525 câu trắc nghiệm môn Toán rời rạc
tracnghiem.net chia sẻ 525 câu trắc nghiệm môn Toán rời rạc (có đáp án) dành cho các bạn sinh viên chuyên ngành có thêm tư liệu học tập, ôn tập chuẩn bị cho kì thi kết thúc học phần sắp diễn ra. Nội dung gồm những vấn đề cơ bản nhất của toán học rời rạc lý thuyết tổ hợp, lý thuyết đồ thị, lý thuyết độ phức tạp, đại số Boole.,…Để việc ôn tập trở nên hiệu quả hơn, các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời lần lượt các câu hỏi cũng như so sánh đáp và lời giải chi tiết được đưa ra. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức mình đã ôn tập được nhé!
Chọn hình thức trắc nghiệm (30 câu/60 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Một học viên phải trả lời 8 trong số 10 câu hỏi cho một kỳ thi. Học viên này có bao nhiêu sự lựa chọn nếu học viên phải trả lời ít nhất 4 trong 5 câu hỏi đầu tiên?
A. 75
B. 35
C. 45
D. 30
-
Câu 2:
Có 12 học viên trong một lớp. Có bao nhiêu cách để 12 học viên có 3 bài kiểm tra khác nhau nếu 4 học viên có chung mỗi bài kiểm tra?
A. 34650
B. 220
C. 3465
D. 650
-
Câu 3:
Nếu G = (V,E) là một đồ thị vô hướng thì:
A. Số đỉnh bậc lẻ và số đỉnh bậc chẵn là một số chẵn
B. Số đỉnh bậc chẵn là một số chẵn
C. Số đỉnh bậc lẻ là một số chẵn
D. Số đỉnh bậc lẻ là một số lẻ
-
Câu 4:
Những đơn đồ thị vô hướng nào dưới đây tồn tại nếu bậc của các đỉnh lần lượt là:
A. 1, 4, 3, 2, 5, 6.
B. 2, 1, 5, 2, 3, 3.
C. 2, 4, 3, 4, 3, 2.
D. 1, 4, 3, 2, 2, 3.
-
Câu 5:
Đơn đồ thị vô hướng nào dưới đây tồn tại nếu bậc của các đỉnh lần lượt là:
A. 1, 2, 3, 4, 5.
B. 0, 1, 2, 2, 3.
C. 3, 4, 3, 4, 3.
D. 1, 2, 3, 4, 7.
-
Câu 6:
Đồ thị liên thông nào trong các đồ thị dưới đây là đồ thị Euler nếu số bậc của các đỉnh lần lượt là:
A. 2, 4, 1, 2, 6
B. 3, 4, 4, 2, 4
C. 1, 4, 2, 5, 2
D. 4, 4, 6, 5, 3
-
Câu 7:
Trong cách biểu diễn đồ thị bằng danh sách cạnh chúng ta lưu trữ:
A. Danh sách tất cả các cạnh.
B. Danh sách tất cả các đỉnh
C. Danh sách tất cả các cạnh và các đỉnh.
D. Không lưu trữ danh sách cạnh và đỉnh nào.
-
Câu 8:
Trong biểu diễn đồ thị bằng danh sách kề, mỗi danh sách kề chứa:
A. Các cạnh kề với một đỉnh.
B. Các đỉnh kề với một đỉnh.
C. Tất cả các đỉnh kề và cạnh kề với nó.
D. Các bậc của đỉnh kề với một đỉnh.
-
Câu 9:
Tổng tất cả các bậc trong một đồ thị vô hướng bằng:
A. Hai lần số cạnh.
B. Hai lần số đỉnh.
C. Trung bình cộng của số đỉnh và số cạnh.
D. Tổng của số đỉnh và số cạnh.
-
Câu 10:
Nếu bậc của mỗi đỉnh trong đồ thị đều chẵn thì:
A. Đồ thị là liên thông.
B. Đồ thị không liên thông.
C. Tính liên thông của đồ thị không xác định.
D. Đồ thị là liên thông mạnh
-
Câu 11:
Đồ thị dưới dạng ma trận kề:
\(\left[ {\begin{array}{*{20}{c}} 0&1&1&0&0\\ 1&0&0&1&1\\ 1&0&0&1&0\\ 0&1&1&0&1\\ 0&1&0&1&0 \end{array}} \right]\)
Là đồ thị:
A. Euler
B. Hamilton và Euler
C. Hamilton
D. Không liên thông
-
Câu 12:
Cho đồ thị vô hướng G = (V,E), khẳng định nào sau đây là đúng?
A. Thuật toán DFS(u) duyệt tất cả các đỉnh của đồ thị trong cùng thành phần liên thông với đỉnh u
B. Thuật toán DFS(u) luôn tìm ra được đường đi giữa hai đỉnh bất kì của đồ thị
C. Thuật toán DFS(u) duyệt tất cả các thành phần liên thông của đồ thị
D. Thuật toán DFS(u) duyệt tất cả các đỉnh của đồ thị mỗi đỉnh đúng một lần
-
Câu 13:
Cho đồ thị vô hướng G = (V,E), khẳng định nào dưới đây là đúng?
A. Thuật toán BFS(u) duyệt tất cả các thành phần liên thông của đồ thị
B. Thuật toán BFS(u) luôn tìm ra được đường đi giữa hai đỉnh bất kì của đồ thị
C. Thuật toán BFS(u) duyệt tất cả các đỉnh của đồ thị trong cùng thành phần liên thông với đỉnh u
D. Thuật toán BFS(u) duyệt tất cả các đỉnh của đồ thị mỗi đỉnh đúng một lần
-
Câu 14:
Đồ thị K4 có số đỉnh và số cạnh tương ứng là?
A. 4,6
B. 4,8
C. 5,8
D. 4,4
-
Câu 15:
Phát biểu nào sau đây là sai khi nói đến đồ thị phân đôi đầy đủ Km,n.
A. Có tập đỉnh được phân thành hai tập con tương ứng có m đỉnh và n đỉnh.
B. Có một cạnh giữa hai đỉnh nếu và chỉ nếu một đỉnh thuộc tập con này và đỉnh thứ hai thuộc tập con kia.
C. Có một cạnh giữa hai đỉnh nếu và chỉ nếu mỗi đỉnh đều thuộc vào hai tập đỉnh con.
D. Có m+n đỉnh, mn cạnh.
-
Câu 16:
Đồ thị có đường đi vô hướng Euler khi và chỉ khi:
A. Liên thông và có hai đỉnh bậc lẻ.
B. Không liên thông và có hai đỉnh bậc lẻ.
C. Liên thông và có một đỉnh bậc lẻ.
D. Không liên thông và không có đỉnh bậc lẻ.
-
Câu 17:
Đồ thị phân đôi đầy đủ Kn,m có số màu bằng:
A. 3
B. 4
C. 2
D. -2
-
Câu 18:
Đường đi Euler vô hướng trên một đồ thị có đỉnh đầu và đỉnh cuối:
A. Trùng nhau
B. Khác nhau
C. Có cùng bậc chẵn
D. Đỉnh đầu bậc chẵn đỉnh cuối bậc lẻ
-
Câu 19:
Nếu G là đồ thị Euler thì:
A. Không có đỉnh bậc chẵn
B. Không có đường đi Euler.
C. Không có chu trình Euler
D. Có chu trình Euler
-
Câu 20:
Số màu của đồ thị Cn (với n chẵn) là:
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
-
Câu 21:
Số màu của đồ thị Cn (với n lẻ) là:
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
-
Câu 22:
Chu trình Hamilton là:
A. Chu trình đi qua tất cả các đỉnh mỗi đỉnh đúng một lần trừ đỉnh bậc lẻ
B. Chu trình đi qua tất cả các đỉnh mỗi đỉnh đúng một lần trừ đỉnh bậc chẵn
C. Chu trình đi qua tất cả các đỉnh của đồ thị mỗi đỉnh đúng một lần
D. Chu trình đi qua tất cả các đỉnh của đồ thị mỗi đỉnh hơn một lần
-
Câu 23:
Đồ thị liên thông G có một đỉnh có bậc bằng một thì:
A. G có chu trình Hamilton
B. G có chu trình Euler
C. G không có chu trình Hamilton
D. G không có chu trình
-
Câu 24:
Khi xây dựng chu trình Hamilton, nếu lấy hai cạnh liên thuộc với một đỉnh đặt vào chu trình thì:
A. Có thể xóa tất cả các cạnh còn lại không liên thuộc với đỉnh đó.
B. Có thể xóa tất cả các cạnh còn lại liên thuộc với đỉnh đó.
C. Có thể xóa tất cả các cạnh còn lại của đồ thị.
D. Có thể lấy thêm các cạnh liên thuộc với đỉnh đó.
-
Câu 25:
Số màu trong đồ thị hình bánh xe Wn (với n chẵn) là:
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
-
Câu 26:
Số màu trong đồ thị hình bánh xe Wn (với n lẻ) là:
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
-
Câu 27:
Cho đơn đồ thị phẳng liên thông có số đỉnh bằng 6 và mỗi đỉnh đều bậc 4. Số miền trong biểu diễn phẳng của đồ thị là:
A. 5 miền
B. 6 miền
C. 7 miền
D. 8 miền
-
Câu 28:
Đồ thị nào trong các đồ thị không phẳng sau đây có tính chất: bỏ đi một đỉnh bất kỳ và các cạnh liên thuộc với nó tạo ra một đồ thị phẳng.
A. K5
B. K2
C. K6
D. K7
-
Câu 29:
Độ phức tạp của thật toán Floyd là:
A. O(n3 log2n)
B. O(n2)
C. O(n3)
D. O(n2 log2n)
-
Câu 30:
Thuật toán Dijkstra được áp dụng cho:
A. Đồ thị vô hướng hoặc có hướng có trọng số không âm.
B. Đồ thị liên thông có trọng số không âm
C. Đồ thị có hướng có trọng số không âm.
D. Đồ thị vô hướng hoặc có hướng không có chu trình âm