trong thời gian tối đa là bao nhiêu tháng
A. 24
B. 25
C. 30
D. 32
-
Câu 14:
Theo Quyết định 081/QĐ-HĐQT, trường hợp phê duyệt cơ cấu lại thời hạn trả nợ không phải qua Bộ phận quản lý rủi ro bao gồm: i.Cơ cấu lại thời hạn trả nợ các khoản vay khi duyệt cho vay tại Chi nhánh không qua Bộ phận quản lý rủi ro và thuộc thẩm quyền cơ cấu lại thời hạn trả nợ của Chi nhánh. ii.Cơ cấu lại thời hạn trả nợ các hợp đồng tín dụng cụ thể ký tại Chi nhánh và thuộc thẩm quyền cơ cấu lại thời hạn trả nợ của Chi nhánh. iii.Cơ cấu lại thời hạn trả nợ các Hợp đồng tín dụng cụ thể của khách hàng vay trực tiếp tại Trụ sở chính
A. i, ii
B. i, iii
C. ii,iii
D. i,ii,iii
-
Câu 15:
Theo Quyết định 081/QĐ-HĐQT, Trường hợp khoản cơ cấu lại thời hạn trả nợ do Hội đồng quản trị/Ủy ban Quản lý rủi ro/Hội đồng tín dụng trung ương phê duyệt, căn cứ nội dung phê duyệt của cấp có thẩm quyền, Ban QLRRTD soạn thảo gửi Chi nhánh/Ban KHDN:
A. Văn bản thông báo về việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ
B. Quyết định cơ cấu lại thời hạn trả nợ
C. Báo cáo đề xuất cơ cấu lại thời hạn trả nợ
D. Báo cáo thẩm định rủi ro cơ cấu lại thời hạn trả nợ và Quyết định cơ cấu lại thời hạn trả nợ
-
Câu 16:
Theo Quyết định 081/QĐ-HĐQT, Giám đốc Ban KHDN được phán quyết gia hạn đối với Giám đốc Ban KHDN được phán quyết gia hạn đối với các khoản bảo lãnh theo Hợp đồng bảo lãnh cụ thể do bộ phận tác nghiệp tại Trụ sở chính ký trừ các Hợp đồng bảo lãnh thuộc thẩm quyền PTGĐ PTTN ký nhưng tổng thời gian gia hạn của khoản bảo lãnh không quá:
A. Giám đốc Ban KHDN không được giao phán quyết gia hạn đối với các khoản bảo lãnh
B. 12 tháng
C. 36 tháng
D. 48 tháng
-
Câu 17:
Công ty A, được Chi nhánh cấp bảo lãnh thực hiện hợp đồng trong thẩm quyền phán quyết với thời hạn 24 tháng, do nhiều nguyên nhân khách quan, doanh nghiệp có văn bản đề nghị BIDV cơ cấu lại khoản bảo lãnh với thời hạn 36 tháng, vậy cấp thẩm quyền cao nhất có quyền phê duyệt đối với khoản bảo lãnh trên là cấp nào?
A. Hội đồng tín dụng trung ương/Tổng Giám đốc
B. PTGĐ QLRR
C. Giám đốc Ban QLRRTD
D. Chi nhánh
-
Câu 18:
Theo Quyết định 081/QĐ-HĐQT, Cấp có thẩm quyền phán quyết cơ cấu lại thời hạn trả nợ đối với các khoản nợ do BIDV mua lại từ Bên bán nợ là:
A. Cấp quyết định mua khoản nợ đó trong giới hạn thời gian được quy định
B. Cấp có thẩm quyền cấp tín dụng tương ứng số dư còn lại của khoản mua nợ
C. Tổng giám đốc
D. CT.HĐQT
-
Câu 19:
Theo Quyết định 081/QĐ-HĐQT, trách nhiệm của những cá nhân, đơn vị được phân cấp, uỷ quyền, ủy quyền thực hiện cơ cấu nợ là
A. Tôn trọng và thực hiện đúng, đầy đủ các nội dung và điều kiện phán quyết cơ cấu lại thời hạn trả nợ và gia hạn bảo lãnh theo quy định
B. Tuân thủ đúng, đầy đủ các nội dung và điều kiện phán quyết cơ cấu lại thời hạn trả nợ và gia hạn bảo lãnh theo quy định
C. Vận dụng linh hoạt các nội dung và điều kiện phán quyết cơ cấu lại thời hạn trả nợ và gia hạn bảo lãnh theo tình hình thực tế của khách hàng
D. Cả 3 đáp án A, B và C
-
Câu 20:
Theo Quyết định 081/QĐ-HĐQT, đối với hồ sơ cơ cấu nợ vượt thẩm quyền của Chi nhánh, tại Chi nhánh, hồ sơ này sẽ được xử lý tại các bộ phận: i.Bộ phận QLKH ii.Bộ phận QLRR iii.Bộ phận GDKH iv. Bộ phận QTTD
A. i,ii, iii, iv
B. i, ii
C. i, iii
D. i, iv
-
Câu 21:
Theo Quyết định 081/QĐ-HĐQT ngày 15/01/2014, Hội đồng tín dụng cơ sở có thẩm quyền cơ cấu nợ đối với các trường hợp nào?
A. Các khoản cho vay trung dài hạn do Giám Giám đốc Chi nhánh phê duyệt với tổng thời gian gia hạn của khoản vay bằng thời gian cho vay đã thỏa thuận trong Hợp đồng tín dụng và ≤ 42 tháng.
B. Gia hạn nợ các khoản cho vay mà Trụ sở chính ủy nhiệm Chi nhánh cho vay với thời gian gia hạn tối đa bằng ½ thời gian cho vay đã thỏa thuận trong Hợp đồng tín dụng và ≤ 36 tháng.
C. Các khoản cho vay trung dài hạn do Hội đồng tín dụng cơ sở phê duyệt với tổng thời gian gia hạn của khoản vay là 60 tháng.
D. Không có đáp án nào trong số các đáp án trên đúng.
-
Câu 22:
Tổng Giám đốc có thẩm quyền cơ cấu nợ đối với các trường hợp nào sau đây:
i. Khoản vay đầu tư Dự án đã được Hội đồng quản trị phê duyệt có số dư còn lại thuộc thẩm quyền phê duyệt tín dụng của Tổng Giám đốc.
ii. Các khoản cơ cấu lại thời hạn trả nợ vượt thẩm quyền thời gian cơ cấu lại thời hạn trả nợ của Phó Tổng Giám đốc quản lý rủi ro.
iii. Các khoản nợ BIDV mua từ bên bán nợ do Ủy ban quản lý rủi ro phê duyệt có số dư còn lại thuộc thẩm quyền phê duyệt tín dụng của Tổng Giám đốc.
iv. Các khoản vay ngắn hạn do Ủy ban quản lý rủi ro phê duyệt cho vay với thời gian cơ cấu nợ theo khả năng trả nợ của khách hàng.
Câu trả lời nào sau đây là đúng và đầy đủ nhất theo Quyết định 081/QĐ-HĐQT ngày 15/01/2014?
A. i, ii, iv
B. ii, iii
C. iii, iv
D. i, ii, iii, iv
-
Câu 23:
Theo Quyết định 081/QĐ-HĐQT ngày 15/01/2014, Phó Tổng Giám đốc quản lý rủi ro có thẩm quyền gia hạn nợ đối với khoản vay đầu tư Dự án với tổng thời gian gia hạn tối đa như thế nào?
A. 54 tháng
B. 60 tháng
C. 72 tháng
D. Theo khả năng trả nợ của khách hàng
-
Câu 24:
Công ty TNHH Thương mại dịch vụ Xuân Hà đã được Chi nhánh BIDV phê duyệt cho vay đối với Dự án mua máy móc thiết bị năm 2012 với số tiền là 9 tỷ đồng, thời gian cho vay 36 tháng. Do Công ty hoạt động sản xuất kinh doanh khó khăn đi vào hoạt động chậm so với kế hoạch, nên Tháng 4/2014, khách hàng đề nghị gia hạn thời gian trả nợ của Dự án thêm 24 tháng. Tổng giới hạn tín dụng của Công ty hiện nay là 3 tỷ đồng, chỉ có dư nợ của Dự án trên. Thẩm quyền phê duyệt cơ cấu thời hạn trả nợ đối với khách hàng thuộc cấp nào?
A. Phó Tổng Giám đốc quản lý rủi ro
B. Lãnh đạo Ban Quản lý rủi ro tín dụng
C. Hội đồng tín dụng cơ sở
D. Giám đốc Chi nhánh
-
Câu 25:
Công ty CP Đầu tư thương mại Hoàng Anh được Giám đốc Chi nhánh duyệt HMTD ngắn hạn là 30 tỷ đồng, thời hạn cho vay đối với mỗi hợp đồng tín dụng cụ thể là 09 tháng. Do hoạt động kinh doanh thua lỗ, Công ty không có khả năng trả nợ, vì vậy, Công ty đề nghị gia hạn thời hạn trả nợ đối với toàn bộ dư nợ ngắn hạn hạn mức hiện tại là 15 tỷ đồng (gia hạn lần đầu). Giám đốc Chi nhánh được phê duyệt gia hạn đối với Công ty như thế nào?
A. Không thuộc thẩm quyền GĐ Chi nhánh
B. Tối đa 06 tháng
C. Tối đa 09 tháng
D. Tối đa 12 tháng