525 câu trắc nghiệm môn Toán rời rạc
tracnghiem.net chia sẻ 525 câu trắc nghiệm môn Toán rời rạc (có đáp án) dành cho các bạn sinh viên chuyên ngành có thêm tư liệu học tập, ôn tập chuẩn bị cho kì thi kết thúc học phần sắp diễn ra. Nội dung gồm những vấn đề cơ bản nhất của toán học rời rạc lý thuyết tổ hợp, lý thuyết đồ thị, lý thuyết độ phức tạp, đại số Boole.,…Để việc ôn tập trở nên hiệu quả hơn, các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời lần lượt các câu hỏi cũng như so sánh đáp và lời giải chi tiết được đưa ra. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức mình đã ôn tập được nhé!
Chọn hình thức trắc nghiệm (30 câu/60 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Xác định chân trị của biểu thức ( P → Q ) Λ ( Q → R ) và (P → R) khi P = Q = 1, R=0?
A. 1 và 1
B. 0 và 0
C. 1 và 0
D. 0 và 1
-
Câu 2:
Biết chân trị của mệnh đề P → Q là 0, thì chân trị của các mệnh đề P Λ Q và Q → P tương ứng là?
A. 0 và 1
B. 1 và 0
C. 0 và 0
D. 1 và 1
-
Câu 3:
Mệnh đề \(P \vee (P \wedge Q)\) tương đương logic với mệnh đề nào sau đây?
A. \(P \wedge Q\)
B. Q
C. \(P \vee Q\)
D. P
-
Câu 4:
Mệnh đề \(\overline Q \vee (P \wedge Q)\) tương đương logic với mệnh đề nào sau đây?
A. \(P \wedge Q\)
B. \(P \wedge \overline Q \)
C. \(P \vee \overline Q \)
D. \(\overline Q \)
-
Câu 5:
Mệnh đề P→Q tương đương logic với mệnh đề nào sau đây?
A. \(\overline P \to \overline Q \)
B. \(\overline Q \to \overline P \)
C. \(P \vee Q \)
D. \(P \vee \overline Q \)
-
Câu 6:
Phương pháp phản chứng là phương pháp?
A. Quy bài toán ban đầu về bài toán con đơn giản hơn
B. Giả sử điều cần chứng minh là sai để từ đó suy ra mâu thuẫn
C. Liệt kê tất cả các khả năng để từ đó đưa ra quyết định.
D. Biểu diễn nghiệm của bài toán bằng các dữ kiện ban đầu
-
Câu 7:
Quy tắc suy luận nào sau đây là Modus Tollens (Phủ định)?
A. \((P \wedge (P \to Q)) \to Q\)
B. \((\overline P \wedge (P \to Q)) \to Q\)
C. \((\overline Q \wedge (P \to Q)) \to \overline P \)
D. \((\overline P \wedge (P \to Q)) \to \overline Q \)
-
Câu 8:
Quy tắc suy luận nào sau đây là Modus Ponens (khẳng định)?
A. \((P \wedge (P \to Q)) \to Q\)
B. \((\overline P \wedge (P \to Q)) \to Q\)
C. \((\overline Q \wedge (P \to Q)) \to \overline P \)
D. \((\overline P \wedge (P \to Q)) \to \overline Q \)
-
Câu 9:
Quy tắc suy luận nào sau đây là quy tắc tam đoạn luận?
A. \((P \wedge (P \to Q)) \to Q\)
B. \(((P→Q)\vee(Q→R)) →(P→R) \)
C. \(((P→Q)\vee(Q→R)) →(Q→R)\)
D. \(((P→Q) \wedge (Q→R)) →(P→R)\)
-
Câu 10:
Qui tắc suy luận nào là cơ sở của suy diễn sau: "Nếu hôm nay trời mưa thì cô ta không đến, Nếu cô ta không đến thì ngày mai cô ta đến, Vậy thì, nếu hôm nay trời mưa thì ngày mai cô ta đến."
A. Modus Ponens (Khẳng định)
B. Modus Tollens (Phủ định)
C. Tam đoạn luận (Bắc cầu)
D. Từng trường hợp
-
Câu 11:
Có bao nhiêu trường hợp về chân trị của bộ biến mệnh đề (q1,q2,..,qn)?
A. 2n
B. 2n
C. 2n+1
D. 2n-1
-
Câu 12:
Bảng chân trị của biểu thức logic E(q1,q2,..,qn) là…?
A. Bảng liệt kê tất cả các giá trị của biểu thức E theo từng trường hợp về chân trị của bộ biến mệnh đề q1,q2,..,qn.
B. Bảng giá trị của biểu thức E
C. Bảng liệt kê các trường hợp của bộ biến mệnh đề q1,q2,..,qn
D. Bảng liệt kê các phép toán logic theo các trường hợp về chân trị của bộ biến mệnh đề.
-
Câu 13:
Quy tắc (luật )suy luận nào là cơ sở của suy diễn sau: Là phi công thì phải biết lái máy bay. An là phi công nên An biết lái máy bay
A. Luật cộng
B. Luật rút gọn
C. Luật khẳng định
D. Luât phủ định
-
Câu 14:
Quy tắc (luật )suy luận nào là cơ sở của suy diễn sau: Nếu là sinh viên CNTT của trường DHCN Việt Hung thì phải học Toán rời rạc. An không học Toán rời rạc nên An không phải là sinh viên CNTT của trường ĐHCN Việt Hung.
A. Luật khẳng định
B. Luật phủ định
C. Luật tam đoạn luận
D. Luật tam đoạn luận rời
-
Câu 15:
Quy tắc (luật )suy luận nào là cơ sở của suy diễn sau: Trường chất lượng cao thì có cán bộ giảng dạy giỏi. Trường có cán bộ giảng dạy giỏi thì có sinh viên giỏi. Vậy trường chất lượng cao thì có sinh viên giỏi.
A. Luật khẳng định
B. Luật phủ định
C. Luật tam đoạn luận
D. Luật tam đoạn luận rời
-
Câu 16:
Quy tắc (luật )suy luận nào là cơ sở của suy diễn sau: Được khen thưởng nếu học giỏi hoặc công tác tốt. An được khen thưởng, nhưng An không học giỏi nên An phải công tác tốt.
A. Luật khẳng định
B. Luật phủ định
C. Luật tam đoạn luận
D. Luật tam đoạn luận rời
-
Câu 17:
Hãy cho biết quy tắc (Luật) nào là cơ sở của mô hình suy diễn sau:
\(\frac{A}{{\therefore (A \vee B)}}\)
A. Luật rút gọn
B. Luật cộng
C. Luật khẳng định
D. Luật tam đoạn luận
-
Câu 18:
Hãy cho biết quy tắc (Luật) nào là cơ sở của mô hình suy diễn sau:
\(\frac{\begin{array}{l} A\\ B \end{array}}{{\therefore A}}\)
A. Luật rút gọn
B. Luật cộng
C. Luật khẳng định
D. Luật tam đoạn luận
-
Câu 19:
Hãy cho biết quy tắc (Luật) nào là cơ sở của mô hình suy diễn sau:
\(\frac{\begin{array}{l} A \to B\\ A \end{array}}{{\therefore B}}\)
A. Luật rút gọn
B. Luật cộng
C. Luật khẳng định
D. Luật tam đoạn luận
-
Câu 20:
Hãy cho biết quy tắc (Luật) nào là cơ sở của mô hình suy diễn sau:
\(\frac{\begin{array}{l} A \to B\\ \overline B \end{array}}{{\therefore \overline A }}\)
A. Luật khẳng định
B. Luật phủ định
C. Luật tam đoạn luận rời
D. Luật tam đoạn luận (bắc cầu)
-
Câu 21:
Hãy cho biết quy tắc (Luật) nào là cơ sở của mô hình suy diễn sau:
\(\frac{\begin{array}{l} A \vee B\\ \overline B \end{array}}{{\therefore A}}\)
A. Luật khẳng định
B. Luật phủ định
C. Luật tam đoạn luận rời
D. Luật tam đoạn luận (bắc cầu)
-
Câu 22:
Hãy cho biết quy tắc (Luật) nào là cơ sở của mô hình suy diễn sau:
\(\frac{\begin{array}{l} A \to B\\ B \to C \end{array}}{{\therefore A \to C}}\)
A. Luật khẳng định
B. Luật phủ định
C. Luật tam đoạn luận rời
D. Luật tam đoạn luận
-
Câu 23:
Hãy cho biết quy tắc (Luật) nào là cơ sở của mô hình suy diễn sau:
\(\frac{\begin{array}{l} A \to B\\ C \to B \end{array}}{{\therefore (A \vee C) \to B}}\)
A. Luật khẳng định
B. Luật từng trường hợp
C. Luật tam đoạn luận rời
D. Luật tam đoạn luận
-
Câu 24:
Quy tắc (luật )suy luận nào là cơ sở của suy diễn sau : Nếu An học giỏi thì An sẽ được khen thưởng. Và nếu An nhiệt tình tham gia các hoạt động Đoàn thì An cũng được khen thưởng. Vậy Nếu An học giỏi hoặc tham gia nhiệt tình các hoạt động Đoàn thì An sẽ được khen thưởng.
A. Luật khẳng định
B. Luật phủ định
C. Luật tam đoạn luận
D. Luật từng trường hợp
-
Câu 25:
Quy tắc (luật )suy luận nào là cơ sở của suy diễn sau : Nếu An học giỏi thì An sẽ tốt nghiệp loại A. Và nếu An tốt nghiệp loại A thì An sẽ có nhiều cơ hội tìm việc làm khi ra trường. Vậy nếu An học giỏi thì An sẽ có nhiều cơ hội tìm việc làm khi ra trường.
A. Luật khẳng định
B. Luật phủ định
C. Luật tam đoạn luận
D. Luật từng trường hợp
-
Câu 26:
Luật nào sau đây là luật kéo theo?
A. \(p \to q \Leftrightarrow \overline p \vee q\)
B. \(p \to q \Leftrightarrow \overline p \wedge q\)
C. \(p \to q \Leftrightarrow p \vee q\)
D. \(p \to q \Leftrightarrow p \wedge q\)
-
Câu 27:
Xác định chân trị của biểu thức (\(\neg \)X→Y ) \(\vee \) (\(\neg \)Y → Z ) và (X →Z) khi X =Y=Z=0?
A. 1 và 1
B. 0 và 0
C. 1 và 0
D. 0 và 1
-
Câu 28:
Xác định chân trị của biểu thức ( X→Y ) \(\vee \) ( Y → Z ) và (X →Z) khi X = Y=Z=0?
A. 1 và 1
B. 0 và 0
C. 1 và 0
D. 0 và 1
-
Câu 29:
Xác định chân trị của biểu thức (\(\neg \)X→Y ) \( \vee \) (\(\neg \)Y → Z ) và (\(\neg \) X →Z) khi X = Y=Z=1?
A. 1 và 1
B. 0 và 0
C. 1 và 0
D. 0 và 1
-
Câu 30:
Xác định chân trị của biểu thức (\(\neg \)X→ \(\neg \)Y ) v (\(\neg \)Y → \(\neg \)Z ) và (\(\neg \)X → \(\neg \)Z) khi X = Y=0, Z= 1?
A. 1 và 1
B. 0 và 0
C. 1 và 0
D. 0 và 1